Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 114 - 132)

Chương 2. HIỆN TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011

2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và CDCCKT nói riêng, trên địa bàn huyện Tân Phú cũng có sự phân hóa về mặt lãnh thổ.

Mỗi địa phương trong huyện tùy thuộc vào điều kiện và những lợi thế của địa phương mình đã tiến hành xây dựng CCKT. Kết quả thực tiễn cho thấy GTSX của các địa phương từ năm 2000 - 2011 tăng lên đáng kể, thể hiện qua bảng 2.23.

Từ năm 200 - 2011, GTSX toàn huyện tăng 4.825 tỉ đồng. Những địa phương tăng nhiều như: Thị trấn Tân Phú tăng 904 tỉ đồng, xã Phú Lâm tăng 525 tỉ đồng, xã Phú Lộc tăng 424 tỉ đồng, xã Phú Xuân tăng 311 tỉ đồng. Bên cạnh đó những địa phương tăng ít như: xã Thanh Sơn tăng 102 tỉ đồng, xã Phú An tăng 105 tỉ đồng …

Bảng 2.23. GTSX (giá thực tế) và tỉ trọng GTSX huyện Tân Phú theo lãnh thổ

STT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

18

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Phú

Sự gia tăng về GTSX cũng kéo theo sự thay đổi về tỉ trọng đóng góp trong huyện của từng lãnh thổ (biểu đồ 2.11).

Năm 2000, những địa phương đang chiếm tỉ trọng cao trong GTSX của toàn huyện là những địa phương như: Thị trấn Tân Phú chiếm 10,3%, xã Phú Lâm chiếm 9,5%, xã Đắc Lua chiếm 9%, xã Phú Lộc chiếm 7,7%, xã Phú Xuân chiếm 6,4%

GTSX toàn huyện.

9%

2,9 2,5 3,3

5,5%

3,7%

6,1%

7,7%

6,4%

2,9

Năm 2000 Năm 2011

Biểu đồ 2.11. Cơ cấu GTSX theo lãnh thổ của huyện Tân Phú

Đến năm 2011, có sự chuyển dịch trong cơ cấu GTSX , xã Đắc Lua đã giảm tỉ trong cơ cấu GTSX, thay vào đó là sự đóng góp của xã Phú Thanh và Phú Bình. Với thứ tự tỉ trọng cao trong GTSX của toàn huyện như: Thị trấn Tân Phú chiếm 17,4%, xã Phú Lâm chiếm 10,6%, xã Phú Lộc chiếm 8,6%, xã Phú Xuân chiếm 6,4%, xã Phú Thanh và Phú Bình đều chiếm 6,3% GTSX toàn huyện.

Nguyên nhân các địa phương chiếm tỉ trọng cao là do có điều kiện thuận lợi và được đầu tư phát triển. Cụ thể:

- Thị trấn Tân Phú có vị trí thu hút phát triển công nghiệp, đông dân hơn, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện, có quốc lộ 20 đi qua thuận tiện trao đổi hàng hoá, giao lưu với các địa phương khác dễ dàng hơn.

- Xã Phú Lâm nơi phát triển mạnh về thương mại, đầu mối bán buôn, bán sỉ xung quanh khu vực chợ Phương Lâm - chợ hạng 1, có quốc lộ 20 đi qua.

- Xã Phú Lộc có diện tích lớn thứ 2/18 đơn vị hành chính huyện, với thế mạnh phát triển mạnh về nông nghiệp. Xã đã bước đầu tiếp cận ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Những địa phương có tỉ trọng thấp đều là những địa phương có điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi như cơ sở hạ tầng kém phát triển, nằm ở khu vực xa xôi không gần các trục đường chính, hoặc khu vực đông dân tộc thiểu số sinh sống như các xã Đắc Lua, xã Thanh Sơn, xã Phú An, xã Núi Tượng, xã Tà Lài …

Nhìn chung, trong thời kỳ 2000 - 2011, GTSX xét về mặt lãnh thổ của huyện Tân Phú đã có sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi này thể hiện ở việc cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng tập trung phát triển các địa phương với vai trò đầu tàu nhằm tạo ra tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa góp phần phát triển các địa phương còn lại để hướng tới mục tiêu tạo lập nên sự cân bằng giữa các địa phương trong huyện.

Trong giai đoạn 2000 - 2011, hầu hết các địa phương đều tăng dần giá trị sản xuất. Một số lãnh thổ không những tăng giá trị sản xuất mà còn tăng cả tỉ trọng trong nền kinh tế toàn huyện như: Thị trấn Tân Phú chiếm 10,3% năm 2000 tăng lên 17,4% năm 2011; xã Phú Lâm chiếm 9,5% năm 2000 tăng lên 10,6% năm 2011.

Tốc độ tăng trưởng bình quân 2000 - 2011 của 2 lãnh thổ này lần lượt là 23,8% và 19,4%. Nguyên nhân là do đây là địa phương được đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại …

Ở các địa phương có sự thay đổi theo chiều hướng giảm thì Đắc Lua là địa phương có tỉ trọng giảm nhiều nhất từ 9,0% năm 2000, giảm xuống 4,5% năm 2011.

Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng kém phát triển, nằm ở khu vực xa xôi không gần các trục đường chính, và đặc biệt do tốc độ phát triển không theo kịp nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, quy mô GTSX của xã Đắc Lua vẫn tăng.

2.2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương trong huyện

Tân Phú với 18 đơn vị hành chính. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội khác nhau giữa các vùng đã tác động mạnh tới sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các vùng, có vùng kinh tế phát triển mạnh, có vùng lại chậm phát triển. Đánh giá cơ cấu GTSX và quá trình chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế của các địa phương trong huyện qua bảng 2.24 và bản đồ hình 2.4.

Bảng 2.24. Cơ cấu GTSX các khu vực kinh tế huyện Tân Phú theo lãnh thổ

Đơn vị hành Stt

chính

1 TTrấnTân Phú

2 xã Trà Cổ

3 xã Phú Thanh

4 xã Phú Điền

5 xã Phú Bình

6 xã Phú Lâm

7 xã Phú Trung

8 xã Phú Sơn

9 xã Thanh Sơn

10 xã Phú Xuân

11 xã Phú Lộc

12 xã Phú Thịnh

13 xã Tà Lài

14 xã Phú Lập

17 xã N.Cát Tiên

18 Xã Đắc Lua

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Phú

Biểu đồ cơ cấu GTSX các địa phương trong huyện Tân Phú

1 2 4

4

Hình. 2.4. Bản đồ cơ cấu giá trị sản xuất huyện Tân Phú

Qua bảng 2.24 và bản đồ cơ cấu GTSX huyện Tân Phú phân theo lãnh thổ cho thấy: Các địa phương trong huyện đều có sự chuyển dịch cơ cấu GTSX hợp lý và phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước, của tỉnh Đồng Nai. Quá trình chuyển dịch cơ cấu GTSX phân theo khu vực kinh tế giữa các địa phương cũng diễn ra khác nhau nhưng đều có sự chuyển dịch lớn (tỉ lệ phi nông nghiệp tăng trên 11%). Xét ở mức độ tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp có thể chia thành 3 nhóm:

- Nhóm chuyển dịch nhanh (tỉ lệ phi nông nghiệp tăng từ 20% trở lên) bao gồm 14 xã như: xã Phú Thanh, xã Phú Điền, xã Phú Bình, xã Phú Sơn, xã Phú Lập… với tỉ lệ phi nông nghiệp tăng lên đáng kể. Trong đó, xã Phú Điền là địa phương có sự chuyển dịch nhanh nhất trong cơ cấu GTSX tăng 33,7%. Đứng thứ hai là xã Phú Bình tăng 33,5%, kế đến là xã Phú Thanh tăng 31,1%. Có được sự chuyển dịch tích cực như trên là do các địa phương này được đầu tư phát triển đúng hướng, và do xuất phát điểm năm 2000 với tỉ trọng nông nghiệp thấp.

- Nhóm chuyển dịch chậm (tỉ lệ phi nông nghiệp tăng từ 10% trở xuống) không có địa phương nào có tỉ lệ phi nông nghiệp tăng dưới mức này.

- Nhóm chuyển dịch trung bình gồm các địa phương còn lại với mức tăng thêm từ 10% - 30%, bao gồm 13 xã, thị trấn. Trong đó, Thị trấn Tân Phú với tỉ lệ phi nông nghiệp tăng thấp nhất so với các lãnh thổ khác, do đây là địa phương đã có sự đóng góp của khu vực phi nông nghiệp ở mức cao ngay từ năm 2000 (84,4%).

Tóm lại: Xu hướng CDCCKT theo lãnh thổ huyện Tân Phú như sau:

- Tất cả các địa phương đều đã có sự chuyển dịch đáng kể, đúng hướng và ngày càng phát triển mở rộng.

- Gần nhất là lấy các địa phương phát triển mạnh trong huyện, có tỉ lệ phi nông nghiệp trong GTSX cao như Thị trấn Tân Phú, xã Phú Lâm làm mẫu, tạo động lực thúc đẩy các địa phương khác phát triển và thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Trước mắt cần tiếp tục hoàn thành dự án nâng cấp thị trấn Tân Phú lên thị xã và thành lập thị trấn mới (Phú Lâm, Phú Lập và Nam Cát Tiên) để tạo động lực phát triển cho từng vùng và cả huyện. Đồng thời tập trung đầu tư phát triển các địa phương có tiềm năng nhưng kém phát triển.

Các tiểu vùng

Cơ cấu GTSX năm 2000 Cơ cấu GTSX năm 2011

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Hình. 2.5. Bản đồ phân vùng kinh tế huyện Tân Phú

- Dựa vào những điểm tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, yêu cầu phát triển KT - XH, kết quả CDCCKT, tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành phi nông nghiệp, tiềm năng của các địa phương, có thể chia huyện Tân Phú thành 3 tiểu vùng kinh tế (thể hiện ở bản đồ phân vùng kinh tế huyện Tân Phú hình 2.5) như sau:

+ Cụm phía đông nam huyện Tân Phú: Nằm ở phía đông nam của huyện, giáp với tỉnh Bình Thuận, có đường quốc lộ 20 đi qua gồm có 1 thị trấn và 6 xã (gồm Thị trấn Tân Phú, xã Phú Thanh, xã Phú Lâm, xã Phú Trung, xã Phú Xuân, xã Phú Bình, và xã Phú Sơn). Trong đó, Thị Trấn Tân Phú đang trong giai đoạn nâng cấp lên đô thị loại IV, còn Phú Lâm nâng cấp lên thành đô thị loại V. Với tổng diện tích tự

nhiên là 101,36 km2, chiếm 14,2% diện tích toàn huyện, dân số năm 2011 là 88.576 người chiếm 55,4% dân số toàn huyện, mật độ dân số 803 người/km2. Đây là vùng có sự CDCCKT trên 11%, nhưng tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành phi nông nghiệp cao trên 58% năm 2011, có nơi chiếm 96,5%. Đây là vùng chủ lực về công nghiệp, thương mại. Riêng Thị trấn Tân Phú đã quy hoạch khu công nghiệp 50ha nằm trên quốc lộ 20 là khu vực khuyến khích đầu tư. Hiện nay, vùng đứng đầu cả huyện về công nghiệp, thương mại dịch vụ.

+ Cụm phía tây huyện Tân Phú: Đây là vùng có đường liên tỉnh đi qua gần như nằm ở ranh giới phía tây của huyện giáp với huyện Định Quán, gồm 6 xã (xã Trà Cổ, xã Phú Điền, xã Phú Lộc, xã Phú Thịnh, xã Tà Lài và xã Phú Lập). Với tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 137 km2, chiếm 17,6% diện tích của toàn huyện, dân số năm 2011 là 44.759 người chiếm 28,0% dân số của huyện, mật độ dân số của vùng là 327 người/km2. Đây là vùng phát triển mạnh về nông nghiệp, với tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành phi nông nghiệp chuyển dịch tương đối nhanh. Nếu có biện pháp hợp lý sẽ thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển theo: các ngành công nghiệp chế biến nông sản, các điểm hoặc các trung tâm thu mua nông sản …

+ Cụm phía bắc huyện Tân Phú: là vùng gồm có 5 xã (xã Thanh Sơn, xã Núi Tượng, xã Phú An, xã Nam Cát Tiên, xã Đắc Lua). Với tổng diện tích tự nhiên là 529,9 km2, chiếm 68,2% diện tích của toàn huyện, dân số năm 2011 là 26.545 người chiếm 16,6% dân số của huyện, mật độ dân số của vùng là 60 người/km2. Đây là

vùng chậm phát triển nhất trong huyện, tỉ trọng ngành nông nghiệp còn chiếm tỉ trong cao từ 40- 70%. Hiện nay, tỉnh và huyện vẫn đang có chính sách ưu tiên cho các xã trong khu vực này phát triển như: khuyến khích cho những người công tác, đi học trong một số xã của vùng …

2.3. Đánh giá hiện trạng CDCCKT huyện Tân Phú thời kỳ 2000-2011 2.3.1. Những mặt đã đạt được

CCKT có sự chuyển biến tích cực theo hướng CNH – HĐH.

KV I có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỉ trọng các loại cây lâu năm, có giá trị kinh tế cao, chuyển dịch đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nghèo có giá trị kinh tế thấp, sang trồng rừng sản xuất có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng thị trường.

Tỉ trọng giá trị gia tăng của KVI giảm từ 56,7% năm 2000, xuống còn 55,4%

năm 2005 và xuống 56,3% năm 2011.

Tỉ trọng KV II trong giá trị gia tăng tăng từ 3,9% năm 2000, lên 7,1% năm 2005 và 11,4% năm 2011. Trong nội bộ ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi, công nghiệp chế biến đang phát triển mạnh với các ngành công nghiệp chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến gỗ, đây là lợi thế hàng đầu của huyện. Gần đây phát triển thêm ngành dệt may, giày dép.

KV III cũng có sự tăng trưởng giá trị qua các năm, các dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng, hệ thống hạ tầng được cải thiện, thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Tỉ trọng của khu vực này đang giảm trong cơ cấu giá trị gia tăng, từ 39,4% năm 2000 xuống lên 37,5% năm 2005 và 32,2% năm 2011.

Giá trị gia tăng bình quân trên đầu người không ngừng tăng cao giá trị gia tăng bình quân đầu người (giá thực tế) từ 3,504 triệu đồng/người năm 2000, tăng 5,414 triệu đồng/người năm 2005, lên 11,427 triệu đồng/ người năm 2010, và đạt 13,505 triệu đồng/ người năm 2011.

Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giúp tăng thu nhập người dân, xoá đói giảm nghèo, làm giảm phụ thuộc của nông hộ vào việc khai thác rừng, làm giảm thiểu nạn phá rừng và suy thoái đa dạng sinh học, đặc biệt

là khu vực ven Vườn quốc gia Cát Tiên.

Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tỉ trọng trong KV II và KV III ngày càng tăng dần.

Tỉ trọng lao động trong KV I từ 82,2% năm 2005, giảm xuống 74,5% năm 2011, tỉ trọng của KV II từ 17,8% năm 2005, tăng lên 25,4% năm 2011.

Các thành phần kinh tế trong huyện cũng dần phát triển và đan xen nhiều hình thức sở hữu.

Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng không cao và đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu GTSX phân theo thành phần kinh tế từ 6,3% năm 2000, xuống còn 4,8% năm 2011.

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy kinh tế của huyện. Tỉ trọng của khu vực chiếm tỉ trọng cao chiếm 93,7% năm 2000 và đạt 91,5% năm 2011. Trong đó thành phần kinh tế tập thể và kinh tư nhân đang phát triển mạnh.

Về mặt lãnh thổ, các địa phương trong huyện có sự chuyển dịch đáng kể. Trong đó, một số địa phương được xem là đầu tàu vẫn giữ được vai trò của mình trong việc thúc đẩy các địa phương khác phát triển.

Các địa phương được xem là đầu tàu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện Tân Phú như: Thị trấn Tân Phú, xã Phú Lâm với cả huyện và vùng có quốc lộ 20 đi qua. Các địa phương này đều có tỉ trọng phi nông nghiệp với tỉ lệ cao. Trong đó, Thị trấn Tân Phú là có cơ cấu GTSX với tỉ trọng phi nông nghiệp cao nhất, chiếm 96,5% năm 2011.

2.3.2. Những khó khăn và thách thức

Vị trí của huyện Tân Phú nằm xa các trung tâm kinh tế lớn, các xã trong huyện thuộc miền trung du. Kinh tế của huyện vẫn chủ yếu là nông nghiệp.

Công nghiệp chưa phát triển, kết cấu hạ tầng chưa mạnh đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp hoá.

Mặc dù CCKT có sự chuyển dịch tích cực theo quy luật chung, nhưng KV I vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn, các ngành kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

KV I chiếm tỉ trọng lớn trong CCKT, nhưng về quy mô, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất hàng hóa và phục vụ công nghiệp chế biến.

Ngành chăn nuôi trong những năm qua còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi còn nhỏ lẻ, các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và hiệu quả chưa cao. Diện tích trồng cỏ chăn nuôi chủ yếu dưới tán cây lâu năm. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế.

Một số loại thủy sản được xếp vào sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản nhưng sản xuất còn phân tán thiếu sự tập trung, thiếu các vùng sản xuất chuyên canh mang tính hàng hóa.

Thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, giá cả bấp bênh. Các mặt hàng nông, lâm nghiệp vốn là thế mạnh của huyện, nhưng hiện nay gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, bởi vì chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chất lượng chưa ổn định, sản phẩm chủ yếu mới qua công đoạn thô sơ hoặc sơ chế.

Do đi lên từ điểm xuất phát thấp, nên ngành công nghiệp tuy đã có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng khối lượng sản phẩm không nhiều, trình độ công nghệ sản xuất còn thấp, chưa sản xuất được những sản phẩm công nghệ cao, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ, lẻ phân tán rộng trên địa bàn, công nghệ sản xuất thì lạc hậu, sản xuất không ổn định, hiệu quả không cao, khả năng cạnh tranh kém, tập trung chủ yếu vào ngành nghề chế biến, gia công cơ khí, xây dựng, … nên giá trị và tỉ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế huyện còn thấp.

Chất lượng hoạt động của ngành dịch vụ còn thấp:

- Thương nghiệp chưa thực sự đóng vai trò chủ đạo trong quá trình chuyển dịch cũng như là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

- Mạng lưới chợ trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng chợ còn thiếu, không đồng bộ, một số điểm chợ chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi của người dân.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 114 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w