Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân

Một phần của tài liệu Kinh tế ở huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 92 - 96)

Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẾN ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN

3.1. Tác động tích cực

3.1.3. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân

Nâng cao đời sống nhân dân là một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế, đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thủy Nguyên. Bám sát mục tiêu đó, trong những năm qua, huyện Thủy Nguyên tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp-thủ công nghiệp-dịch vụ, sản xuất nông nghiệp hàng hóa giá trị cao. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững, “hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện”. Việc dồn điền đổi thửa, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung được khuyến khích. Nhiều hộ đã chuyển đổi từ sản xuất cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, chú trọng đưa những cây có giá trị kinh tế và cây đặc sản vào sản xuất. Nhờ đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng được xây dựng, cải tạo khang trang đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân ở các vùng nông thôn.

Khi kinh tế tăng trưởng sẽ tăng nguồn thu nhập cho người lao động, điều đó làm cho tiêu dùng và tiết kiệm của người lao động cũng tăng lên,góp phần tăng nhu cầu tiêu dùng các thiết bị cuộc sống hiện đại của lao động. Ngoài ra tăng trưởng kinh tế còn là cơ sở tăng nguồn phúc lợi xã hội cho nhân dân, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong nhân dân. Ngay năm 1990, 100% số xã có điện phục vụ sản xuất và thắp sáng, hơn 80% số hộ dân trong huyện có điện sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt. Các công trình lớn như chợ Núi Đèo, Nhà Văn hóa Trung tâm, Đài Liệt sỹ, đường vườn hoa, Bệnh viện huyện, Trạm xá, Đài truyền thanh huyện, trường học... được xây mới và nâng cấp. Nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn, đường ra đồng được tu sửa, làm mới, bảo đảm giao thông nông thôn. Đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt cả vật chất lẫn tinh thần, số gia đình sắm sửa đồ dùng tiện nghi, đắt tiền ngày càng nhiều, các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng tiện ích phục vụ cho cuộc sống, giải phóng sức lao động của nhân dân ngày cảng được nhân dân mua sắm như máy giặt, tủ lạnh, điều hòa…Chứng tỏ cuộc sống no đủ, nhân dân bắt đầu biết hưởng thụ, phục vụ cho tái tạo sức lao động.

Có thể nói, bức tranh kinh tế Thuỷ Nguyên trong giai đoạn gần đây đã có những gam màu sáng, hoạt động kinh tế sôi động hơn đã mang lại hơi thở mới trong cuộc sống của người dân nơi đây. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Thuỷ Nguyên được cải thiện rõ rệt nhờ các biện pháp chăm lo đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển văn hoá giáo dục. Công tác y tế, dân số và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được quan tâm, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Đến nay, huyện đã hoàn thành chương trình đưa bác sỹ về cơ sở, sửa chữa các trạm y tế xã, đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh. Đặc biệt, công tác giáo dục đầu tư giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đến năm 2000 các xã thị trấn đều có trường học cao tầng, nhiều xã có từ hai trường trở lên. Toàn huyện có 9 trường THPT, trong đó có 6 trường quốc lập 1 trường dân lập, 1 trường bán công, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm dạy nghề và 37 xã thị trấn có trường cấp 1 (Tiểu học) và cấp 2(THCS). Thủy Nguyên là huyện đi đầu Thành phố trong phổ cấp cấp tiểu học, THCS và THPT. Chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm thường xuyên bằng hành động thiết thực như duy trì tốt hoạt động giảng dạy ở các lớp học tình thương, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hòa nhập cộng đồng. Công tác chăm sóc người có công, gia đình liệt sỹ, thương binh thường xuyên được quan tâm. Các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ. Công tác xã hội hoá thể thao được đẩy mạnh từ cấp huyện đến cơ sở, góp phần rèn luyện sức khoẻ nhân dân.

Các môn bơi lặn, bóng đá thiếu niên nhi đồng, điền kinh trong sân đều đạt thành tích cao. Các khu vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm ra đời, đã và đang hoạt động tích cực vào những ngày cuối tuần, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhân dân toàn huyện.

Bảng 3.2. Thống kê tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người Năm

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

hàng năm Thu nhập bình

quân đầu người hàng

năm

Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng dần đều. Khoảng cách 20 năm (từ 1995 đến 2016) tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hơn hai lần. Cùng với tăng trưởng kinh tế thì thu nhập bình quân của người dân cũng tăng theo, tăng dần đều, trong vòng 20 năm thu nhập người dân tăng gấp 3 lần. Như vậy tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người trên có tốc độ nhanh hơn tăng trưởng kinh tế. Điều đó chứng tỏ kinh tế phát triển, đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đúng đắn, hiệu quả.

Bảng 3.3. Số liệu trung bình sử dụng đồ dùng tiện ích của nhân dân huyện

Khi kinh tế phát triển, nguồn thu nhập của người dân được ổn định và nâng cao, có tích lũy, người dân có xu hướng tận hưởng cuộc sống, trang bị các thiết bị hiện đại,phục vụ sinh hoạt. Số lượng các thiết bị hiện đại được sử dụng trong các hộ gia đình ngày càng tăng theo thời gian, nhiều hộ gia đình còn có sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc.

Bảng 3.4: Thu nhập bình quân theo tháng của các hộ sản xuất theo lĩnh vực kinh tế huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2000 - 2016

Ngành

Năm 2000 2005 2010

85

Một phần của tài liệu Kinh tế ở huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w