CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGCHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH QUÁN
2.2 Các nhân t ố ảnh hưởngđến CLCS dân cư huyện Định Quán
2.2.2 Nhân t ố kinh tế xã hội
2.2.2.1 Dân số và sự phân bố dân số
Đến năm 2012, dân số của huyện là 203.865 người, chiếm 7,5% dân số tỉnh Đồng Nai.
Dân số thành thị là 20.763 người, chiếm tỷ lệ là 10,2% - thấp hơn nhiều so với tỷ lệ dân thành thị toàn tỉnh (33,9%).
Bảng 2.3. Dân số, dân số thành thị huyện Định Quán từ 2000-2012 Năm
Dân số (người) Dân số thành thị (người) Định Quán Tỷ lệ so
toàn tỉnh (%) Định Quán Tỷ lệ dân thành thị (%)
2000 198.695 9,0 20.803 10,5
2005 196.544 8,7 20.458 10,4
2009 191.340 7,7 19.487 10,3
2010 197.489 7,7 20.113 10,3
2011 201.577 7,6 20.530 10,2
2012 203.865 7,5 20.763 10,2
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Quán năm 2012) Hơn 10 năm qua, Huyện đã đạt được nhiều thành tựu nhất định về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là trong công tác bảo vệ và chăm sóc bà mẹ và trẻ em, nhờ đó mà tỷ lệ gia tăng tự nhiên đã không ngừng giảm xuống,từ 1,58% năm 2000 đã giảm xuống còn 1,09% năm 2012, bằng với mức trung bình chung toàn tỉnh cùng thời điểm.
Biểu đồ 2.1 Số dân và tỷ lệ gia tăng tự nhiên huyện Định Quán từ 2000-2012
Từ năm 2000 đến 2009, dân số trên địa bàn đang giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là do có một lượng lớn dân cư trong độ tuổi lao động di cư ra khỏi huyện đến các thành phố, các trung tâm công nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm việc làm. Đến năm 2010, dân số đã tăng lên trở lại và đến 2012, dân số của huyện đạt 203,9 nghìn người, tăng thêm khoảng 12.000 người so với năm 2009.
Từ năm 2009 đến nay, dân số của huyện lại có xu hướng tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân chính là do nhiều xí nghiệp công nghiệp trên địa bàn huyện bắt đầu đi vào hoạt động nên thu hút mạnh lực lượng lao động mà chủ yếu là công nhân của huyện đang làm việc tại các địa phương khác về làm việc tại địa phương nhằm tiết kiệm chi phí ăn ở, sinh hoạt…
Mật độ dân số năm 2012 là 210 người/km2, thấp hơn nhiều so với toàn tỉnh (460 người/km2). Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các xã và thị trấn, tập trung cao nhất là ở thị trấn Định Quán với 2.083 người/km2, kế đến là xã Phú Vinh (709người/km2) và thấp nhất là xã Thanh Sơn (68 người/km2). Chênh lệch mật độ giữa xã Thanh Sơn và thị trấn Định Quán là hơn 30lần và so với xã Phú Vinh là hơn 10lần. Nguyên nhân là do Định Quán và xã Phú Vinh có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ lại nằm trên quốc lộ 20 rất tiện lợi cho cư trú và sản xuất. Trong khi đó, Thanh Sơn là xã vùng sâu, đường giao thông kém…nên dân cư còn thưa.
Bảng 2.4. Dân số, mật độ dân số các đơn vị hành chính huyện 2012 STT Đơn vị hành chính Dân số
(người)
Tỷ lệ so toàn Huyện (%)
Mật độ dân số (người/km2)
198,7
196,5 195,7
191,3 197,5
203,9 1,58
1,31
1,3 1,2 1,16 1,09
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8
184,0 186,0 188,0 190,0 192,0 194,0 196,0 198,0 200,0 202,0 204,0 206,0
2000 2005 2007 2009 2010 2012
Dân số (nghìn người) Gia tăng tự nhiên (%)
Năm
Số dân Tỷ lệ
Toàn huyện 203.865 100.0 210
1 Gia Canh 17.536 8,6 102
2 La Ngà 15.757 7,7 191
3 Ngọc Định 8.942 4,4 205
4 Phú Cường 13.436 6,6 237
5 Phú Hòa 6.259 3,1 400
6 Phú Ngọc 16.652 8,2 237
7 Phú Lợi 14.926 7,3 584
8 Phú Tân 10.450 5,1 233
9 Phú Túc 14.097 6,9 504
10 Phú Vinh 17.277 8,5 709
11 Suối Nho 14.675 7,2 441
12 Thanh Sơn 21.415 10,5 68
13 Thị trấn Định Quán 20.763 10,2 2.083
14 Túc Trưng 11.680 5,7 228
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Quán - năm 2012) 2.2.2.2 Cơ cấu dân số
Cơ cấu theo giới tính: cơ cấu này biểu thị mối tương quan giữa dân số Nam, dân số Nữ so với tổng dân số. Có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và đối với CLCS dân cư. Từ năm 2005 đến năm 2006, tỷ lệ dân số nữ của huyện cao hơn nam nhưng từ 2007 đến nay, tỷ lệ dân số nam lại cao hơn nữ. Tuy nhiên, sự chênh lệch lại không lớn, chỉ khoảng 0,4%.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính năm 2012
Tháp dân số của huyện cho thấy, tỷ lệ dân số nhóm dưới 60 tuổi có sự chênh lệnh không lớn giữa Nam và Nữ nhưng với nhóm trên 60 tuổi thì sự chênh lệch tương đối lớn. Số người trong độ tuổi lao động của huyện đang ở mức cao và lý tưởng, có thể xem đây là thời điểm dân số vàng của huyện với lực lượng lao động chiếm trên 58,1% dân số. Đây là thời điểm quan trọng mà huyện cần thực hiện ngay các chủ trương, chính sách để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, đưa mức sống dân cư lên tầm mới.
Cơ cấu theo dân tộc
Huyện có sự tập trung tương đối phong phú các dân tộc thiểu số sinh sống, theo kết quả điều tra của Cục thống kê Đồng Nai đầu năm 2013, toàn huyện có 32 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số với 77,3%. Sự phân bố các dân tộc trên địa bàn có sự đan xen tương đối tạo nên tính đa dạng về văn hóa và đời sống tinh thần phong phú. Dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ cao nhất trong các dân tộc thiểu số với 14,5% dân số, phân bố tập trung chủ yếu ở địa bàn 3 xã Phú Vinh, Phú Lợi và Phú Tân, có mức sống cao hơn hẳn so với các dân tộc khác.Dân tộc Dao chiếm 1,87%, phân bố tập trung ở xã Thanh Sơn, dân tộc Châu Ro chiếm 1,84%, chủ yếu tập trung ở xã Túc Trưng. Các nhóm dân tộc khác (trừ dân tộc Kinh) lại phân bố ở địa bàn vùng sâu của các xã nên thường có mức sống thấp. Việc nghiên cứu và nắm rõ tình hình các nhóm dân tộc thiểu số có ý nghĩa to lớn trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội và nâng cao CLCS dân cư của địa phương.
Biểu 2.3. Cơ cấu dân tộc huyện Định Quán 2012
Cơ cấu theo lao động
Số người trong độ tuổi lao động của huyện không ngừng tăng lên, đến năm 2012 toàn huyện có 118.485 lao động, chiếm 58,1% dân số - tỷ lệ này thấp hơn mặt bằng chung của tỉnh là 77,0% cùng thời điểm. Số lao động này hiện đang tập trung trong nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều nhất là lĩnh vực nông – lâm – thủy sản chiếm tới 72,2% tổng số lao động toàn huyện (trong khi của tỉnh chỉ là 30,7% ).
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động phân theo ngành huyện Định Quán từ 2000-2012 ST
T Năm Tổng số (người)
C.nghiệp-xây dựng Nông-lâm-thủy sản Dịch vụ Số lượng % Số lượng % Số
lượng % 1 2000 94.741 5.211 5,4 79.817 84,3 9.713 10,3 2 2005 104.820 6.880 6,6 82.440 78,7 15.500 14,7
3 2007 107.380 9.183 8,6 81.050 75,4 17.147 16,0
4 2009 109.165 10.865 10,0 79.850 73,0 18.450 17,0
5 2010 109.002 11.100 10,1 79.600 72,6 19.000 17,3
77,3%
14,5%
5,1% 3,1%
Kinh Hoa Nhóm: Mường, Dao, Tày, Nùng Dân tộc khác
6 2012 109.101 11.093 10,2 78.750 72,2 19.258 17,6
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Quán - năm 2012) Số lao động trong nền kinh tế không ngừng tăng, đến năm 2012có 109 nghìn người, tăng hơn 4.880 người so với năm 2005, bình quân tăng 0,91%/năm. Lao động trong lĩnh vực sản xuất nụng nghiệp chiếm gần ắ trong tổng số lao động, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực phi nụng nghiệp tuy cú tăng nhưng cũng chỉ cú ẳ lao động toàn huyện.
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế từ 2000-2012
Cơ cấu theo trình độ văn hóa
Lực lượng lao động đã qua đào tạo của Huyện đã không ngừng tăng lên, từ 15,1% năm 2005 đã tăng lên 42,9% năm 2012, tăng hơn2,8 lần, đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của huyện trong từng giai đoạn nhất định. Huyện đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở theo chuẩn tạm thời của tỉnh là 85,7% (12/14 đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn).
Số trường học, phòng học không ngừng mở rộng với 3 trường đã đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao trình độ dân trí, nâng cao CLCS người dân.
Tuy nhiên, lực lượng lao động của huyện cũng đang bọc lộ những hạn chế nhất định, lực lượng lao động kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên còn thiếu nhiều. Lao động hiện tại trong các ngành công nghiệp của huyện vẫn chủ yếu là lao động mới qua đào tạo sơ cấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hiện tại. Đội ngũ nhân lực trình độ cao, chuyên gia quản lý còn rất ít, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, y tế, giáo dục, môi trường…
5,4 6,6 8,6 10,0 10,1 10,2
84,3 78,7 75,4 73,0 72,6 72,2
10,3 14,7 16,0 17,0 17,3 17,6
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2000 2005 2007 2009 2010 2012
Công nghiệp - xây dựng Nông - Lâm - Thủy sản Dịch vụ
Hình 2.2. Bản đồ dân số huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai năm 2012 2.2.2.3. Sự phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2012 của huyện khá cao, hơn 8%/năm. Tuy nhiên nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ với cả tỉnh (13,2%), thì vẫn còn thấp hơn 4,9%. Quy mô nền kinh tế (tính theo gtt) tăng từ 1.365 tỷ đồng (2005) lên 3.946,9 tỷ đồng (2012), tăng lên gấp 2,9 lần trong vòng 08 năm.
84,9 67,5 64,5 57,1
15,1
32,5 35,5 42,9
2006 2009 2010 2012
Cơ cấu lao động phân theo đào tạo Chưa quan đào tạo Đã qua đào tạo
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp nhưng tốc độ diễn ra khá chậm, chỉ có 2,3% trong toàn giai đoạn 2000-2012. Với tỷ lệ nông nghiệp – phi nông nghiệp là 50,6% - 49,4%, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu trong khi tỷ lệ này của toàn tỉnh là 8,6% - 91,4%. Đặc biệt, từ 2010 đến 2012 ngành công nghiệp lại giảm tỷ trọng xuống còn 17,5%, chủ yếu là do sản xuất công nghiệp bị trì trệ dưới tác động của suy thoái kinh tế chung.
Biểu đồ 2.5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện từ 2000-2012
Nông – lâm - thủy sản
Tổng GTSX nông lâm thủy sản (tính theo gss) luôn đạt mức tăng trưởng cao, trung bình 6,7%/năm trong giai đoạn 2000-2012. Tính riêng giai đoạn 2006-2012 của huyện bình quân đạt 6,6%/năm, cao hơn hẳn so GTSX nông lâm thủy sản toàn tỉnh (5,6%/năm). Sản suất nông nghiệp của huyện đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ nhu cầu thị trường, góp phần tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập của người dân.
Sản xuất nông nghiệp năm 2012 đạt 2.609 tỷ đồng (tính theo gtt), bình quân đạt 51,8 triệu đồng/ha đất sản xuất, cao hơn mức bình quân của tỉnh gần 1,4 lần. Các cây trồng chủ lực của huyện phải kể đến là cây điều (12.948 ha), cây xoài (4.679 ha), cây cà phê (3.495 ha), cây cam – quýt (1.805 ha)… Sản xuất nông nghiệp hàng hóa dưới hình thức trang trại, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh. Năm 2012, huyện có 470 trang trại, đứng thứ 3 toàn tỉnh (sau Xuân Lộc và Thống Nhất). Kinh tế trang trại đã đã góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn của huyện, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng nhanh sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển.
Sản lượng thủy sản tăng nhanh chủ yếu nhờ vào lưu vực sông La Ngà và mặt nước hồ
52,9 52,5 50,6 52,4
13,3 15,9 20,5 17,5
38,8 31,6 28,9 30,1
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2000 2005 2010 2012
Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
Trị An. Năm 2010, sản lượng thủy sản huyện đạt 15.892 tấn, tăng gấp 2,1 lần so năm 2005 và tăng gấp 12,7 lần so với năm 2000. Sản xuất thủy sản đã giải quyết việc làm cho trên 1.500 lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân.
Các chủng loại thủy sản nuôi ngày càng đa dạng và hướng tới các loại có giá trị kinh tế cao như cá lóc, rô đồng, ba ba, diêu hồng, cá lăng…
Hoạt động lâm nghiệp của huyện trong những năm qua chủ yếu tập trung vào công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc và tu bổ diện tích rừng hiện có và thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng của chính phủ. Từ 2005 đến nay, huyện đã trồng mới hơn 1.623 ha rừng tập trung và 302.000 cây rừng phần tán (tương đương 121 ha). Công tác phòng chống cháy rừng và thực hiện tốt công tác kiểm tra, bảo vệ nên số vụ vi phạm lâm luật, cháy rừng trên địa bàn huyện không đáng kể, góp phần bảo vệ an toàn tài nguyên rừng.
Công nghiệp – xây dựng
Tổng giá trị sản suất công nghiệp toàn huyện đạt hơn 688 tỷ đồng (năm 2012), cao gấp 3,1 lần so năm 2005. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2012khá cao đạt 17,8%/năm nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân toàn tỉnh cùng kỳ (tỉnh là 19,2%/năm). Toàn huyện hiện có 1.392 cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động (2010), trong đó có 1.368 cơ sở TTCN quy mô hộ gia đình, 02 doanh nghiệp quốc doanh, 20 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 02 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hoạt động xây dựng trên địa bàn phát triển mạnh, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Năng lực chuyên môn của các đơn vị xây dựng được nâng lên nhiều, đủ năng lực đáp ứng việc xây dựng các công trình đòi hỏi cao về kỹ thuật và kiến trúc. Đến năm 2012, nhiều dự án, công trình xây dựng, nâng cấp công trình hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch… được thực hiện và hoàn thành góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn của huyện. . . Kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp và mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ nhu cầu của người dân như các công trình điện, đường, trường, trạm…
Dịch vụ
Với tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 2006-2012 là 9,7%/năm, đến năm 2012 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của huyện đạt 1.187 tỷ đồng, cao gấp 2,8 lần so năm 2005. Số cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ cũng không ngừng tăng lên, đến năm 2012 đã là 7.549 cơ sở. Trong đó, chiếm số lượng cao nhất là loại hình kinh doanh hộ cá thể thuộc khu vực ngoài quốc doanh chiếm tới 99,3% (7.498 cơ sở). Các ngành dịch
vụ chủ yếu của huyện là thương mại, viễn thông, tài chính ngân hàng luôn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, đóng góp hơn 30,1% trong cơ cấu giá trị gia tăng toàn huyện.
2.2.2.4 Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ không ngừng được xây dựng và nâng cấp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung. Trên địa bàn huyện hiện có 01 tuyến quốc lộ (QL.20) – đoạn qua huyện dài 37km đạt tiêu chuẩn đường cấp 03, được xem là tuyến giao thông huyết mạch của huyện. Các tuyến đường cấp huyện, đường nội ô thị trấn có tổng chiều dài trên 300km được phân bố theo hình xương cá, dọc theo hai bên của QL.20 nối liền đến trung tâm các xã. Việc xây dựng, phân bố mạng lưới đường giao thông không được đồng đều trên bình diện chung, các xã như Suối Nho, Gia Canh có rất ít tuyến đường bộ. Huyện còn thiếu các tuyến đường song song QL.20, các tuyến đường xương cá dọc hai bên QL.20 trở thành các tuyến đường cụt gây không ít trở ngại cho giao thương.
Bến xe khách liên tỉnh tại thị trấn Định Quán là bến xe duy nhất của huyện với 30 đầu xe là đầu mối giao thông đường bộ đối ngoại của huyện, giữ vai trò giao lưu đối ứng đi các tỉnh thành khác trong vùng.
Hệ thống giao thông đường thủy trên địa bàn chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư vùng ven sông Đồng Nai và sông La Ngà. Hiện có 06 tuyến đượng nội thủy, 02 bến phà và 05 bến đò ngang mỗi năm đưa đón khoảng 200.000 lượt khách.
Điện
Hệ thống lưới điện hạ thế đã xây dựng đến tất cả địa bàn các ấp, đạt 100% số ấp có lưới điện hạ thế. Toàn huyện có 23,3km đường dây điện cao thế 35 KV, 359km đường dây trung thế và 466km đường dây hạ thế. Số hộ dùng điện không ngừng tăng, giai đoạn 2005- 2012 bình quân 4,6%/năm. Đến năm 2012, tỷ lệ hộ sử dụng điện thắp sáng đạt 98%. Còn lại là các hộ nằm các địa bàn vùng sâu, cách trở nên chưa có lưới điện phục vụ.
Nước
Khả năng cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu của huyện còn hạn chế do cơ sở hạ tầng còn thấp, đặc biệt là tại địa bàn các xã Phú Ngọc, La Ngà, Ngọc Định nguồn nước ngầm rất khan hiếm nên tình trạng thiếu nước vẫn còn tồn tại nhất là vào mùa khô. Toàn huyện chỉ 22 cụm nước sinh hoạt nhỏ phục vụ nhu cầu của các đồng bào dân tộc thiểu số, 4 hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho một số địa bàn nhất định.
Bưu chính viễn thông
Huyện có 04 bưu cục, 08 bưu điện văn hóa xã và 22 đại lý bưu điện. Sóng điện thoại di động đã được phủ trên toàn địa bàn. Tổng doanh thu các dịch vụ bưu chính viễn thông năm 2012 đạt gần 43 tỷ đồng, cao hơn gấp 4 lần so với năm 2000.
2.2.2.5 Đường lối chính sách
Ngoài bốn nhóm nhân tố trên thì nhân tố đường lối chính sách của huyện cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Các chương trình y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, đào tạo việc làm…có ý nghĩa to lớn trong việc cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống của người dân.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
• Thuận lợi
- Diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn với thành phần chủ yếu là đất xám vàng và đất đỏ rất thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. Hơn 570 ha mặt nước (gồm lòng hồ Trị An và lưu vực sông La Ngà) đã điều kiện thuận lợi cho huyện trở thành địa phương đứng thứ 3 toàn tỉnh về số lượng các trang trại nuôi trồng thủy sản.
- Tuy mật độ dân số còn thưa nhưng số dân của huyện vẫn xếp thứ 5 so với các địa phương khác trong toàn tỉnh. Cơ cấu dân số trẻ nên có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động đã qua đào tạo không ngừng nâng cao góp phần tích cực vào sự phát triển chung của huyện. Ngoài ra, đây còn là thì trường tiêu thụ chính các sản phẩm được làm ra từ địa phương.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng không ngừng được hoàn thiện và nâng cấp có tác dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện, đã và đang tạo sức hút mạnh đến nguồn vốn đầu tư vào địa phương nhằm đẩy mạnh hơn nửa sự phát triển kinh tế và nâng cao mức sống dân cư.
- Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy tốc độ tăng trưởng trung bình năm thấp hơn mức tăng trưởng chung toàn tỉnh nhưng vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng ở mức cao. Trước tác động của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy chậm nhưng vẫn đảm bảo diễn ra đúng hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa chung của cả nước.
• Khó khăn
- Vị trí địa lý tuy thuận lợi tuy nhiên thu hút vốn đầu tư lại thua xa so với các địa phương khác trong toàn tỉnh. Do đó, việc thu hút vốn đầu tư nhất là các dự án quy mô lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ về huyện là hết sức khó khăn.