Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Kinh tế ở huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 28 - 31)

Chương 1: CƠ SỞ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THỦY NGUYÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1.3. Cơ sở hạ tầng

Bốn yếu tố của cơ sở hạ tầng là “Điện - Đường- Trường- Trạm” được chính quyền Thành Phố Hải Phòng và Ủy ban nhân dân huyện Thủy nguyên chú trọng xây dựng cho huyện Thủy Nguyên. Ngoài ra còn có các yếu tố khác tạo nên sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển như hệ thống chợ, trung tâm mua sắm…

Do bao quanh địa bàn huyện là các con sông như Sông Đá Bạc - Bạch Đằng, sông bắt nguồn từ Mạo Khê, Đông Triều (Quảng Ninh) đổ ra biển tại cửa Nam Triệu.

Sông có bề rộng tăng dần về phía biển, chỗ rộng nhất là 1.000 m, chỗ hẹp nhất là 100

m, chiều rộng trung bình là 300 m; Sông Cấm - sông Kinh Thầy, sông nối liền giữa sông Kinh Môn và biển, khi đến cống Hạ Đoạn (quận Hải An) có một nhánh chảy vào sông Bạch Đằng; sông có chiều rộng trung bình 550m; Sông Giá: là nhánh của sông Kinh Thầy, bắt đầu từ cống Phi Liệt kết thúc tại cống Minh Đức là sông thiên nhiên, sông đó được chống thâm nhập mặn bằng đập Minh Đức. Hệ thống sông Hòn Ngọc (bao gồm: sông Hòn Ngọc, sông Sau, sông Trịnh). Hiện tại sông Giá hoạt động như hồ chứa nước, có các cống thoát nước và đầu mối cung cấp nguồn, do vậy sông Giá còn có tên gọi là hồ Đà Nẵng, hay hồ sông Giá. Đây là nguồn nước ngọt cho cho các nhà máy nước phục vụ nước sinh hoạt các xã phía Nam huyện.

Cùng với hệ thống các con sông lớn là hệ thống kênh cấp I, II: kênh Đầm 3 xã, kênh Phiến Bạt, kênh Thủy Triều, kênh Thủy Đường, kênh Chu, kênh Trung Hà. Các công trình thủy lợi được xây dựng để phục vụ cho tưới tiêu đồng ruộng được xây khắp các xã của huyệnThủy Nguyên: Công trình đầu mối cống tưới chính: cống An Sơn 1; cống An Sơn 2; cống Phi Liệt; cống Ngọc Khê; cống Cao Kênh; cống Phù Ninh. Các cấp chính quyền của huyện cũng quan tâm đến việc xây dựng hệ thống các con đê để ngăn nước mặn vào đồng ruộng, tránh thiên tai... như đê tả sông Cấm, đê hữu sông Đá Bạc, đê tả sông Thải, đê hữu sông Bạch Đằng, đê hữu sông Kinh Thầy.

Hầu hết các công trình trong hệ thống thuỷ lợi huyện Thuỷ Nguyên được bố trí hợp lý, phù hợp với từng vùng sản xuất

Đây là nguồn nước cho các nhà máy nước phục vụ nước sinh hoạt các xã phía Nam huyện.

Kết cấu hạ tầng trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước, bưu chính - viễn thông,... có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của các hoạt động kinh tế, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất. . Hệ thống giao thông vận tải phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, công tác quản lý phương tiện, giải toả hành lang an toàn giao thông được tăng cường, thường xuyên thực hiện chế độ duy tu, sửa chữa hệ thống đường sá, xây dựng cầu cống, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Bính, cầu Kiền, cầu Đá Bạc, cầu Bạch Đằng, cầu Lại Xuân…Đó là những cây cầu nối liền Thủy Nguyên với các vùng trọng điểm kinh tế nội thành Hải

Phòng, Quảng Ninh, thay thế cho các cây cầu cũ, những chiếc phà cũ, tạo thuận lợi cho việc đi lại vad vận chuyển của nhân dân.

Ngoài ra, huyện còn tiến hành xây dựng 2 nhà máy nước loại nhỏ ở xã Tân Dương, Lập Lễ, hệ thống cấp nước ở Lại Xuân, xây dựng 60 bể xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. Riêng thị trấn Minh Đức có công trình nhà máy nước do Phần Lan đầu tư, với công suất lớn, cung cấp cho cả khu vực Minh Đức và 6 xã lân cận.Trong công cuộc CNH, HĐH, sự phát triển của các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện, nước và thoát nước, trong việc đưa thiết bị, công nghệ, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền, làm tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đến nay, huyện Thuỷ Nguyên đã cơ bản hoàn thành việc bàn giao lưới điện trung áp ở các xã, thị trấn, đưa vào sử dụng 5 công trình bằng nguồn vốn phụ thu và một phần đóng góp của nhân dân trị giá 644 triệu đồng. Bên cạnh đó, ngành Bưu điện Thuỷ Nguyên cũng đạt được nhiều bước tiến vượt bậc.

Ngoài ra lĩnh vực giáo dục và y tế cũng được quan tâm đầu tư, nhằm nâng cao trình độ văn hóa, trình độ lao động và sức khỏe cho nhân dân. Đến năm 2007, tất cả các xã thị trấn của huyện đều đạt chuẩn quốc gia về y tế, trong 8 (từ năm 2008 đến năm 2016) trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác y tế, dân số và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được quan tâm, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.

Đến nay, huyện đã hoàn thành chương trình đưa bác sỹ về cơ sở, sửa chữa các trạm y tế xã, đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh.

Đặc biệt, công tác giáo dục chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm thường xuyên bằng hành động thiết thực như duy trì tốt hoạt động giảng dạy ở các lớp học tình thương, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoà nhập cộng đồng. Cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục như xây dựng 37 trường tiểu học, 37 trường THCS, nhiều trường hoàn thiện để đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp hết cấp và chuyển cấp đạt khá cao so với các huyện trong thành phố. Hệ thống trường THPT (cấp III) trên địa bàn huyện tương đối nhiều, 9 trường cả chính qui, dân lập, bán công, trung tâm giáo dục thường xuyên…

Hệ thống chợ làng, chợ huyện được xây dựng khắp nơi, chợ có ở 37 xã và thị trấn. Trong huyện có chợ Núi Đèo - chợ trung tâm của huyện Thủy Nguyên, được xây dựng mới từ năm 2004, chợ có diện tích 20 ha, chia làm nhiều khu vực mua sắm,

với sự đa dạng của các mặt hàng. Ngoài chợ trên dịa bàn huyện còn có các trung tâm mua sắm như các siêu thị mini: siêu thị G7, siêu thị G mart. Một trung tâm mua sắm lớn của tập đoàn kinh tế được đầu tư trên địa bàn Thủy Nguyên là trung tâm mua sắm LANCHI. Các chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm ra đời đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân, thúc đẩy ngành thương mại và dịch vụ phát triển.

Hệ thống khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VISIP được huyện chú trọng với diện tích 1.566 ha thuộc địa bàn 8 xã An lư, Dương Quan, Lập Lễ, Thủy Triều, Trung Hà, Thủy Đường, Tân Dương, Thủy Sơn, đây là dự án lớn 100 triệu đô la. Dự án xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến đường Máng nước từ chân cầu Bính nối với đường 359 tại thị trấn Núi Đèo, có mức đầu tư 420 tỉ đồng, liên quan đến 5 xã Tân Dương, Dương Quan, Thủy Đường, Thủy Sơn, Núi Đèo, dự án này góp phần nâng cao năng lực vận tải hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp xử lý rác thải rắn ở Gia Minh, vận hành theo công nghệ Nhật Bản, giúp cải thiện công tác thu gom, xử lý rác thải, chất thải rắn.

Một phần của tài liệu Kinh tế ở huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w