Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định luôn chịu tác động của hàng loạt các yếu tố như vị trí địa lý (VTĐL), điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cùng với các điều kiện KT - XH. Trong nghiên cứu kinh tế huyện cũng không ngoại lệ, mỗi nguồn lực điều có những thế mạnh và hạn chế riêng.
1.1.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Vị trí địa lý gồm có vị trí về tự nhiên, kinh tế, giao thông và chính trị. Trong phát triển kinh tế, nguồn lực này có vai trò quan trọng tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận và phát triển giữa các vùng trong một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau. Trong đó, VTĐL góp phần vào định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế, tạo điều kiện xây dựng mối
quan hệsong phương hay đa phương của mỗi quốc gia. Vì vây, những quốc gia nào có VTĐL thuận lợi sẽcó điều kiện phát triển đất nước nhiều hơn các quốc gia khác.
Ngược lại, các quốc gia có VTĐL không thuận lợi sẽ gây khó khăn đến việc phát triển kinh tế.
1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế huyện nói riêng thì điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố có vai trò rất quan trọng. Điều kiện tự nhiên là nguồn lực gồm các thành phần tựnhiên mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào của sản xuất do thiên nhiên ban tặng như đất đai, sông, biển, rừng núi, các tài nguyên động thực vật, khí hậu thời tiết, tài nguyên khoáng sản. Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tạo vốn trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
Tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng, song không quyết định năng suất sản xuất hàng hoá và dịch vụ, do đó không phải là nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Đây được xem là tài sản quốc gia, là tiền đề cho quá trình sản xuất tạo ra của cải để phục vụcon người. Tuy nhiên, không phải tài nguyên nào cũng là vô tận, vì vậy cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lí, tiết kiệm, ngoài ra còn phải có chiến lược bảo vệ, tái tạo tài nguyên nhằm phát triển bền vững nền kinh tế.
1.1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động là nguồn lực quan trọng, là nhân tố quyết định trong quá trình phát triển kinh tế. Vừa là lực lượng lao động cơ bản của xã hội trong hiện tại và tương lai vừa là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm lao động.
Nếu như qui mô dân sốđông, kết cấu trẻ sẽ tạo ra nguồn lao động dồi dào kết hợp người lao động có kĩ năng lao động, trình độ KH - CN thì chất lượng lao động sẽ được nâng lên từ đó năng suất lao động sẽcao hơn. Vì vậy, trong điều kiện như
hiện nay người lao động cần được trang bị tốt những kĩ năng lao động, sự hiểu biết và trình độ về KH - CN đó là điều kiện cơ bản nhằm đáp ứng sự phát triển nền kinh tế. Mặt khác, dân cư và nguồn lao động lại là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm lao động do chính quá trình lao động mà con người tạo ra, từ đó tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Nguồn lực này có vai trò không kém phần quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. CSHT và CSVCKT đảm bảo điều kiện vật chất thuận lợi nhất đểcác cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động có hiệu quả. Chỉ cần trục trặc một khâu trong hệ thống CSHT thì lập tức sẽ gây sự cố cho các hoạt động khác còn lại. Ngược lại, nếu có một hệ thống CSHT và CSVCKT hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất và lưu thông, giảm chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy, CSHT và CSVCKT rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ là hệ thống các tri thức về các hiện tượng, sự vật, các qui luật của tự nhiên, xã hội, các bí quyết, công cụ phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Việc đa dạng tiến bộ KH - CN vào sản xuất làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế vì nó đem đến cách tốt nhất để sản xuất các hàng hoá và dịch vụ. Đây là nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia trong bối cảnh phát triển KH - CN và toàn cầu hoá hiện nay, song đây cũng là yếu tố khan hiếm của các nước đang phát triển.
Như vậy, sự phát triển của KT - XH như ngày nay không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nó, đây là nguồn lực không thể thiếu. Bởi vì nó đã thực sự thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người. KH - CN đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỉ lệ tiêu hao vật chất và tăng tỉ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm. Nhiều sản
phẩm mới ra đời phong phú, đa dạng, mẫu mã đẹp và kích thước phù hợp hơn từ đó chu kì sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng KH - CN vào khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm được tài nguyên tránh ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, KH - CN đã góp phần thúc đẩy cạnh tranh hàng hóa trên thị trường giữa các quốc gia làm cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia diễn ra mạnh mẽ. Sự phát triển của KH - CN một cách nhanh chóng tạo nên sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc.
Nguồn vốn
Vốn là điều kiện hàng đầu của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở mọi quốc gia. Đây là điều kiện quyết định để mở rộng và tăng cường đầu tư cho nền kinh tế đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH - HĐH như hiện nay. Nguồn vốn được huy động từ hai nguồn cơ bản là vốn trong nước và ngoài nước.
Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi phối mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước, bất kì nước nào cũng phải sử dụng lực lượng nội bộ là chính. Sự chi viện bổ sung từ bên ngoài chỉ là tạm thời, chỉ bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước có hiệu quả mới nâng cao được vai trò của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của quốc gia. Tuy nhiên, vốn đầu tư ngoài nước cũng có vai trò quan trọng góp phần mạnh mẽ vào phát triển kinh tế trong thời kì CNH - HĐH.
Đường lối chính sách
Đây là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của nhà nước, song không phải nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Những ngành, sản phẩm cần thì nhà nước giảm thuế, hoặc quy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao. Còn đối với những ngành hàng cần hạn chếthì đánh thuế cao, người sản xuất thu được ít lợi nhuận, tất
nhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển. Những ngành hàng hoặc lĩnh vực không ai muốn đầu tư sản xuất, nhưng sản phẩm của nó lại rất cần cho xã hội thì nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản xuất. Nhà nước cũng có thể khuyến khích lao động chuyển đến các nơi có tài nguyên, có nhu cầu lao động thông qua các chính sách kinh tế - xã hội.
Nếu một quốc gia có đường lối chính sách đúng đắn, ổn định về chính trị sẽ tập hợp được mọi nguồn lực kể cả trong nước và ngoài nước để phục vụ cho mục tiêu phát triển. Do đó, nếu chính trịổn định, đường lối đối ngoại rõ ràng và mở rộng sẽ tạo thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tếđất nước.
Tóm lại, hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực không phân biệt là nguồn lực tự nhiên hay nguồn lực KT - XH, sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, mỗi vùng. Đối với các quốc gia, vùng đang phát triển, muốn nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, tụt hậu, cần phải phát hiện và sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có trong nước bên cạnh đó còn phải tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia, các vùng phát triển.