Kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 61 - 75)

Chương 2. HIỆN TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCKT huyện Tân Phú

2.1.3. Kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động

Dân số :

Năm 2011, dân số huyện Tân Phú là 159.880 người, quy mô dân số thứ 5/11 đơn vị cấp huyện và chiếm 6,1% dân số của tỉnh Đồng Nai và có cơ cấu dân số trẻ.

Bảng 2.7. Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi huyện Tân Phú năm 2011 Nhóm tuổi

Từ 0 đến 14 Từ 15 đến 59 Từ 60 trở lên

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh- Xã hội huyện Tân Phú Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 1,13 %. Trong những năm qua, dân số trên địa bàn huyện Tân Phú có mức giảm cơ học khá lớn, bình quân hàng năm giảm 1,1%, chủ yếu do số người trong độ tuổi lao động chuyển đi làm việc tại thành phố Biên Hoà và thành phố Hồ Chí Minh.

Dân số huyện phân theo khu vực thành thị - nông thôn thì dân số nông thôn chiếm đa số với 86,3% dân sinh sống tại 17 xã, còn lại là dân số thành thị với 21.846 người (chiếm 13,7% tổng dân số).

Bảng 2.8. Quy mô và chuyển biến dân số huyện Tân Phú thời kỳ 2000 - 2011 Chỉ tiêu

Dân số toàn huyện Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên Dân số thành thị

Dân số nông thôn

Tỉ lệ dân số nông nghiệp Tỉ lệ dân số phi nông nghiệp Nữ

Nam

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Phú Tân Phú là vùng có tài nguyên nhân văn khá phong phú, đa dạng về văn hoá của các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, tôn giáo có những nét riêng trong sinh hoạt và truyền thống tạo nên sự đa dạng về sắc thái văn hóa cũng như phong tục tập quán thu hút khách du lịch.

Phân bố dân cư:

Năm 2011, mật độ dân số khoảng 206 người/km2 đứng thứ 10 trong tổng số 11 đơn vị cấp huyện của tỉnh Đồng Nai.Nhìn chung, dân số Tân Phú phân bố tương đối không đều (bảng 2.9 và bản đồ hình 2.3).

Bảng 2.9. Diện tích, dân số, mật độ dân số của huyện Tân Phú năm 2011

Xã, Thị trấn STT

Toàn huyện

1 Thị Trấn Tân Phú

2 xã Trà Cổ

3 xã Phú Thanh

4 xã Phú Điền

5 xã Phú Bình

6 xã Phú Lâm

8 xã Phú Sơn

9 xã Thanh Sơn

10 xã Phú Xuân

11 xã Phú Lộc

12 xã Phú Thịnh

13 xã Tà Lài

14 xã Phú Lập

15 xã Núi Tượng

16 xã Phú An

17 xã Nam Cát Tiên

18 xã Đắc Lua

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Phú Dân cư tập trung 1 số xã ven Quốc lộ 20, các tuyến đường liên xã, còn lại các xã vùng sâu, vùng xa dân số sống rải rác và mật độ thấp. Giữa các đơn vị hành chính mật độ dân số chênh lệch khá lớn cụ thể: Thị trấn Tân Phú 2.699 (người/km2), xã Phú Lâm 2.244 (người/km2), xã Đắc Lua 14 (người/km2), xã Phú An 87 (người/

km2).

Hình. 2.3. Bản đồ mật độ dân số huyện Tân Phú năm 2011

Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

*Khu dân cư đô thị

Thị trấn Tân Phú là đô thị duy nhất thuộc huyện, được xác định là đô thị loại 5 với diện tích hành chính 809,39 ha chiếm 1,04% diện tích tự nhiên toàn huyện.

*Khu dân cư nông thôn

Các khu dân cư nông thôn phân bố không đều, tập trung chủ yếu hai bên đường giao thông, tập trung tại các xã có điều kiện phát triển kinh tế như Phú Xuân, Phú Lâm …

Tình hình sử dụng nguồn lao động

Số người trong độ tuổi lao động từ 99.853 người năm 2000, tăng lên 100.213 người, chiếm 62,7% tổng số dân năm 2011. Nguồn lao động của huyện Tân Phú 2000 - 2011 thể hiện cụ thể qua bảng 2.10.

Bảng 2.10. Dân số lao động huyện Tân Phú thời kỳ 2000 - 2011 Năm

Tiêu chí

1. Dân số toàn huyện Tỉ lệ gia tăng tự nhiên

2. Số người trong độ tuổi lao động So với dân số của huyện

3. Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm

Tỉ lệ so số người trong độ tuổi lao động 4. Số người làm trong các ngành kinh tế - xã hội

So với số người trong độ tuổi lao động Khu vực I

Khu vực II Khu vực III

5. Cơ cấu sử dụng lao động Khu vực I

Khu vực II

Số người trong độ tuổi lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội tăng 2673 người, từ 70.733 người năm 2000 tăng lên 73.406 người năm 2011.

Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm chiếm tỉ lệ khá lớn: năm 2000 có 29.120 người (chiếm 29,1% so với người trong độ tuổi lao động), năm 2011 với tổng số 26.807 người (chiếm 26,75 % so với người trong độ tuổi lao động). Nguyên nhân do kinh tế phát triển hơn, tạo được thêm việc làm và do dân cư tham gia hoạt động kinh tế ở các địa phương ngoài huyện.

Cơ cấu sử dụng lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm, lao động sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn chiếm tỉ lệ cao (biểu đồ 2.1).

Khu vực I

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của huyện Tân Phú - Lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 63.356 người năm 2000, xuống 54.725 người năm 2011. Tỉ trọng giảm từ 89,4% năm 2000 xuống còn 74,5% năm 2011.

- Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 1.537 người năm 2000 lên 4.955 người năm 2011. Tỉ trọng tăng từ 2,4% năm 2000, lên 6,7% năm 2011.

- Lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 5840 người năm 2000 lên 13.727 người năm 2011. Tỉ trọng tăng từ 8,2% năm 2000 lên 18,7% năm 2011.

Huyện Tân Phú có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm dần và còn 1,13% năm 2011. Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học giảm từ 1,59% năm 2006 xuống 0,5% năm 2011, phần lớn giảm những người trong độ tuổi lao động, nên số người trong độ tuổi lao động hàng năm giảm, điển hình trong giai đoạn 2005 - 2010 giảm 781 người.

Nhìn chung, nguồn lao động huyện Tân Phú dồi dào chiếm 64,7% dân số năm 2011. Tuy trình độ lao động còn thấp chỉ đạt 20% lao động đã qua đào tạo kể cả đào tạo ngắn hạn năm 2010, số lượng người chưa có việc làm còn chiếm tỉ lệ lớn 26,75%

số người trong tuổi lao động năm 2011. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động, giá lao động rẻ, tăng thêm đối tượng tiêu thụ tạo khả năng cạnh tranh kinh tế, điều kiện tốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.1.3.2 Cơ sở hạ tầng

Giao thông

Giao thông đường bộ

Năm 2011, trên địa bàn huyện có tổng chiều dài đường bộ là 647,3 km, bao gồm: 1 tuyến đường quốc lộ 20 với tổng chiều dài 19 km, 23 tuyến đường huyện dài 179 km. Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn (đường xã) là 448,7 km.

Tổng chiều dài có đường chất lượng tốt là 111,8 km, chiếm 17,3%; đường có chất lượng trung bình là 138,2 km; chiếm 21,4 %, còn lại là đường chất lượng xấu.

Hiện trạng mạng lưới đường đảm bảo xe 4 bánh đến được tất cả các xã trong huyện.

Bên cạnh các tuyến đường giao thông, còn có 3 bến xe và trạm dừng chân Phú Sơn phục vụ cho lưu thông hàng hóa, hành khách.

Giao thông đường thuỷ

Có 2 sông lớn là sông Đồng Nai và sông La Ngà chảy qua địa bản huyện. Đây là 2 đoạn sông tự nhiên phía thượng nguồn với đặc điểm gấp khúc nhiều, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, mùa nước chảy xiết, mùa khô mực nước thấp. Vì vậy, việc khai thác vận tải thuỷ là rất khó khăn.

Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ của huyện phát triển đều, khá dày đặc, đang dần được nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách.

Đến nay, tất cả các xã trong huyện đều có đường ô tô đi tới nơi với chất lượng đường tốt, có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển của huyện như ở xã Đắc Lua do nằm xa trung tâm lại bị ngăn cách bởi sông Đồng Nai. Bên cạnh đó, giao thông vận tải đường thuỷ chưa phát triển chỉ phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương trong việc vận chuyển nông sản.

Trong tương lai cần phải nâng cấp, mở rộng hơn nữa hệ thống đường, bến đậu xe để đáp ứng tốt hơn, an toàn hơn cho người dân trong huyện, đặc biệt là nâng cấp đường Quốc lộ 20 (kể cả đoạn không đi qua địa bàn huyện) để thu hút phát triển huyện, do hệ thống bến bãi còn ít và chưa chú trọng phát triển.

Hệ thống điện

Hệ thống sáng công lộ hiện nay tập trung phần lớn ở khu vực đô thị và một số trung tâm xã. Tỉ lệ chiếu sáng còn thấp. Tỉ lệ số hộ sử dụng điện năm 2011 đạt 98,5%, tăng 8% so với năm 2005.

Chủ yếu mạng lưới điện của huyện chỉ cung cấp được cho những hộ sống tập trung dọc theo các trục giao thông chính của huyện, nên còn nhiều hộ sống rải rác vẫn chưa được cấp điện. Do đó còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội.

Hệ thống cấp nước

Trong những năm qua, hệ thống cấp nước huyện Tân Phú đã được quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp. Các công trình cấp nước trong huyện được sử dụng chủ yếu từ nguồn nước ngầm và một phần nước mặt sông Đồng Nai và sông La Ngà. Toàn huyện có 8 công trình cấp nước tập trung với tổng công suất đạt 2.740 m3 / ngày.đêm.

Ngoài ra, nguồn nước sử dụng cho đời sống nhân dân chủ yếu là nước ngầm và nước giếng do nhân dân tự đào. Tỉ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh là 86% (năm 2011) tăng 11% so với năm 2005.

Nhìn chung, hệ thống cấp nước của huyện đã tạm đủ cho được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, các giếng nước ngầm thì

chất lượng nước tốt, còn đối với các giếng dân tự đào có nhiều giếng nước chưa đạt chất lượng, nước bị nhiễm phèn và việc khai thác nguồn nước ngầm bị tụt vào mùa cao điểm nắng hạn (tháng 02 hàng năm).

Bưu chính viễn thông

Năm 2011, toàn huyện có 4 bưu cục, 10 bưu điện văn hoá xã và 1 đại lý bưu điện. Tổng số máy điện thoại bình quân 45,6 máy/100 dân.

Tỉ lệ người sử dụng internet năm 2005 chiếm 3,5% tăng lên 8,5% so với tổng dân số huyện năm 2011.

Trong những năm qua, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin đã có bước phát triển nhanh, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin đã tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nhu cầu phát triển vế số lượng thuê bao và khả năng thu từ dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin còn rất lớn.

Hệ thống thuỷ lợi

Huyện Tân Phú được tỉnh quan tâm đầu tư hệ thống thuỷ lợi rất sớm, trong đó có công trình thuỷ lợi lớn là hồ Đa Tôn xây dựng từ 1987 với công suất tưới là 1.042 ha và hệ thống các đập dâng có 4 đập (đập Năm Sao, đập Đồng Hiệp, đập Vàm Hô, đập Trà Cổ) với công suất tưới là 2.020 ha.

Hệ thống các trạm bơm có 10 trạm bơm với tổng công suất tưới thiết kế của hệ thống là 1.184 ha. Các trạm bơm điện được xây dựng dọc theo sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Đa Hoai và suối Đa Guy.

Hệ thống đập dâng và các trạm bơm, hệ thống kênh mương hiện nay đã được kiên cố hoá. Chỉ còn một đập dâng Vàm Hô và 4 trạm bơm là bằng đất và dã chiến, và hiện tượng các công trình thuỷ lợi không tích trữ đủ lượng nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân, như Xuân Hè 2011. Mặt khác, tình hình lấn chiếm đất đai để canh tác của những người dân sống xung quanh các công trình thuỷ lợi gây khó khăn cho công tác quản lý. Và tình hình sạt lở bờ sông Đồng Nai, sông La Ngà do nước lũ

gây ra có mức độ nguy hiểm đáng báo động, làm xâm thực và xói lở hàng chục mét đất ven bờ sông.

Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang dần được nâng cấp, phân bố rải rộng trong huyện, không những làm tăng năng suất cây trồng, mà còn đóng góp không ít cho sự phát triển công nghiệp, dịch vụ của huyện góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.1.3.3. Khoa học và công nghệ

Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với phát triển khoa học và công nghệ. Khoa học công nghệ đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Huyện đã thực hiện chuyển giao ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, đặc biệt là công tác khuyến nông, khuyến ngư và ứng dụng công nghệ sinh học, tích cực triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển một số mô hình mẫu cây trồng, vật nuôi.

Kết quả cây trồng, vật nuôi đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn và đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường. Qua đó thúc đẩy một số ngành công nghiệp và tăng giá trị ngành dịch vụ. Càng tăng ứng dụng khoa học công nghệ kinh tế càng phát triển, kinh tế sẽ chuyển biến theo hướng tích cực.

2.1.3.4. Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện năm 2010 là 755 tỉ đồng. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua biểu đồ 2.2.

14,8% 1,4%

83,8%

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010

Nguồn vốn huy động của các chi nhánh ngân hàng tăng. Trên địa bàn huyện đã có các ngân hàng như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Đại Á, Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân.

Với nguồn vốn đầu tư trên đã tạo thuận lợi mở rộng về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp, tao việc làm, lưu thông sản xuất, xây dựng đồng bộ các công trình, phát huy hiệu quả nguồn vốn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng thu nhập người dân, góp phần tăng giá trị sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên vẫn chưa có sự đóng góp của nguồn vốn từ nước ngoài (tính đến năm 2010), và nguồn vốn còn chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư trên địa bàn huyện nên trong thời gian qua sự chuyển dịch còn chậm.

2.1.3.5. Đường lối chính sách

Chính sách đất đai

Huyện thường xuyên thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Lập hồ sơ, thủ tục giao đất, cho thuê đất để xây dựng các công trình dự án đã thực hiện kịp thời theo yêu cầu đầu tư, phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất ngày càng được quan tâm, qua đó nâng cao giá trị của đất và khả năng sinh lời từ đất.

Nhà nước đã hỗ trợ vốn tín dụng và kỹ thuật để nông dân đầu tư vào sản xuất thâm canh, cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp.

Kết quả tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp và tăng hiệu quả lao động, nâng cao bảo vệ môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất.

Chính sách mở rộng thị trường

Thị trường là yếu tố quyết định sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, huyện đã đẩy mạnh sản xuất và mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Huyện đã tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách tiếp cận mở rộng thị trường trong huyện và ngoài huyện, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực, đảm bảo cho sản xuất hàng hoá tại địa phương được lưu thông, tăng

cường quản lý chất lượng để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ khắp các vùng nông thôn, tăng nhanh mức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nội địa. Kết quả góp phần đóng góp cho gia tăng thu nhập, giá trị sản xuất từ ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu người dân.

Chính sách huy động nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội, do vậy chính sách huy động nguồn nhân lực được chú trọng thực hiện:

- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng toàn diện về dân số và lao động.

- Tích cực đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, bao gồm nâng cao trình độ học vấn của nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo theo dự án, coi trọng việc kết hợp giữa đào tạo nghề với giải quyết việc làm.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực , bố trí, và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ nhằm phát huy năng lực sáng tạo của người lao động.

Kết quả đã góp phần nâng cao nguồn nhân lực cả về sức khoẻ và trí tuệ, góp phần tạo nên sự đa dạng ngành nghề, chất lượng lao động được nâng cao hơn.

Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần

Khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho kinh tế tư nhân bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Điều này đã góp phần làm cho nền kinh tế phát triển năng động hơn, sản phẩm xã hội làm ra ngày càng phong phú và đáp ứng đa dạng nhu cầu của mọi người, tăng lượng cán bộ quản lý và lao động có trình độ cao. Tạo điều kiện bước đầu cho chuyển biến nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại.

Chính sách môi trường Thu gom và xử lí rác thải:

Huyện Tân Phú có một bãi rác tại xã Phú Thanh với quy mô là 5,856 ha, đã có hệ thống quản lí thu gom, phân loại và xử lí rác thải. Công nghệ xử lí rác là phân loại, xử lý tái tạo, làm phân và chôn lấp tự nhiên.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w