Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Với vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. Vì thế, Đồng Nai được coi là khu vực “bản lề chiến lược” giữa bốn vùng của các tỉnh phía Nam.
Tổng GDP (giá thực tế) của tỉnh tăng lên liên tục, từ 13.614,8 tỉ đồng năm 2000, tăng lên 96.819,963 tỉ đồng năm 2011 [7]. Với 30 khu công nghiệp và 38 cụm công nghiệp năm 2011, Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, từ khi Đổi mới với cơ cấu kinh tế là nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp năm 2011 (bảng 1.5).
Bảng 1.5. GDP và cơ cấu GDP Đồng Nai theo khu vực kinh tế Năm
Các ngành Tổng GDP Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Các ngành kinh tế chuyển dịch khá nhanh thể hiện qua biểu đồ 1.1.
Qua 11 năm tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng 5,1%; ngành thương mại - dịch vụ tăng 9,6%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 14,7%.
Cụ thể:
- Năm 2000: Ngành công nghiệp xây dựng chiếm 52,2%; ngành thương mại - dịch vụ chiếm 26,5%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 22,2%.
- Đến năm 2011: ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,3%; ngành thương mại - dịch vụ chiếm 35,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5%.
7,5%
25,6
Năm 2000 Năm 2011
Khu vực I Khu vực II Khu vực III Biểu đồ 1.1. Cơ cấu GDP Đồng Nai theo khu vực kinh tế
Trong nội bộ từng ngành, sự CDCCKT cũng thể hiện khá rõ. Cụ thể như sau:
Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Trong khu vực I có xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành thủy sản (bảng 1.6).
Bảng 1.6. Cơ cấu GTSX khu vực I tỉnh Đồng Nai (2000 -2011)
Các ngành (%) Tổng
Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản
Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê năm 2011 Nếu xét theo nghĩa hẹp thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng ngành chăn nuôi đang tăng.( Bảng 1.7)
Bảng 1.7. Cơ cấu GTSX (giá thực tế) ngành nông nghiệp Đồng Nai (2000 -2011)
Các ngành Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê năm 2011
Ngành công nghiệp - xây dựng
Ở khu vực II đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Do đó, ngành công nghiệp chế biến ngày càng tăng tỉ trọng, trong khi đó thì ngành công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm (bảng 1.8).
Bảng 1.8. Cơ cấu GTSX ngành công nghiệp Đồng Nai (2000 -2011) Năm
Các ngành (%) Tổng
Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến SX và PP điện, khí đốt
Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê năm 2011 Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp có chất lượng và cạnh tranh về giá cả: Sửa chữa xe có động cơ, sản phẩm bằng da, giả da, sản phẩm dệt, thực phẩm và đồ uống …
Dịch vụ
Ở khu vực III đã có những chuyển dịch nhất định, đặc biệt các ngành dịch vụ chất lượng cao như vận chuyển kho bãi, tài chính - tín dụng, viễn thông, du lịch … đang từng bước được định hình (bảng 1.9).
hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Việc ứng dụng khoa học công nghệ đang góp phần nâng cao chất lượng của ngành dịch vụ.
Nhiều công trình giao thông đã và đang đầu tư trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế phát triển kinh tế của tỉnh.
Bảng 1.9. Cơ cấu GDP khu vực III phân theo ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Năm
Ngành (%)
Tổng sản phẩm (%)
1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân
2. Khách sạn, nhà hàng
3. Vận tải, kho bãi và TTLL
4. Tài chính, tín dụng.
5. Hoạt động khoa học và công nghệ
6. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
7. Quản lý nhà nước và ANQP
8. Giáo dục và đào tạo
9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 10. Hoạt động văn hoá và thể thao
11. Hoạt động Đảng, Đoàn thể và hiệp hội 12. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 13. Các ngành dịch vu còn lại
Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê 2011 và tính toán của tác giả 1.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
Cùng với sự phát triển các ngành kinh tế thuộc các thành phần kinh tế trong nước giải quyết thêm hàng ngàn lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
Bảng 1.10. Cơ cấu GDP (giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế
Năm Thành
phần kinh tế Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Đầu tư nước ngoài
Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê năm 2005 và 2011 Qua bảng 1.10, ta thấy cơ cấu thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ Đổi mới.
Tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước trong GDP tuy có giảm, từ 30,4%
năm 2000 xuống còn 18,6% năm 2011, nhưng đã và đang giữ các khâu then chốt ở một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong cung ứng vật tư và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, trong kinh doanh xuất nhập khẩu, tài chính, xây dựng, cơ sở hạ tầng du lịch.
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước được củng cố, khuyến khích phát triển. Tuy tỉ trọng có giảm 2,4% nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (38,2% năm 2011) và có giá trị kinh tế tăng từ 5.565 tỉ đồng năm 2000 lên 36.992 tỉ đồng năm 2011.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP, từ 28,7% năm 2000 lên 43,2% năm 2011.
1.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ
Trong tỉnh Đồng Nai, công nghiệp phân bố không đều, Thành phố Biên Hoà và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành và Trảng Bom là những nơi thu hút
nhiều đầu tư nước ngoài, tập trung các khu công nghiệp quy mô lớn. Bốn khu vực này đóng góp đáng kể trong sự phát triển công nghiệp của tỉnh (bảng 1.11).
Bảng 1.11. GTSX công nghiệp (GSS 1994) tỉnh Đồng Nai phân theo lãnh thổ
Đơn vị hành chính Tổng (tỉ đồng)
1. Thành phố Biên Hòa
2. Thị xã Long Khánh
3. Huyện Nhơn Trạch
4. Huyện Long Thành
5. Huyện Vĩnh Cửu
6. Huyện Trảng Bom 7. Huyện Thống Nhất 8. Huyện Tân Phú 9. Huyện Định Quán 10. Huyện Xuân Lộc 11. Huyện Cẩm Mỹ
Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê năm 2011 Trong tương lai, Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh, còn huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển của tỉnh Đồng Nai.
Tiểu kết chương 1
CCKT là tổng thể các mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế gồm các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế. CCKT luôn luôn biến động, biến đổi không ngừng nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế xã hội và môi trường trong những điều kiện cụ thể của đất nước.
- Cơ cấu các khu vực, các ngành kinh tế quan trọng, các thành phần và vùng kinh tế trong GDP.
- Tỉ lệ lao động giữa các ngành, các khu vực kinh tế, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp so với lao động trong các ngành khác.
- Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ từng ngành.
- Cơ cấu vốn đầu tư.
CDCCKT là sự điều chỉnh cơ cấu trên các mặt gồm cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và vùng kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, mức tăng trưởng của nền kinh tế và những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra cho từng thời gian cụ thể.
Xu hướng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay:
- Tỉ trọng KV II, KV III trong cơ cấu GDP tăng lên, còn tỉ trọng KV I giảm.
- Trong nội bộ các ngành kinh tế, tỉ trọng sản xuất hàng hóa ngày càng tăng.
- Các thành phần kinh tế cũng chuyển dịch theo quy luật chung là tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng, khu vực kinh tế nhà nước có thể giảm song vẫn phải giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm bảo tính an toàn cho nền kinh tế đất nước.
.
Hình. 2.2. Bản đồ hành chính huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Chương 2