Tiêu chí v ề giáo dục

Một phần của tài liệu LVTS chất lượng cuộc sống dân cư huyện định quán ( tỉnh đồng nai ) thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGCHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH QUÁN

2.3. Hi ện trạng chất lượng cuộc sống dân cư huyện Định Quán

2.3.3. Tiêu chí v ề giáo dục

Nhờ những nổ lực không ngừng của ngành giáo dục và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo mà mạng lưới giáo dục trên toàn huyện không ngừng được mở rộng và hoàn thiện. Số lượng các trường học không ngừng tăng lên và có sự bố trí tương đối hợp lý hơn giữa các địa bàn dân cư.Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đang dần hoàn thiện mức tuyệt đối. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn các cấp là 99,9%. Toàn huyện có 75 trường học các cấp, tỷ lệ trường học kiên cố cũng đã tăng lên mức 46,6%. Tuy nhiên, số lượng giáo viên các cấp có xu hướng giảm, nhất là đối với giáo viên cấp THCS. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh có xu hướng giảm xuống, đồng thời do ngành giáo dục có chính sách tạo điều kiện cho các giáo viên thuyên chuyển về công tác ở gần nơi cư trú giữa các địa bàn trong toàn tỉnh.

Bảng 2.11 Số trường học, giáo viên và học sinh từ 2005-2012 Năm Số trường Số giáo viên Số học sinh

Tiểu học THCS THPT

2005 62 2.262 22.205 17.714 6.764

2007 70 2.473 19.976 16.158 6.954

2009 72 2.669 18.958 15.017 7.018

78.584 83.617

76.774 76.806

96.040 399,8 427,3

397,5 388,9

471,1

0 100 200 300 400 500

- 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000

2005 2007 2009 2010 2012

Sản lượng lương thực (tấn) Bình quân lương thực theo đầu người (kg/người)

Sản lượng LT Bình quân LT

2012 75 2.665 17.808 12.715 6.023

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Quán - năm 2012) Mạng lưới trường, lớp, giáo viên và học sinh mẫu giáo cũng không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Đến cuối năm 2012, tổng số trường mẫu giáo trên toàn huyện là 22 trường với 432 giáo viên tham gia trực tiếp giảng dạy. Nhờ đó mà tỷ lệ các cháu đến tuổi mẫu giáo nhập học đạt 75,6% trong tổng số các cháu trong độ tuổi trên toàn huyện. Điều này đã góp phần nâng tỷ lệ các cháu trong độ tuổi đủ điều kiện vào lớp 1 luôn đạt bình quân trên 99% tổng số cháu trong cùng độ tuổi.

Bảng 2.12 Số trường học, giáo viên và học sinh bậc mẫu giáo từ 2005-2012

Năm 2005 2007 2009 2010 2012

Số trường 16 19 20 21 22

Số giáo viên 271 285 355 393 432

Số học sinh mẫu giáo 6.318 6.865 6.776 6.876 7.787 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Quán- năm 2012)

Cơ cấu học sinh theo bậc học của huyện từ 2009-2012 có nhiều biến động. Tỷ lệ học sinh tiểu học có xu hướng tăng nhẹ trong khi ở cấp THCS và THPT đều không ngừng giảm xuống về cả số lượng và tỷ lệ. Dấu hiệu đáng mừng trong sự biến động này là tỷ lệ học sinh theo học khối sơ cấp – trung cấp nghề và khối cao đẳng – đại học tăng lên đáng kể. Điều này sẽ góp phần to lớn trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn lao động của huyện, đồng thời góp phần gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập, mức sống của người học sau đào tạo.

Biểu đồ 2.7 Cơ cấu học sinh - sinh viên huyện Định Quán năm 2009 và 2012

Tỷ lệ người biết đọc, biết viết trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên không ngừng được cải thiện nhờ ngành giáo dục không ngừng tăng cường đẩy công tác phổ cập giáo dục và chống mù chữ trên toàn địa bàn huyện. Đặc biệt là tại các xã vùng sâu và các địa bàn cư trú của các nhóm dân tộc ít người. Đến cuối năm 2010, tỷ này đã đạt 92,7%, thấp hơn so với mức trung bình toàn tỉnh 5% (của tỉnh là 97,7%) và cả nước cùng thời điểm (cả nước93,6%).

Bảng 2.13 Tỷ lệ dân số biết đọc biết viết từ 15t trở lên huyện Định Quán từ 2006-2012 Năm Tổng dân

số (người)

Dân số trên 15t (người)

Biết đọc, biết viết Không biết đọc, biết viết

Số dân % Số dân %

2006 196.113 137.867 123.391 89,5 14.476 10,5 2009 191.340 136.085 124.073 91,2 119.62 6,3 2010 197.489 141.979 131.615 92,7 7.515 5,3 2012 203.865 146.579 138.244 94,3 3.518 2,4

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Quán- năm 2012) Do đặc thù của ngành giáo dục cấp huyện vừa chịu sự quản lý, đầu tư theo ngành dọc (Sở giáo dục, Sở lao động - thương binh - xã hội) và cả ngành ngang (Phòng giáo dục - UBND huyện) nên rất khó tính chính xác nguồn ngân sách đầu tư cho toàn ngành trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng ngân sách đầu tư của UBND cấp huyện, ta cũng thấy được sự

“ưu ái” trong đầu tư, sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp trồng người.

41,8%

36,2%

19,6%

0,9% 1,5%

Năm 2009

42,8%

34,2%

16,9%

2,3% 3,8%

Năm 2012

Bảng2.14. Ngân sách của UBND huyện Định Quán đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, dạy nghề từ 2006-2012

2006 2009 2010 2012

Tổng chi ngân sách địa phương (triệu đồng)

134.648 329.476 326.138 521.516

Tổng chi ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, dạy nghề (triệu đồng)

71.234 109.176 144.375 261.576

Tỷ lệ trong tổng chi ngân sách địa phương (%)

52,9 33,1 44,3 50,2

Một phần của tài liệu LVTS chất lượng cuộc sống dân cư huyện định quán ( tỉnh đồng nai ) thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)