Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần (Trang 72 - 75)

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NH TMCP Á CHÂU

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại ACB

3.3.2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Quy trình cho vay đang áp dụng tại ACB được xây dựng khá khoa học. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hơn nữa, ngân hàng nên thực hiện chặt chẽ hơn các nội dung sau:

3.3.2.1 Tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng

Vì nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp có thể tính chính xác không cao, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý khai báo thông tin không đúng sự thật hoặc che dấu sự thật, ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng ví dụ như cơ quan thuế để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, khách hàng vay và một số đối tượng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để đảm bảo tính xác thực của thông tin.

3.3.2.2 Nâng cao hiệu quả thẩm định hồ sơ vay vốn và tính toán khả năng trả nợ của khách hàng

Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng phải đặt mục tiêu an toàn lên trên hết, có những đề xuất nhằm giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng.

Thẩm định chính xác tính khả thi của phương án kinh doanh, đối với những phương án không hợp lý, không rõ ràng nên từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu.

Khi thẩm định định hồ sơ của khách hàng vay cần phải xem xét vốn tự có của khách hàng, tỷ lệ tham gia vốn tự có và phải chứng minh được nguồn vốn tự có bằng chứng từ và tính hợp lý của chứng từ này. Ngoài ra phải chứng minh được nguồn trả nợ của khách hàng đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ tại ACB và các TCTD khác (nếu có). Khi tính nguồn trả nợ, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lợi của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, không

nên đưa những nguồn thu nhập bất thường vào. Đồng thời cần đánh giá thêm thông tin ngành, rủi ro kinh tế, điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng vay để dự đoán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Đối với những khoản vay có giá lý lớn, phức tạp chi nhánh nên đề nghị có sự phối hợp của Trung tâm tín dụng để hỗ trợ chi nhánh trong quá trình thẩm định – phân tích hiệu quả dự án – tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, để phân tích chính xác tính khả thi và khả năng trả nợ của khách hàng trước khi quyết định cho vay.

3.3.2.3 Nâng cao hiệu quả thẩm định tài sản đảm bảo

Ngoài việc thực hiện đúng theo chính sách về tài sản đảm bảo thì việc định giá phải chính xác, không quá nhỏ để khách hàng duy trì tín dụng với ACB, không quá lớn để gây rủi ro khi xử lý đồng thời chú trọng đến việc soạn thảo, ký kết và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo trước khi cho vay, cam kết thế chấp phần diện tích không hợp lệ (nếu có), ký hợp đồng khung toàn bộ tài sản đảm bảo (nếu khách hàng dùng nhiều tài sản đảm bảo cho khoản vay), … và đề nghị mua bảo hiểm nếu tài sản thế chấp thuộc diện mua bảo hiểm.

Cần xem xét kỹ các nội dung trong hợp đồng thế chấp vì đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, là nguồn trả nợ thứ cấp nếu khách hàng mất khả năng chi trả như :

Tình trạng pháp lý của tài sản: hợp pháp, không bị tranh chấp, không nằm trong khu vực bị giải tỏa, . . . .

Phải có nguồn thông tin tham khảo rõ ràng về giá lý, định giá phải chính xác, an toàn, đảm bảo tính khách quan.

Xem xét các yếu tố về điều kiện an toàn (phòng cháy, chống trộm cắp, điều kiện an toàn), có cần mua bảo hiểm hay không.

Việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giao hẳn cho Phòng thẩm định tài sản thực hiện, tránh tình trạng để nhân viên tín dụng thực hiện như trước đây vì thực tế một số nhân viên tín dụng không thực hiện việc kiểm tra tài sản thực tế mà chỉ phỏng vấn khách hàng qua điện thoại hoặc tự ước tính rồi ghi vào phiếu định giá, dễ gây rủi ro

cho ngân hàng khi khách hàng cố tình lừa đảo.

3.3.2.4 Giai đoạn quyết định cho vay

Cần phải chuẩn hóa cán bộ phê duyệt bằng cách tổ chức các đợt thi tuyển với các tiêu chuẩn cụ thể để bổ nhiệm các chức danh phù hợp. Đối với những cán bộ phê duyệt các hồ sơ mắc nhiều lỗi, hoặc nợ quá hạn cao nên có hình thức xử lý như giảm thẩm quyền phê duyệt theo hạn mức hoặc luân chuyển công việc phù hợp hơn.

Đối với các hồ sơ lớn, độ phức tạp và rủi ro cao, cấp phê duyệt nên có thời gian nghiên cứu hồ sơ, đưa ra trong phiên họp HĐTD toàn thể nhằm lấy ý kiến số đông mới ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Với những hồ sơ đồng ý cho vay, cần đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngay từ đầu bằng cách đưa ra các điều kiện trước và sau giải ngân hợp lý, khả thi và hiệu quả. Tránh trường hợp ra phúc đáp tín dụng không rõ ràng, gây khó hiểu hoặc nhầm cho nhân viên khi tác nghiệp.

3.3.2.5 Tăng cường kiểm tra và giám sát sau vay

Việc kiểm tra và giám sát sau vay nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề, những khoản vay có nhiều khả năng không thu hồi được là biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. Việc giám sát nên được phối hợp cùng lúc cả hai phòng QHKH và QLRR, cụ thể :

Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Nêu rõ nguyên nhân gây ra sai lệch.

Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và tăng cường sử dụng các dịch vụ tại ACB, qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế

chấp tại thời điểm kiểm tra.

Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng.

Nâng cấp hệ thống quản lý, theo dõi khách hàng qua hệ thống TCBS, CLMS và hướng dẫn nhân viên sử dụng để nhằm quản lý thông tin khách hàng vay một cách kịp thời, liên tục và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)