Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
3.1. Cơ sở định hướng, quan điểm, mục tiêu và định hướng
3.1.4. Xây dựng các các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Với quan điểm phát huy tối đa nguồn nội lực và ngoại lực, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng trong quá trình hội nhập trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. Dựa trên bối cảnh trong nước và quốc tế, quan điểm chỉ đạo của tỉnh và của huyện. Đặc biệt dựa trên phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú trong giai đoạn 2000 - 2011.
Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội huyện Tân Phú trong giai đoạn 2000 - 2011 còn nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư phát triển chủ yếu đượcvào nguồn trợ cấp của ngân sách cấp trên, môi trường thu hút đầu tư chưa thuận lợi.
Từ đánh giá thực trạng và quan điểm phát triển, việc xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Phú đến năm 2020 được xây dựng theo 3 phương án, phù hợp với những điều kiện và tình hình khác nhau chủ yếu dựa vào kết quả và hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư.
Phương án I
Là phương án là phương án được xây dựng trong điều kiện nguồn nhân lực, tiến bộ khoa học và công nghệ còn hạn chế, khả năng thu hút vốn đầu tư còn chậm.
Một số công trình trọng điểm trên địa bàn huyện không đảm bảo đúng tiến độ.
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, hàng hoá có khối lượng lớn như cà phê, tiêu, cây ăn quả, chăn nuôi và sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt gặp nhiều
biến động gây khó khăn, giá cả bấp bênh.
Công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng còn ở mức thấp, quy mô sản xuất nhỏ và hiệu quả kinh doanh còn thấp chế. Môitrường đầu tư chưa thuận lợi.
Trong điều kiện và tình hình như trên, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đạt tốc độ tăng trưởng tương đương với giai đoạn 2006 - 2010, cụ thể bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo phương án I
STT CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2015 2020 Tốc độ tăng bq (%)
2011-2015 2016-2020
1 Tổng giá trị sản xuất
(theo GSS 1994) Tỉ đồng 2.476 3.605 6.412 9,8 12,2 - Nông, lâm, thuỷ sản Tỉ đồng 770 927 1.249 4,7 6,1 - Công nghiệp – xây dựng Tỉ đồng 338 481 1.264 9,2 21,3
- Dịch vụ Tỉ đồng 1.368 2.198 3.900 12,6 12,2
2 VA (theo GSS 1994) Tỉ đồng 962 1.379 2.324 9,4 11,0 - Nông, lâm, thuỷ sản Tỉ đồng 470 575 762 5,2 5,8 - Công nghiệp - xây dựng Tỉ đồng 103 163 432 12,2 21,5
- Dịch vụ Tỉ đồng 389 642 1.131 13,3 12,0
3 VA (theo giá thực tế) Tỉ đồng 2159 3.818 8.360 - Nông, lâm, thuỷ sản Tỉ đồng 1.216 1.907 3.762 - Công nghiệp - xây dựng Tỉ đồng 247 419 1.170
- Dịch vụ Tỉ đồng 696 1.487 3.428
4 VA/người
- VA/người (giá thực tế) 1.000 đ 13.505 22.835 47.871 14 16,0 - Qui đổi USD (giá thực tế) USD 643 1.038 1.841 12,7 12,1 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Tân Phú đến năm 2020 - Tổng giá trị gia tăng (VA) theo GSS 1994 trên địa bàn huyện từ 962 tỉ đồng năm 2011, tăng lên 1.443 tỉ đồng năm 2015, và đạt 2.543 tỉ đồng năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 từ 9,4%, giai đoạn 2016 - 2020 từ 11%.
- VA/người (theo giá thực tế) tăng từ 13.505.000 đồng năm 2011, lên 22.835.000 đồng năm 2015 và 47.871.000 đồng vào năm 2020.
Phương án II
Là phương án là phương án được xây dựng trong điều kiện tranh thủ được
nhiều thời cơ thuận lợi. Nguồn nhân lực được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đều tăng nhanh hơn so với phương án I.
Các công trình đầu tư quan trọng thực hiện đạt tiến độ nhanh tác động mạnh đến phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, hàng hoá có khối lượng lớn như cà phê, tiêu, cây ăn quả, chăn nuôi và sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt thuận lợi. Môi trường đầu tư được cải thiện, thu hút nhiều thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.
Tỉ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với tổng VA chiếm 35,9% năm 2010, tăng lên 43,3% năm 2015 và 46,7% năm 2020.
Trong điều kiện và tình hình như nói trên giá trị sản xuất KV II, KV III đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn phương án I, cụ thể bảng 3.2.
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo phương án II
STT CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2015 2020 Tốc độ tăng bq (%)
2011 -2015 2016 -2020
1 Tổng giá trị sản xuất
(theo GSS 1994) Tỉ đồng 2.476 3.810 7.095 11,3 13,2
- Nông, lâm, thuỷ sản Tỉ đồng 770 930 1.278 4,8 6,5 - Công nghiệp - xây dựng Tỉ đồng 338 553 1.597 13,9 23,6
- Dịch vụ Tỉ đồng 1.368 2.326 4.221 14,1 12,7
2 VA (theo GSS 1994) Tỉ đồng 962 1.443 2.543 10,6 12,0 - Nông, lâm, thuỷ sản Tỉ đồng 470 577 779 5,2 6,2 - Công nghiệp - xây dựng Tỉ đồng 103 187 540 16,1 23,6
- Dịch vụ Tỉ đồng 389 679 1.224 14,9 12,5
3 VA(theo giá thực tế) Tỉ đồng 2159 3.980 9.106 - Nông, lâm, thuỷ sản Tỉ đồng 1.216 1.911 3.915 - Công nghiệp - xây dựng Tỉ đồng 247 478 1.366
- Dịch vụ Tỉ đồng 696 1.592 3.824
4 VA/người
- VA/người (giá thực tế) 1.000 đ 13505 23.837 52.143 15,3 16,9 - Qui đổi USD (giáthực tế) USD 643 1.083 2.006 13,9 13,1 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Tân Phúđến năm 2020
- Tổng VA (theo GSS 1994) trên địa bàn huyện từ 962 tỉ đồng năm 2011, tăng lên 1.443 tỉ đồng năm 2015, và đạt 2.543 tỉ đồng năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 từ 10,6%, giai đoạn 2016 - 2020 từ 12%.
- Tổng VA/người (theo giá thực tế) tăng từ 13.505.000 đồng năm 2011, lên 22.837.000 đồng năm 2015, và 52.143.000 đồng vào năm 2020.
- Công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạt kết quả tốt, xuất khẩu lao động tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, cung cấp nguồn lao động cho thành phố Biên Hoà cho các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Phương án III
Là phương án là phương án được xây dựng trong điều kiện môi trường đầu tư có nhiều thuận lợi. Nguồn nhân lực được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tăng nhanh hơn so với phương án II.
Nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế có bước đột phá, tác động mạnh đến phát triển toàn diện các ngành kinh tế - xã hội. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản, hàng hoá có khối lượng lớn như cà phê, tiêu, cây ăn quả, chăn nuôi và sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt thuận lợi.
Trong điều kiện và tình hình như nói trên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỉ trọng KV II, KV III trong tổng VA của huyện, cụ thể bảng 3.4.
- Tổng VA (theo GSS 1994) trên địa bàn huyện từ 962 tỉ đồng (năm 2011), tăng lên 1.509 tỉ đồng năm 2015, và đạt 2.781 tỉ đồng năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 từ 11,9%, giai đoạn 2016 - 2020 từ 13%.
- Tổng VA/người (theo giá thực tế) tăng từ 13.505.000 đồng năm 2011, lên 24.873.000 đồng năm 2015 và 526.755.000 đồng vào năm 2020. Nếu quy đổi ra USD (theo giá thực tế) từ 643 USD năm 2011, tăng lên 1.083 USD năm 2015 và 2.006 USD vào năm 2020
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo phương án III
STT CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2015 2020 Tốc độ tăng bq (%)
2011 -2015 2016 -2020
1 Tổng giá trị sản xuất (GSS) Tỉ đồng 2.476 4.019 7.857 12.9 14,3 - Nông, lâm, thuỷ sản Tỉ đồng 770 944 1.315 5.2 6,8 - Công nghiệp và xây dựng Tỉ đồng 338 603 1.750 15.6 23,8
- Dịch vụ Tỉ đồng 1.368 2.472 4.792 15.9 14,2
2 VA (theo GSS 1994) Tỉ đồng 962 1.509 2.781 11.9 13,0
- Nông, lâm, thuỷ sản Tỉ đồng 470 586 802 5.7 6,5
- Công nghiệp-xây dựng Tỉ đồng 103 202 589 18.3 23,9
- Dịch vụ Tỉ đồng 389 722 1.390 16.7 14,0
3 VA (theo giá thực tế) Tỉ đồng 2159 4.153 9.911 - Nông, lâm, thuỷ sản Tỉ đồng 1.216 1.869 3.964 - Công nghiệp- xây dựng Tỉ đồng 247 540 1.586
- Dịch vụ Tỉ đồng 696 1.744 4.316
4 VA/người
- VA/người (giá thực tế) 1.000 đ 13.505 24.873 56.755 16.5 17,9 - Qui đổi USD (giá thực tế) USD 643 1.131 2.183 15.2 14,1 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Tân Phú đến năm 2020 Lựa chọn phương án
Trong 3 phương án trên, phương án II là phương án có tính khả thi và lựa chọn để thực hiện bởi:
- Phân tích các yếu tố hoàn cảnh quốc tế, trong nước, của tỉnh, và mục tiêu của huyện Tân Phú.
- Với khả năng khai thác tiềm năng về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Đánh giá khả năng tăng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khả năng nguồn lao động, khả năng tổ chức quản lý, và ứng dụng khoa học côngnghệ.
Cho thấy, tình hình tăng mạnh về nguồn vốn, đặc biệt tăng mạnh nguồn vốn thu hút từ nước ngoài là rất khó.
Trong khi đó, 2 phương án I và III có những điểm không phù hợp. Phương án I được xây dựng trong điều kiện có những khó khăn khách quan như: một số công trình đầu tư xây dựng tiến độ thực hiện chậm, thị trường tiêu thụ sản phẩm không thuận lợi, khả năng thu hút các nguồn vốn còn hạn chế. Lựa chọn phương án này đồng nghĩa với sự thay đổi kinh tế chậm chạm, chưa khai thác hết tiềm năng của Huyện.
Ngược với phương án I, phương án III là phương án được xây dựng trong điều kiện có nhiều thời cơ thuận lợi, khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư tăng nhanh, thị trường trong nước và ngoài nước có nhiều thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, phương án III là phương án phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài, tính khả thi không cao. Do vậy, phương án III được đặt ra để phấn đấu khi có những thời cơ thuận lợi.
Do vậy, phương án II là phương án vừa có tính khả thi, lại vừa thể hiện được mong muốn đạt được của con người huyện Tân Phú. Tác giả luận văn thống nhất với quan điểm của huyện, chọn phương án II là phương án thực hiện, kế đến phát triển phương án III trong điều kiện thuận lợi.