Kết quả khảo sát hoạt tính sinh học của các cặn dịch chiết từ cây Long nha thảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thực vật thuộc chi agrimonia họ hoa hồng rosaceae (Trang 42 - 46)

Thử hoạt tính sinh học được tiến tại phòng Thử hoạt tính sinh học - Viện Hóa học - Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Các cặn dịch chiết diclometan (A8), EtOAc (A9), BuOH (A10) và cặn tổng (cặn EtOH-A7) được tiến hành thử hoạt tính sinh học bao gồm hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính độc tế bào, và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định theo các phương pháp đã nêu ở mục 2.2.4.

3.4.1. Hoạt tính chống oxi hóa (antioxidant activity)

Sự sản sinh quá mức các gốc tự do trong cơ thể là nguyên nhân tổn hại tế bào, sai lệch nhiễm sắc thể, đột biến AND… dẫn đến các bệnh tim mạch, suy nhược thần kinh, lão hóa, ung thư và hàng loạt các bệnh khác.

Tác dụng chống oxy hóa của một sản phẩm sinh học có ý nghĩa bao trùm lên việc chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Phép thử xác định hoạt tính chống oxy hóa nhằm tìm kiếm các chất có khả năng bắt hoặc trung hòa các gốc tự do, làm giảm sự sản sinh gốc tự do hoặc gia tăng tốc độ phản ứng phân hủy peroxit… có tác dụng phòng chống và ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể.

Bảng 3: Kết quả thử hoạt tính chống oxi hóa của các cặn dịch chiết

Stt Tên mẫu EC50 (μg/ml)

1 A7 (Cặn EtOH) 82,34

2 A8 (Cặn CH2Cl2) >128

3 A9 (cặn EtOAc) 36,17

4 A10 (cặn BuOH) 37,34

Resveratrol 8,5

Kết quả thử nghiệm cho thấy:

Chất đối chứng là resveratrol thể hiện hoạt tính chống oxy hóa ở liều EC50 (μg/ml) = 8,5.

Các cặn EtOH (A7), EtOAc (A9) và cặn BuOH (A10) có hoạt tính chống oxy hóa ở liều EC50 (μg/ml) lần lượt là : 82,34; 36,17 và 37,34. Cặn dịch chiết diclometan (A8) không có hoạt tính chống oxi hóa.

3.4.2. Hoạt tính độc tế bào (Cytotoxic activity)

Các tế bào ung thư là những tế bào kém biệt hóa do sự phân chia quá nhanh chóng và diễn ra liên tục. Chúng có khả năng vượt qua sự kiểm soát của hệ miễn dịch của cơ thể và tăng cường xâm lấn vào các tổ chức sống lân cận. Những chất có khả năng phòng chống và điều trị ung thư là những chất có khả năng ngăn ngừa sự hoạt động và bắt giữ các tác nhân gây ung thư, ức chế quá trình tiến triển bệnh thông qua sự ức chế hoạt động một số enzyme hay tác động gây biệt hóa tế bào. Phép thử sinh học để sàng lọc và tìm kiếm các hoạt chất chữa trị bệnh ung thư sử dụng chính tế bào ung thư làm đối tượng nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, dịch chiết tổng và các dịch chiết phân đoạn của cây Long nha thảo được khảo sát hoạt tính ức chế sự phát triển tế bào ung thư thông qua phép thử gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào ung thư KB (ung thư biểu mô) và MCF2 (ung thư vú). Kết quả cho thấy:

- Chất dối chứng dương Elipticin thể hiện hoạt tính gây độc đối với cả 2 dòng tế bào ung thư với giá trị IC50 là 0,29 và 0,51 μg/ml.

- Cặn dịch chiết tổng (A7) và các cặn dịch chiết thành phần (A8, A9) đều có khả năng gây độc tế bào ung thư biểu mô (KB) với giá trị IC50 lần lượt là 41,05; 10,5 và 38,69 μg/ml tương ứng; khả năng gây độc tế bào ung thư vú (MCF-7) với giá trị IC50 lần lượt là 116,21; 31,07 và 90,53 μg/ml tương ứng. Cặn dịch chiết BuOH (A10) có khả năng gây độc tế bào ung thư biểu mô (KB) với giá trị IC50 là 20,98 μg/ml nhưng không có hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư vú (MCF-7). (Xem kết quả thử hoạt tính ở bảng 4).

Bảng 4: Kết quả thử hoạt tính độc tế bào

Stt Tên mẫu IC50 (μg/ml)

KB MCF-7

1 A7 (Cặn EtOH) 41,05 116,21

2 A8 (Cặn CH2Cl2) 10,5 31,07

3 A9 (cặn EtOAc) 38,69 90,53

4 A10 (cặn BuOH) 20,98 >128

Elipticin 0,29 0,51

3.4.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định (antimicrobial activity) Nhiễm trùng (infection) là biểu thị sự xâm nhập và nhân lên các vi sinh vật trong các mô cơ thể, gây rối loạn các cơ chế điều hòa, mất đi sự

ngắn, nhưng trong một số trường hợp bệnh cấp tính chuyển thành bệnh mãn tính với các triệu chứng kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Hàng ngày, hàng giờ sinh vật thay đổi cấu trúc tế bào khi tiếp xúc với các chất kháng sinh dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc. Do vậy việc phát hiện những hoạt chất có khả năng đặc hiệu một loại vi sinh vật nào đó có ý nghĩa rất quan trọng. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và nấm nhằm đánh giá mức độ kháng khuẩn của các mẫu thử thông qua giá trị IC50 (nồng dộ ức chế 50% sự phát triển vi sinh vật).

Kết quả cho thấy cặn chiết tổng (A7) chỉ có hoạt tính kháng 2 chủng vi sinh vật kiểm định gram (+) là chủng S. aureusB. subtilis với giá trị IC50 là 87,49 và 90,11 μg/ml, không kháng các chủng vi khuẩn gram (-) và nấm. Cặn dịch chiết diclometan (A8) có hoạt tính khá tốt, kháng cả 3 chủng vi khuẩn gram (+) là chủng S. aureus, B. subtilis và L.

fermentum với giá trị IC50 là 5,05; 2,35 và 6,55 μg/ml nhưng không kháng các chủng vi khuẩn gram (-) và nấm. Cặn dịch chiết A9A10 thì không có hoạt tính kháng khuẩn hoặc kháng nấm. (xem bảng 5)

Bảng 5: Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định

Stt Tên mẫu

Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của vi sinh vật và nấm kiểm định – IC50 ((μg/ml))

Gram (+) Gram (-)

Stapylococcus

aureus Bacillus

subtilis Lactobacillus

fermantum Salmonella

enterica Escherichia

enterica Pseudomonas

aeruginosa Candida albican

1 A7 87,49 90,11 > 128 > 128 > 128 > 128 > 128 2 A8 5,05 2,35 6,55 > 128 > 128 > 128 > 128 3 A9 > 128 > 128 89,04 > 128 > 128 > 128 > 128 4 A10 > 128 > 128 > 128 > 128 > 128 > 128 > 128

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thực vật thuộc chi agrimonia họ hoa hồng rosaceae (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)