Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần (Trang 83 - 88)

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NH TMCP Á CHÂU

3.6 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Chính phủ cần sớm hoàn thiện và ban hành “Chiến lược hỗ trợ và phát triển DNVVN giai đoạn 2011-2015” nhằm có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời trợ giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.

Hoàn thiện môi trường pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo và phù hợp với chuẩn mực quốc tế để tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ hóa đơn để giúp các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác cho báo cáo tài chính doanh nghiệp tạo điều kiện giám sát, đánh giá đúng hoạt động DNVVN nhất là tình hình tài chính, giúp ngân hàng đề xuất cho vay hợp lý hơn.

Trong tiến trình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, đề nghị Chính phủ có chỉ đạo hoặc quy định nhằm hạn chế tình trạng sáp nhập các doanh nghiệp có tình hình

tài chính yếu, thua lỗ vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các DNNN trong quan hệ vay vốn và trả nợ vay ngân hàng.

Chính phủ cần phối hợp, chỉ đạo các cơ quan thực thi pháp luật : tòa án, thi hành án, bộ ngành, cơ quan địa phương tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ quá trình thực hiện các biện pháp xử lý nợ tồn đọng cho ngân hàng.

Cần minh bạch thị trường thông tin về tình hình kinh tế xã hội, cần xây dựng kho dữ liệu quốc gia theo từng bộ ngành về tốc độ tăng trưởng của ngành và lĩnh vực, khu vực để các TCTD có điều kiện sử dụng trong việc đánh giá khách hàng, nhất là phải xây dựng được kho dữ liệu về các chỉ tiêu tài chính trung bình theo từng ngành nghề và theo từng quy mô doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Trên cơ sở định hướng chung về phát triển DNVVN của Chính phủ, hỗ trợ tín dụng DNVVN của ngành ngân hàng, mục tiêu chiến lược của ACB đối với Khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015, thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại ACB và kinh nghiệm làm việc cá nhân. Chương 3 đã trình bày một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhấn mạnh các giải pháp theo các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro của hiệp ước Basel II nhằm hỗ trợ các DNVVN giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ở môi trường toàn cầu hóa như hiện nay, tạo động lực cho các DNVVN phát triển. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, ngày càng hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo an toàn tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng là rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vì tín dụng vẫn là hoạt động chủ đạo tại các NHTM, tạo ra phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất lớn nếu ngân hàng quản lý tín dụng yếu kém, ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro dẫn đến nguy cơ thua lỗ, phá sản và làm cho sự an toàn của hệ thống ngân hàng sụp đỗ do tác động mang tính dây chuyền.

Khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ là những minh chứng rõ nét.

Vì vậy, cùng với những thời cơ và thách thức trong họat động ngân hàng, nhất là diễn biến phức tạp từ sau khủng hoảng tín dụng và kinh tế thế giới, vấn đề nâng cao rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng của các NHTM đang và ngày càng trở nên cấp thiết.

NHTMCP Á Châu trong thời gian qua đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, tất cả chỉ trong giai đoạn khởi đầu và hậu quả của rủi ro tín dụng vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trên cơ sở đó, l ậ n v ă n đ ã tr ì nh b à y s ơ l ư ợc l ý l uậ n ch u n g v ề r ủ i r o tín dụng và quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng chủ đạo là các DNVVN tại ACB. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhấn mạnh các giải pháp theo các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro của hiệp ước Basel II nhằm hỗ trợ các DNVVN giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tạo động lực cho các DNVVN phát triển. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, ngày càng hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo an toàn tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.

Với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như kinh nghiệm trong thực tế, với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Hoàng Ngân, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu trong giai đoạn hiện nay.

Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất m o n g nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, các anh chị và các bạn để luận văn ngày càng được hoàn thiện.

Chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011. Dự thảo Kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011-2015. Hà Nội, tháng 10 năm 2011.

2. Dương Thị Bình Minh (2007), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống Kê.

3. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê.

4. Lý Bá Tửu, 2005. Phòng chống rủi ro tín dụng – Kinh nghiệm của của các ngân hàng Thái Lan. Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề năm 2005, trang 65 – 60.

5. Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN ban hành. Hà nội, tháng 04 năm 2005.

6. Ngân hàng Nhà nước, 2007. Nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN, Quyết định số 18/2007/Q Đ – NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN. Hà nội, tháng 04 năm 2007.

7. Ngân hàng TM CP Á Châu, Ban Chính sách và quản lý tín dụng, 2011. Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng ban hành theo công văn số 1017/NVCV-BCS&QLTD.11 ngày 31/08/2011. TP.HCM, tháng 08 năm 2011.

8. Ngân hàng TM CP Á Châu, Khối Khách hàng doanh nghiệp, 2007. Hướng dẫn cho vay đối với Chương trình bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN tại TPHCM - SMEHG ban hành theo Quyết định số 778/NVQĐ-KDN.12 ngày 11/12/2007.

TP.HCM, tháng 12 năm 2007.

9. Ngân hàng TM CP Á Châu, Khối Khách hàng doanh nghiệp, 2010. Hướng dẫn chương trình cho vay cho vay dự án tài trợ DNVVN - SMEFP ban hành theo Quyết định số 912/NVQĐ-KDN.10 ngày 17/09/2010. TP.HCM, tháng 09 năm 2010.

10. Ngân hàng TM CP Á Châu, Khối Khách hàng doanh nghiệp, 2011. Hướng dẫn

Một phần của tài liệu Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)