Khái quát v ề chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu LVTS chất lượng cuộc sống dân cư huyện định quán ( tỉnh đồng nai ) thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 43)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC

1.2. Th ực tiễn về CLCS dân cư trên thế giới và tỉnh Đồng Nai

1.2.2. Khái quát v ề chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với các tỉnh thành khác trong toàn vùng Đông Nam Bộ và cả nước, vì thế CLCS dân cư của tỉnh tương đối cao và ngày càng được cải thiện.

GDP và GDP bình quân đầu người

Thu nhập

Từ năm 2005 – 2010, GDP của tỉnh đã tăng với tốc độ tương đối nhanh, quy mô GDP năm 2005 là 27.940 tỷ đồng (giá thực tế) thì đến năm 2010 đã tăng lên gần 75.900 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 2,7 lần.

Bảng 1.10. Tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người tỉnh Đồng Nai

Năm 2005 2007 2008 2009 2010

Tổng GDP

(tỷ đồng) 27.940,0 43.036,0 54.075,5 61.984,1 75.899,0

GDP/người

(triệu đồng) 12,7 18,2 22,3 24,8 29,6

(Nguồn: Niên giám Thống kê Đồng Nai 2010) GDP bình quân theo đầu người cũng có xu hướng tăng nhanh, năm 2005 là 12,7 triệu đồng đến năm 2010 đã tăng lên 29,6 triệu đồng. Đây chính là một trong những yếu tố, động lực quan trọng góp phần nâng cao CLCS dân cư.

Bảng 1.11 So sánh GDP bình quân đầu người của Đồng Nai so với các tỉnh thành trong vùng ĐNB từ 2000-2010 (Đơn vị: USD)

Năm Đồng Nai Bình Dương Tây Ninh Tp.HCM Bà Rịa Vũng Tàu

2000 460 567 285 1.000 3.518

2005 747 940 493 1.534 5.630

2010 1.515 1.544 1.553 2.871 7.652

(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh thành năm 2000, 2005, 2010) Mặc dù GDP bình quân của tỉnh không ngừng tăng lên trong thời gian qua, đến năm 2010 GDP bình quân đã đạt 1.515 USD/người, tăng 3,2 lần so với năm 2000 nhưng so với một số tỉnh thành khác trong toàn vùng ĐNB, thu nhập bình quân của tỉnh có vị trí thấp.

Nếu như năm 2000, vị trí của tỉnh còn đứng thứ 4/5 (cao hơn Tây Ninh) thì đến năm 2010 đã tụt xuống cuối bảng. Mặc dù GDP bình quân không ngừng tăng nhưng tại thời điểm 2010, tỉnh chỉ bằng khoảng ẵ so với TP.HCM và chỉ bằng 1/5 so với Bà Rịa Vũng Tàu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Tổng thu nhập thấp kéo theo thu nhập bình quân theo đầu người thấp, với con số như thế này, 13 năm sau GDP bình quân của tỉnh mới đuổi kịp TP.HCM và phải mất 59 năm nữa mới bằng giá trị hiện tại của Bà Rịa Vũng Tàu.

Chi tiêu

Chi tiêu của các hộ gia đình cũng có xu hướng tăng theo thời gian, năm 2010 chi tiêu bình quân là 1255,5 nghìn đồng/tháng, cao hơn gấp 2 lần so năm 2006 và bằng 76,9% thu nhập. Trong đó, chi tiêu cho đời sống là 87,54%, chi tiêu khác là 12,46%.

Mức chi tiêu bình quân đầu người ở thành thị là 1504,9 nghìn đồng/tháng (cao gấp 2 lần so với 2006), ở nông thôn là 1117,1 nghìn đồng/tháng (cao gấp 1,8 lần so với 2006).

Chi tiêu chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thấp nhất đối với nông thôn là 2,3 lần, trong khi đó ở thành thị cao hơn khoảng 3 lần.

Bảng 1.12. Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng (nghìn đồng)

Năm 2006 2008 2010

Tổng số 607,9 942,0 1255,5

Phân theo khu vực

Thành thị 717,2 1123,0 1504,9

Nông thôn 562,3 858,0 1117,1

Phân theo khoản chi

Chi cho đời sống 546,0 834,0 1099,1

Chi lương thực thực phẩm 279,9 423,0 563,7

Chi phi lương thực thực phẩm 266,1 411,0 535,4

Chi tiêu khác 61,9 108,0 156,5

(Nguồn: Niên giám Thống kê Đồng Nai 2010) Trong các khoản chi hiện nay, chi cho lương thực thực phẩm nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu ăn uống của người dân được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư. Tỷ trọng này càng cao thì chứng tỏ mức sống cao và ngược lại. Nguyên nhân chính là do khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu ăn uống của người dân cũng tăng theo. Đến năm 2010, con số này ở Đồng Nai là 44,9%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn vùng ĐNB (56,3%), điều này chứng tỏ một bộ phận dân cư trong tỉnh có mức thu nhập còn thấp và đời sống còn nhiều khó khăn.

Bảng: 1.13. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Đồng Nai 2000-2010

Năm 2000 2003 2010

Số hộ nghèo 52.827 24.808 5.202

Tỷ lệ (%) 12,59 5,9 1,24

(Nguồn: Tổng cục thống kê Đồng Nai 2010) Mặc dù là tỉnh có có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và công nghiệp phát triển khá vững chắc trong thời gian qua. Năng suất lao động trong lĩnh vực công nghiệp luôn cao hơn gấp 10 lần nông nghiệp, tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo, mức sống giữa thành thị và nông thôn của tỉnh còn khá lớn, nhất là bộ phận dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa của huyện Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2000, toàn tỉnh có 52.827 hộ nghèo chiếm 12,59% đến năm 2003 còn 24.808 hộ đã giảm 5,61% và đến năm 2010 toàn tỉnh có số tỉ lệ hộ nghèo là 1,24%.

Trong 5 năm từ 2006 – 2010, chương trình giảm nghèo của tỉnh Đồng Nai đã giảm được 14.485 hộ nghèo, đạt 141,5% so với kế hoạch đặt ra, hiện nay chỉ còn 1,24% tập trung nhiều ở các xã vùng sâu vùng xa thuộc huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ, Định Quán và Xuân Lộc. Đồng Nai thuộc 8 tỉnh, thành phố có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất nước (chỉ cao hơn

Thành phố Hồ Chí Minh là 0,006% và Bình Dương là 0,01%). Đây là thành tựu đáng khích lệ trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo tại địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân trong các địa phương trong tỉnh.

Về chế độ dinh dưỡng

Việc phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhu cầu lương thực và dinh dưỡng cho con người. Khi nhu cầu dinh dưỡng được đảm bảo thì con người sẽ khỏe mạnh, năng suất và hiệu quả làm việc cao hơn, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm.

Trong giai đoạn 2006-2010, mức tăng trưởng nông nghiệp trung bình của tỉnh đạt 5,34%, lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi được chú trọng phát triển nên sản lượng lương thực, thịt, sữa không ngừng tăng lên, nhờ vậy mà giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể.

Bảng 1.14. Sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Sản lượng lương thực (tấn) 594 634 652 652 605 Bình quân lương thực (kg/người) 257 267 261 261 235

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Đồng Nai 2010) Sản lượng lương thực của tỉnh ngày càng tăng, song bình quân đầu người có xu hướng giảm và thấp hơn mức trung bình của cả nước là 480,5 kg/người (2010). Điều này chủ yếu là do phần lớn diện tích Đồng Nai chủ yếu để phát triển cây công nghiệp hằng năm và lâu năm, cây ăn quả ngày càng mở rộng, trong khi đó diện tích cây lương thực ngày càng giảm. Đồng Nai gần với Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước nên vấn đề cung cấp lương thực cho người dân được đảm bảo.

Về giáo dục

Ngành giáo dục của tỉnh trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Mạng lưới các cấp học, ngành học được quan tâm đầu tư, bố trí tương đối hợp lí theo địa bàn phân bố dân cư. Năm học 2009 – 2010 số lượng 79.316 học sinh các cấp, giảm hơn các năm trước 0,5%, số học sinh tiểu học có xu hướng tăng, số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông có xu hướng giảm.

Bảng 1.15. Số trường, lớp, giáo viên, học sinh của tỉnh Đồng Nai 2006 -2010 Số Số lớp Số giáo Số học sinh

trường viên Tiểu học THCS THPT 2006-2007 510 12.814 18.137 202.615 174.220 81.259 2007-2008 519 12.742 18.519 199.720 167.371 80.291 2008-2009 523 12.514 19.107 205.751 161.102 79.848 2009-2010 527 12.512 19.821 210.681 153.286 79.316

(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 2010) Số lượng học sinh tiểu học có xu hướng tăng, còn số lượng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông có xu hướng giảm nhẹ. So với toàn tỉnh thì năm 2006 – 2007 cứ 19,8 người dân thì có 1 người trong độ tuổi đi học, đến năm 2009 – 2010 là 17,7. Số HS/1 GV cũng giảm đáng kể, năm học 2006 - 2007 trung bình có 25,3 HSPT/1 GV và giảm xuống còn 22,4 HS/1GV vào năm 2009 - 2010.

Đội ngũ giáo viên tăng nhanh về số lượng và nâng cao về chất lượng, trong tổng số 19.991 giáo viên đứng lớp thì có trên 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và và 20% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, số lượng ngày càng tăng.

Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên năm 2009 đạt 97,7%, cao hơn mức trung bình chung cả nước là 93,6%, cao hơn Đông Nam Bộ là 96,2%, chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đến năm 2010, tất cả các xã, phường của tỉnh đã hoàn thành xong chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, có 108/175 số xã, phường đã hoàn thành xong chương trình phổ cập giáo dục THPT. Có 85 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 15 trường mầm non, 35 trường tiểu học, 25 trường trung học cơ sở, 10 trường trung học phổ thông), tăng 15 trường so với năm trước.

Số lượng các trường trường cao đẳng và đại học có sự thay đổi trong thời gian qua, phải kể đến là trường đại học Lạc Hồng, trường Đại học Đồng Nai, trường Đại học Lâm nghiệp và một số trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng đã được hình thành và phát triển. Số lượng giảng viên và sinh viên các năm học tăng khá nhanh, năm 2010 khối trường đại học và cao đẳng có khoảng 938 giảng viên (trong đó có 462 giảng viên đạt trình độ trên đại học) và 621.645 sinh viên chính quy, số sinh viên hệ phi chính quy cũng tăng lên nhanh chóng. Trong những năm qua, tỉnh Đồng Nai liên kết với các trường đại học khác trong cả nước và đã mở rộng hình thức đào tạo cao học liên kết và các hình thức đại học chuyên tu, tại chức và từ xa, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn lao động.

Về cơ bản, chất lượng đào tạo của ngành đã được từng bước cải thiện nhưng vẫn còn

thấp so với yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Chẳng hạn như giáo dục chuyên nghiệp hiện nay chưa tiếp cận được đầy đủ thông tin về thị trường lao động và việc làm. Chất lượng dạy và học giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu, quy mô và chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường trên địa bàn tỉnh và cả nước.

Tuổi thọ bình quân và sức khỏe

Trong những năm qua Đồng Nai đã có những đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển ngành y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Hầu hết các chỉ số sức khỏe của người dân đã được cải thiện, các dịch vụ y tế phát triển mạnh, đặc biệt là việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngành y tế Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tựu mang tính toàn diện trong việc xây dựng mạng lưới ngành y tế, công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nâng cao cơ sở hạ tầng, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành y tế, tích cực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân.

Bảng 1.16. Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế tỉnh Đồng Nai 2006 - 2010

Năm 2006 2007 2008 2010

Số sơ sở y tế 200 223 233 223

Số giường bệnh 3.696 4.206 4.616 6.165

Giường bệnh/10.000 dân 16,3 18,3 19,0 19,0

Số cán bộ y tế 2.883 3.378 3.810 4.735

Số bác sĩ/10.000 dân 3,0 3,5 3,7 5,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 2010) Số cơ sở y tế, số giường bệnh, số cán bộ y tế ngày càng tăng, có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

Xây dựng được đội ngũ cán bộ y tế ngày càng có chất lượng và tăng nhanh về số lượng đáp ứng nhu cầu phục vụ, số lượng bác sĩ, dược sĩ ngày càng tăng, năm 2010 có 996 bác sĩ.

Mạng lưới các cơ sở y tế đang dần hoàn thiện. Đến năm 2010, toàn tỉnh đã có 223 cơ sở y tế gồm 17 bệnh viện, 13 phòng khám đa khoa khu vực, 21 nhà hộ sinh, 172 trạm y tế xã phường cơ quan xí nghiệp, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 100% trạm y tế có đầy đủ điện, nước và 85% số trạm y tế có bác sĩ. Toàn tỉnh hiện có 6.165 giường bệnh, 4.735 cán bộ y tế, trong đó có 996 bác sĩ, 64 dược sĩ cao cấp.

Chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình đạt được nhiều

kết quả to lớn, giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên hằng năm xuống đáng kể, năm 2010 là 1,19%.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có nhiều tiến bộ, tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin là 100% (2010), tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể chỉ còn 14,5% (giảm 3% so với 2006), tỉ suất chết của người mẹ giảm còn 0,01%.

Các chương trình y tế cộng đồng ngày càng được quan tâm và đầu tư nhiều hơn, xã hội hóa y tế được đẩy mạnh với sự tham gia tích cực của cộng đồng. Chương trình tiêm chủng đạt được nhiều kết quả khả quan, số người mắc bệnh sốt rét giảm nhanh chóng, số bệnh nhân chết vì sốt rét ác tính giảm 25% mỗi năm, đến nay đã không còn bệnh nhân tử vong vì sốt rét ác tính. Mạng lưới phòng chống lao, da liễu, phong ngày càng mở rộng và hoàn thiện. Tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng muối Iốt đạt 100%, đến nay đã không còn bệnh nhân mắc bệnh thiếu Iốt. Chương trình phòng chống HIV/AIDS được đẩy mạnh qua các chương trình truyền thông đại chúng, các hội thi, các đợt sinh hoạt chuyên đề các hội nghị, đoàn thể, trường học nhằm nâng cao sự hiểu biết về mối nguy hiểm và các con đường lây lan của bệnh. Tỉnh đã quản lí được số người nhiễm HIV và có biện pháp trong việc hạn chế và đảm bảo sức khỏe trong sinh hoạt – đời sống.

Bên cạnh đó, Đồng Nai thực hiện các công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh lao động, nha học đường từng bước được khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm dịch hạch, dịch tả, sốt rét, thương hàn, viêm màng não, tay chân miệng, viêm não mô cầu…ngày càng đảm bảo hơn. Thực hiện công tác xã hội hóa về y tế đã có nhiều tiến bộ thể hiện thành tựu y tế của tỉnh trng thời gian qua, song khả năng này có hạn chế ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe và y tế còn có một khoảng cách khá lớn giữa các địa phương trong tỉnh.

70,0

73,1

75,1

76,2 77,1

66 68 70 72 74 76 78

1999 2001 2003 2007 2009

Tuổi thọ trung bình

Năm

Biểu đồ 1. Tuổi thọ trung bình tỉnh Đồng Nai từ 1999-2009

Cùng với việc nâng cao mức sống dân cư, giảm tỉ lệ gia tăng dân số, công tác y tế đã góp phần làm cho tuổi thọ trung bình của người dân không ngừng gia tăng. Đến năm 2009 đã đạt 77,1 tuổi, tăng hơn 7 tuổi so với 10 năm trước. Con số này giúp cho Đồng Nai trở thành tỉnh có tuổi trung bình cao nhất nước, điều này chứng tỏ mức sống và các điều kiện chăm sóc sức khỏe của người dân đã được nâng cao.

Các điều kiện về nhà ở, nước sinh hoạt và sử dụng điện.

Nhà ở

Nếu như năm 2000, nhà kiên cố và bán kiên cố là 84% thì đến năm 2009 con số này đã tăng lên 98%. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhà tranh tre nứa trước đây được thay thế bằng những vật liệu rắn chắc hơn: khung nhà gỗ lâu bền, nhà có mái lợp tôn, nhà có lợp ngói tường gỗ ván, có nhiều hộ gia đình đã chuyển từ nhà bán kiên cố sang kiên cố.

Điều kiện nhà ở của tỉnh có phân hóa theo nhóm thu nhập, nhóm có mức sống cao (người giàu) đạt 100% hộ gia đình có nhà kiên cố, nhóm thu nhập trung bình thì có 82,2%

số hộ gia đình có nhà kiên cố, nhóm thu nhập thấp (nghèo) có 62,8% có nhà ở kiên cố (nhà xây và nhà gỗ lớn). Ở khu vực thành thị 100% số hộ gia đình có nhà kiên cố, ở nông thôn thì số lượng gia đình có nhà bán kiên cố và không kiên cố khá lớn, nhất là các xã thuộc các huyện vùng sâu vùng xa ở Xuân Lộc, Định Quán và Cẩm Mĩ.

Chất lượng nhà ở không ngừng được cải thiện thông qua tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh ngày càng tăng, năm 2010 đạt 84% (cao hơn toàn quốc đạt 82,37%), trong đó có sự khác biệt lớn giữa khu vực thành thị là 97%, nông thôn là 78%.

Nước sinh hoạt

Nguồn nước sinh hoạt ở Đồng Nai được lấy chủ yếu từ các nguồn sau: nước giếng: 63,1%, nước máy: 24,8%, các loại khác 12,1%. Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch khá cao chiếm 70%, ở khu vực nông thôn chủ yếu các hộ gia đình sử dụng nước giếng, nước sông suối…, ở một số nơi đạt mức độ an toàn khá cao, tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp, sự ô nhiễm ở các nguồn nước này diễn ra khá lớn, điều này cũng ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe dân cư. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 110 nghìn hộ dân sử dụng nước sạch, tăng gấp 3 lần so với năm 2000.

Nhà vệ sinh

Tỉ lệ số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt năm 2010 đạt 84,21%, cao hơn mức trung bình chung của cả nước là 81,47%, phân hóa khá rõ giữa thành thị và nông

Một phần của tài liệu LVTS chất lượng cuộc sống dân cư huyện định quán ( tỉnh đồng nai ) thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)