Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng phù hợp

Một phần của tài liệu Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần (Trang 69 - 72)

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NH TMCP Á CHÂU

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại ACB

3.3.1 Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng phù hợp

Ngoài việc tuân thủ các quy định chung đối với các khoản vay của Ngân hàng Nhà nước, chính sách tín dụng cần phải xây dựng dựa trên các định hướng cụ thể sau:

3.3.1.1 Chính sách khách hàng

Xây dựng chính sách khách hàng đặc biệt là chính sách khách hàng doanh nghiệp trên cơ sở phân loại khách hàng để ngân hàng có chính sách cụ thể áp dụng với

từng khách hàng theo hướng ưu đãi đối với khách hàng được xếp hạng chất lượng cao và ngược lại, có thể sử dụng một số biện pháp sau:

Chuyển đổi cơ cấu khách hàng theo hướng ưu đãi đối với những khách hàng có chất lượng tốt. Phân loại khách hàng dựa trên các tiêu chí như tiền gửi thanh toán, chất lượng tín dụng, thu nhập mang lại cho khách hàng, tài sản đảm bảo để áp dụng giá vốn phù hợp trong quá trình cho vay, huy động và những chính sách ưu đãi phù hợp với nhóm khách hàng đã phân loại.

Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của từng nhóm khách hàng để biết được nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng nhằm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nhằm có những mối quan hệ tốt đẹp và hữu ích cho ngân hàng.

Xây dựng chính sách giá khép kín, đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ của ACB nhằm một mặt để bán chéo sản phẩm, mặt khác để giữ chân khách hàng, hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác và bị lôi kéo.

Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng nhằm thu hút và sử dụng vốn của ngân hàng như: thủ tục gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng hợp lý và hiệu quả, phong cách và thái độ phục vụ tốt làm vừa lòng khách hàng, không gian và địa điểm giao dịch thuận tiện.

3.3.1.2 Xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay hợp phù hợp từng thời kỳ Để giải quyết vấn đề này, ACB cần thực hiện những biện pháp cụ thể nhằm:

Tập trung tài trợ những nhóm ngành kinh doanh được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và bản thân ngành có nhiều lợi thế như xuất khẩu gạo, dệt may, da giày, thực phẩm.

Tập trung các loại hình tín dụng ngắn hạn, đặc biệt là tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, bao thanh toán bên mua, . . .

Cụ thể hóa tiêu chí phân nhóm khách hàng nhằm tuyển chọn các khách hàng thực sự tốt, có uy tín trả nợ để cho vay, tránh tình trạng cấp tín dụng chạy theo chỉ tiêu.

Nghiêm khắc với tiêu cực tín dụng, gây rủi ro cho ngân hàng khi cho vay. Tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng cả về trình độ chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp.

3.3.1.3 Chính sách sản phẩm tín dụng

Cung cấp các gói sản phẩm có tính lien kết cao, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, lựa chọn và áp dụng các sản phẩm tín dụng ít rủi ro (tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng theo phương thức L/C, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức L/C, bao thanh toán, mở L/C, . . .).

3.3.1.4 Chính sách tài sản đảm bảo

Cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo như : việc xác định giá lý tài sản đảm bảo cần khách quan, trung thực và có tính hợp lý, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại.

Phòng thẩm định tài sản cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản. Và tùy theo từng loại tài sản để có quy định cụ thể thời gian định giá lại tài sản đảm bảo.

Thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá.

Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp với các biện pháp bảo hiểm tài sản mà người thụ hưởng là ngân hàng.

3.3.1.5 Chính sách lãi suất, phí

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khi lãi suất được kiểm soát của NHNN, nên xây dựng chính sách lãi suất dựa vào uy tín trả nợ của khách hàng, tính khả thi của phương án kinh doanh. Trên cơ sở đó, có chính sách ưu đãi lãi suất/phí cho những khách hàng có tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, doanh số giao dịch tài khoản qua ACB cao, sử dụng nhiều dịch vụ của ACB, uy tín trả nợ tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, khách hàng tiềm năng của ACB.

Mở rộng hơn nữa thẩm quyền giảm lãi suất của Giám đốc chi nhánh, Giám đốc Khối/Hội đồng tín dụng để chi nhánh thuận tiện trong việc tiếp thị khách hàng, tránh trường hợp bỏ sót những khách hàng tốt. Ngược lại, đối với những món vay nhỏ, tài sản đảm bảo có tính thanh khoản không cao, ít giao dịch tài khoản và sử dụng dịch vụ của ACB, khoản vay tín chấp thì áp dụng mức lãi suất cao để bù đắp

được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)