Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
3.1. Cơ sở định hướng, quan điểm, mục tiêu và định hướng
3.1.1. Cơ sở định hướng
3.1.1.1. Bối cảnh trong nước
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã đánh giá thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 và xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại;
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.”.[30]
“Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững
Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế
Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn
Phát triển các ngành dịchvụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao”. [30]
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn” [10] .
Kết quả thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu:
- Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Tổng sản phẩm trong nước(GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Hầu hết các ngành, lĩnhvực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá.
Năm 2011 với nhiều khó khăn thách thức từ diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới cũng như những thiệt hại do hậu quả của thiên tai. Nhưng đã kiềm chế lạm phát, tăng trưởng GDP đạt 122 tỉ USD năm 2011, tăng 5,89%, thu nhập bình quân đầu người năm này đạt gần 1,400 USD.
Mặc dù đạt được những tiến triển nhưng so với thế giới nền kinh tế nước ta tăng trưởng với nhịp độ thấp. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Phú đến năm 2020 còn được xây dựng trong điều kiện nước ta đang gặp một số khó khăn như: sản phẩm xuất khẩu giá thấp và khó tiêu thụ, giá nguyên nhiên liệu tăng cao, áp lực cạnh tranh hàng hoá trên thị trường khu vực và thế giới.
3.1.1.2. Tác động trực tiếp của tỉnh Đồng Nai
Những tác động trực tiếp của tỉnh Đồng Nai thông qua việc thực hiện các nghị quyết của tỉnh, thông qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Đồng Nai.
Xây dựng Đồng Nai trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn và hiện đại của khu vực phía Nam, góp phần quan trọng trong việc thực hiện vai trò động lực và giao thương với quốc tế của VKTTĐPN đối với cả nước, phấn đầu đến năm 2015 trở thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020 thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Đồng Nai như sau:
* Chỉ tiêu về kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế trong từng giai đoạn 5 năm cao gấp hơn 1,3 đến 1,4 lần mức bình quân chung của VKTTĐPN,tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015, đạt 14,5% -15%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,5% -14,0%.
- GDP bình quân đầu người (giá thực tế) vào năm 2015 đạt 3.270 USD và đến năm 2020 đạt 6.480 USD.
- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, cụ thể qua biểu đồ 3.1.
Năm 2015
40% 55%
5%
46% 51%
3%
Năm 2020 Năm 2015
40% 55%
5%
40% 55%
5%
46% 51%
3%
Năm 2020
công nghiệp Dịch vụ nông nghiệp công nghiệp Dịch vụ nông nghiệp công nghiệp Dịch vụ nông nghiệp Biểu đồ 3.1. Dự báo cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân tăng 18% - 20% giai đoạn 2011 - 2020.
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm so với GDP chiếm 25% - 27% trong giai đoạn 2011 - 2020.
Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 260 - 270 nghìn tỉ đồng và giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 550 - 600 nghìn tỉ đồng.
* Chỉ tiêu về xã hội:
- Quy mô dân số: năm 2015 khoảng 2,7 triệu người và khoảng 2,8 triệu đến 2,9 triệungười vào năm 2020.
- Giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: Năm 2015 xuống còn 1,1%, và năm 2020 xuống còn 1,0%.
- Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2015 đạt trên 60% và đến năm 2020 đạt trên 70%.
- Giảm tỉ lệ lao động không có việc làm ở khu vực đô thịxuống dưới 2% trong giai đoạn 2015 - 2020.
- Tỉ lệ hộ dùng điện năm 2015 đạt 100%.
- Tiếp tục củng cố, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.
* Chỉ tiêu về môi trường:
- Tỉ lệ hộ dùng nướcsạch năm 2015 đạt trên 99%, và đến năm 2020 đạt 100%.
- Nâng tỉ lệ che phủ của cây xanh đến năm 2015 đạt tỉ lệ che phủ của cây xanh 51% và đến năm 2020 đạt 52%. Phấn đấu độ che phủ rừng 29,76% (năm 2010).
- Thu gom và xử lí theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường các loại rác thải đô thị, rác thải công nghiệp đạt 100% đến 2015
- Đến 2015, đạt 100% khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy chuẩn của môi trường.
3.1.1.3. Cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO
Nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), phải tuân thủ các cam kết về mở cửa thị trường và tôn trong quy luật cạnh tranh. Chúng ta vừa có cơ hội lớn, đồng thời cũng phải đối đầu với những thách thức không nhỏ.
Về cơ hội
Các sản phẩm hàng hoá của nước ta nói chung, huyện Tân Phú nói riêng có thể xâm nhập vào thị trường rộng lớn của khu vực và thế giới. Vì vậy sẽ giúp cho các xí nghiệp trên địa bàn nâng cao thương hiệu, uy tín các mặt hàng xuất khẩu, nhất là nông sản. Đây là sản phẩm nông nghiệp thếmạnh của huyện.
Giúp cho các doanh nghiệp trong huyện phát huy được lợi thế cạnh tranh, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Xu hướng hợp tác, toàn cầu hoá tạosự dịch chuyển các nguồn vốn đầu tư, phát triển một số ngành sản xuất sang nước ta. Khi đó, huyện Tân Phú sẽ có cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các nước bên ngoài.
Về thách thức
Nhìn chung, chất lượng hàng hóa, dịch vụ còn thấp, sức ép cạnh tranh ngày càng cao, đa phần do các doanh nghiệp có trình độ công nghệ còn lạc hậu,thiếu đội
ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học.
Thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, khó xâm nhập vào các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…