Các nghiên cứu về stress oxi hóa trên bệnh ung thƣ ở trên thế giới và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng stress oxi hóa ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 36 - 40)

1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Stress oxi hóa là một chủ đề nghiên cứu rất được quan tâm trên thế giới. Các nghiên cứu đã được thực hiện trên cả người, động vật, thực vật và vi sinh vật [28].

Đặc biệt là các nghiên cứu theo hướng tìm hiểu vai trò của gốc tự do, ROS và đánh giá mức độ stress oxi hóa trên các bệnh ở người, đặc biệt là bệnh ung thư.

Các nghiên cứu diễn ra theo hướng đánh giá tình trạng stress oxi hóa thông qua xác định nồng độ các chỉ thị sinh học đã được tiến hành ở bệnh nhân ung thư.

26

Các chỉ thị sinh học để đánh giá tình trạng stress oxi hóa được sử dụng như: MDA, HNE, IsoProstanes (là sản phẩm oxi hóa của acid arachidonic), Oxysterols (là sản phẩm oxy hóa cholesterol [20, 80],…. Trong đó, sản phẩm của quá trình peroxi hóa lipid là chỉ thị sinh học được nhiều nghiên cứu sử dụng nhất và MDA là một trong những sản phẩm phân hủy được quan tâm nhất trong quá trình peroxi hóa lipid [52].

Nghiên cứu của Tüzün và cs [64] trên các giai đoạn ở bệnh nhân ung thư dạ dày cho thấy: mức độ peroxi hóa lipid tổng thể được nhóm tác giả xác định thông qua MDA và 4-HNE, hai trong số các sản phẩm phụ của quá trình peroxi hóa lipid.

Kết quả cho thấy MDA, HNE cao hơn đáng kể trong giai đoạn khối u T2, T3 và T4.

Nghiên cứu của Bakan và cs [32] cũng trên bệnh ung thư dạ dày cũng cho kết quả tương tự: Lượng NO•, NO3- và MDA là thấp nhất trong nhóm đối chứng và cao nhất ở bệnh nhân giai đoạn IV. Khi giai đoạn của bệnh tăng lên, thì mức độ NO•, NO3- và MDA cũng tăng lên. Như vậy, sự phát triển của một khối u có thể liên quan đến tình trạng cân bằng oxi hóa – chất chống oxi hóa. Tuy nhiên, trong nghiên cứu không thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong các tham số khi bệnh nhân được phân chia nhóm theo mức độ di căn.

Nghiên cứu của Manoharan và cs [50] trên huyết tương và hồng cầu bệnh nhân ung thư tế bào biểu mô miệng cho thấy mức TBARS màng hồng cầu tăng lên dần qua các giai đoạn ung thư (giai đoạn khỏe mạnh, II, III, IV). Và tương ứng là sự sụt giảm các chất chống oxi hóa: vitamin E, glutathione và sự suy giảm hoạt tính các enzyme SOD, GPx, CAT. Như vậy có sự sụt giảm quan sát thấy trong vitamin E và giảm glutathione trong huyết tương và hồng cầu của bệnh ung thư miệng, có thể là do việc sử dụng các chất chống oxi hóa bởi các mô khối u hoặc tổn hại đến quá mức của stress oxi hóa. Trong nghiên cứu về mức độ MDA và chất chống oxi hóa được tìm thấy là có liên quan với các giai đoạn khối u của bệnh nhân [50].

Trong nghiên cứu về stress oxi hóa trong ung thư thực quản và dạ dày, Dursun và cs [31] cũng cho thấy: so với nhóm đối chứng, MDA cao hơn ở bệnh nhân ung thư thực quản và dạ dày, trong khi hoạt động GPx và CAT là thấp hơn ở những bệnh nhân này. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có một số báo cáo khác không

27

phù hợp với những phát hiện này: giảm chất phản ứng axit thiobarbituric (TBARS) ở huyết tương và mô [11,38].

Ở bệnh ung thư vú, Gerber và cs [37] đã nhận thấy mức MDA huyết tương giảm khi tăng kích thước khối u và sự phát triển ung thư.

Nghiên cứu stress oxi hóa trên bệnh ung thư đại trực tràng:

Báo cáo công bố năm 2002 của Lauschke và cs [45] đã chứng minh sản phẩm quá trình peroxi hóa lipid như là một dấu chuẩn bổ sung ở bệnh nhân UTĐTT. Kết quả nghiên cứu trên máu cho thấy nồng độ sản phẩm peroxi hóa lipid của bệnh nhân trước phẫu thuật cao hơn nhóm đối chứng.

Nghiên cứu của Skrzydlewwska và cs (2005) [33] trên 81 mẫu mô UTĐTT ở giai đoạn II, III và IV cho thấy: các mức MDA và HNE trong mô ung thư đại trực tràng tăng lên cùng với giai đoạn lâm sàng của bệnh, đồng thời là sự suy giảm về hàm lượng vitamin C, vitamin E và glutathione. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả còn sử dụng niêm mạc đại trực tràng ở vị trí mô cách xa khối u được cắt bỏ nhất, có cấu trúc bình thường so với mô ung thư để làm đối chứng. Kết quả định lượng MDA cho thấy: hàm lượng MDA ở mô ung thư cao hơn nhóm chứng ở tất cả các giai đoạn bệnh.

Nghiên cứu của Otamiri và cs [55] trên mô ung thư đại trực tràng cũng cho thấy: so với mô thường, quá trình peroxi hóa Lipid diễn ra mạnh hơn hẳn ở nhóm bệnh và nhóm nghiên cứu kết luận rằng tình trạng peroxi hóa lipid là có liên quan với ung thư đại trực tràng.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Czeczot và cs [27] thì mức peroxid hóa lipid cao nhất đã được tìm thấy trong giai đoạn I của ung thư đại trực tràng trong tiến triển bệnh học và thấp nhất ở giai đoạn II.

Nghiên cứu Surinenaite và cs (2009) đã đánh giá sự thay đổi của tình trạng stress oxi hóa và hệ thống miễn dịch trong cơ thể qua quá trình điều trị bằng phẫu thuật và truyền máu ở các bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng ở cả giai đoạn II và giai đoạn III. Nghiên cứu này cũng cho thấy có sự giảm nồng độ MDA ở bệnh nhân sau phẫu thuật, đồng thời ở thời điểm sau phẫu thuật 14 ngày nồng độ MDA tiếp tục

28

giảm thấp hơn so với 7 ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ xảy ra rõ ràng ở nhóm bệnh nhân bị ung thư giai đoạn II, còn ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn III thì nồng độ MDA mãi đến thời điểm 14 ngày sau mổ mới giảm đáng kể.

Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy nồng độ các enzyme của hệ thống chống oxy hóa là CAT, GSH đều không có sự thay đổi lớn sau phẫu thuật, đặc biệt nồng độ các enzyme này sau phẫu thuật còn giảm so với trước phẫu thuật ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn III. Điều này cho thấy giai đoạn tiến triển của ung thư cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mức độ peroxi hóa lipid cũng như tình trạng stress oxi hóa của cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của cơ thể cũng như hệ thống chống oxi hóa sau phẫu thuật.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Upadhya và cs (2004) [67] trên mẫu máu của 17 bệnh nhân UTĐTT so với đối chứng (n = 20) cho thấy: Hàm lượng MDA trong hồng cầu lại thấp hơn ở nhóm bệnh ( p = 0,05) và hàm lượng MDA giảm dần sau điều trị bằng xạ trị và hóa trị 4 tuần.

1.6.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Hiện nay, đã có một số nghiên cứu liên quan đến stress oxi hóa được thực hiện ở Việt Nam. Liệu pháp chống oxi hóa là hướng nghiên cứu đang được nhiều tác giả lựa chọn: nghiên cứu về các chất chống oxi hóa có nguồn gốc tự nhiên, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe con người như dùng tỏi đen, trà xanh, sâm Ngọc Linh và một số thuốc như Belaf trong liệu pháp chống oxi hóa [1, 8, 2,…]. Theo hướng đánh giá tình trạng stress oxi hóa cũng đã có nghiên cứu được tiến hành trên nhóm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường [7, 8].

Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào được công bố về stress oxi hóa trên đối tượng là bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở người Việt Nam. Đặc biệt, các thông tin về tình trạng stress oxi hóa, và mối liên quan của nó với đặc điểm bệnh học lâm sàng của bệnh UTĐTT là vẫn còn thiếu cần được quan tâm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng stress oxi hóa ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)