Làm biến đổi cơ cấu lao động, nâng cao trình độ lao động

Một phần của tài liệu Kinh tế ở huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 88 - 92)

Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẾN ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN

3.1. Tác động tích cực

3.1.2. Làm biến đổi cơ cấu lao động, nâng cao trình độ lao động

Huyện Thủy Nguyên đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH là chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động cùng với công nghệ cao, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Trên toàn huyện Thủy Nguyên có 12000 đơn vị

kinh tế, hành chính sự nghiệp, tôn giáo tín ngưỡng đã thu hút một lực lượng lao động lớn chiếm 72% số lao động cả huyện. Từ kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và tỷ trọng cơ cấu các ngành trong nền kinh tế chung của huyện đã cho thấy, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm.Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển dịch ngày càng tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành Nông nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần. Tuy nhiên trình độ của lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn rất thấp. Do đó, dù thiếu việc làm nhưng họ vẫn không có năng lực chuyển đổi sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đặt ra yêu cầu cần đầu tư bồi dưỡng trình độ cho lao động trẻ ở các vùng nông thôn.

Trong ngành công nghiệp, xây dựng thì lực lượng lao động được chuyển dịch từ nông thôn, những hộ nông dân nhàn rỗi hoặc phần lớn là lực lượng lao động trẻ có trình độ chuyên môn hoặc không có trình độ chuyên môn, chưa có việc làm từ những vùng nông thôn,. Lực lượng này chiếm lực lượng lớn tập trung trong các nhà máy xí nghiệp trên địa bàn. Trong cơ cấu lao động thay đổi trong công nghiệp phải kể đến việc lực lượng lao động người nước ngoài vào lao động trong các nhà máy xí nghiệp trên địa bàn huyện gồm người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo…tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp VISIP. Ngoài ra lực lượng người Việt trong các nhà máy xí nghiệp cũng có sự phân hóa, lực lượng làm trên các văn phòng của các nhà máy- đây là lực lượng có trình độ chuyên môn, quản lý (chất lượng cao), còn bộ phận lao động trực tiếp ở các dây chuyền sản xuất - bộ phận này không đòi hỏi chất lượng trình độ. Tuy nhiên thực tế trong số lao động ở các dây chuyền sản xuất của các nhà máy có trình độ chuyên môn ở cấp Đại học, do ngoại ngữ hạn chế nên họ không thi vào được các vị trí văn phòng. Các Công nghiệp việc thu hút lực

lượng lao động không đồng đều, có những nhà máy lớn thu hút 1000 đến 1200 lao động, nhưng cũng có nhà máy chỉ thu hút 300 đến 500 lao động.

Quá trình phát triển các ngành kinh tế của huyện Thủy Nguyên đã đưa đời sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát triển theo hướng tích cực. Lực lượng công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) của huyện ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thu nhập, đời sống của CNVCLĐ khá ổn định. Đa số CNVCLĐ đều được thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, được quan tâm chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp.

Giai cấp nông dân chiếm tỷ lệ 79,04% dân số toàn huyện (năm 1991) đã giảm dần còn 42,02 % (năm 2015). Nông dân đã có những thay đổi về nhận thức và tư duy trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và tham gia đóng góp vào quá trình phát triển KT- XH của địa phương. Họ đã nỗ lực và đạt nhiều kết quả trong sản xuất nông nghiệp, đang mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo và phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới.Ngoài ra nông dân của huyện còn làm kinh tế theo hướng thời vụ (nông nhàn làm thêm nghề thủ công, buôn bán hoặc công nhân thời vụ).

Đến nay, toàn huyện có 100% xóm, xã có tổ chức Hội Nông dân. Các hội viên Hội Nông dân đã và đang được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước về vay vốn phát triển sản xuất, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất,… để có kiến thức phát triển kinh tế gia đình có hiệu quả. Song song với sự phát triển về chất và lượng của giai cấp công nhân, nông dân là sự lớn mạnh của đội ngũ trí thức cả về số lượng và vai trò, sức ảnh hưởng. Năm 2011, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức công tác ở khối chính quyền, trong đó đội ngũ trí thức chiếm 50%.

Lực lượng này luôn cố gắng, nỗ lực, từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn và đạt nhiều thành tích tốt trên các lĩnh vực công tác, góp phần tích cực vào việc tổ chức tuyên truyền, vận động, cổ vũ các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ,

mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, từng bước giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng với tốc độ nhanh, đó sẽ là những “cú hích” tiếp tục tác động tích cực đến quá trình phát triển, nâng cao đời sống người dân địa phương trong thời gian tới. Hàng năm giải quyết việc làm cho từ 7500 đến 9000 lao động từ các chương trình vay vốn, tạo việc làm từ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Nguồn thu ngân sách cũng tăng theo sự phát triển kinh tế chung của toàn huyện.

Khối doanh nghiệp đang thu hút lực lượng lao động lớn 40.000 lao động chiếm 36% số lao động toàn huyện. Khối thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn thu hút 48.000 lao động, chiếm 42% số lao động toàn huyện. Còn khối hành chính sự nghiệp giảm đơn vị, đi liền là giảm lực lượng lao động trong khối, lực lượng dư thừa này chuyển sang khối doanh nghiêp. Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số lao động có việc làm thì có tới 0,61% là lãnh đạo cao cấp và lãnh đạo các đơn vị, 6,76 % là những nhà chuyên môn bậc cao và bậc trung, nhân viên dịch vụ và bán hàng chiếm tỷ lệ cao 14,26%, còn lao động thủ công cũng giảm dần còn 16,03 %. Lao động giản đơn có số lượng đông nhất là 38,04%, tập trung chủ yếu chưa qua đào tạo chuyên môn kĩ thuât ở các trường trung cấp và cao đẳng mà mới chỉ hết phổ thông Trung học.

Lực lượng lao động trên địa bàn huyện đông nhất so với các huyện khác, song tỷ lệ lao động giản đơn còn cao, chất lượng nguồn lao động còn hạn chế. Tuy nhiên do sự đòi hỏi của phát triển kinh tế nói chung của ngành công nghiệp, dịch vụ nói riêng cũng đòi hỏi cần phải nâng cao trình độ lao động cho nguồn lao động dồi dào này. Ngoài việc các lao động khi vào các nhà máy xí nghiệp được đào tạo tại chỗ, đào tạo cấp tốc thì việc các lao động tự trang bị kiến thức, trình độ chuyên môn trước khi vào thị trường lao động là cần thiết. Từ yêu cầu đó nguồn lao động của huyện khi bước vào thị trường lao động có tới 67% đã được đào tạo chuyên môn (tức là nguồn lao động này sau khi tốt nghiệp THPT đều tham gia học các trường trung cấp, cao đẳng, đại học). Lực lượng lao động trên địa bàn huyện đạt trình độ THPT trở lên chiếm 92 %. Nhiều lao động còn nâng cao trình độ của mình bằng việc vừa học vừa làm (học các buổi tối, buổi cuối tuần) để đáp ứng nhu cầu của công việc đang làm.

Điều đó cho thấy khi kinh tế phát triển không chỉ thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành nghề mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, thúc đẩy cho giáo dục ở địa phương phát triển.

Một phần của tài liệu Kinh tế ở huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w