Kết quả mô hình phân bố cho loài Thỏ vằn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bố, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn Trường Sơn Nesolagus Timminsi (Trang 73 - 83)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Kết quả mô hình hóa phân bố

3.3.2. Kết quả mô hình phân bố cho loài Thỏ vằn

Các mô hình Maxent được thực hiện để xây dựng phân bố cho loài Thỏ vằn Trường Sơn đều có các chỉ số đánh giá mô hình ở mức tốt, thể hiện khả năng nhất định

65

trong việc dự đoán vùng phân bố của Thỏ vằn, với giá trị AUC trung bình đều lớn hơn 0,8. Mô hình tốt nhất cho phân bố tiềm năng hiện tại có giá trị AUC bằng 0,838, và mức loại bỏ nhỏ hơn 0,1 (Hình 19). Tất cả các mô hình Maxent cuối cùng đều khá tương đồng trong đặc điểm phân bố chung của Thỏ vằn Trường Sơn, và chỉ khác biệt ở một số vị trí cụ thể.

Hình 19. Giá trị AUC của mô hình tốt nhất cho phân bố tiềm năng hiện tại của Maxent

Giá trị regularization multiplier được chọn bằng 3,0 cho mô hình tốt nhất có nghĩa là mô hình cuối cùng tương đối linh hoạt, có tính tổng quát cao, và phù hợp để sử dụng dự báo vùng phân bố của Thỏ vằn Trường Sơn trong tương lai. Vì thế, kết quả về phân bố hiện tại từ mô hình Maxent này nên được hiểu là các vùng “tiềm năng”, tức là có khả năng có xuất hiện Thỏ vằn Trường Sơn, hơn là các vùng “lõi”, tức là các vùng chắc chắn có Thỏ vằn Trường Sơn.

66

Hình 20. Phân bố tiềm năng hiện tại của Thỏ vằn Trường Sơn, với vị trí của các khu bảo tồn ở khu vực dãy Trường Sơn

Dựa trên kết quả mô hình (Hình 20), vùng phân bố tiềm năng hiện tại của Thỏ vằn Trường Sơn nằm trong các khu vực sau:

Một phần diện tích phía Tây của tỉnh Nghệ An, một phần nhỏ diện tích phía Đông Nam của tỉnh Xiangkhoang, và một phần diện tích phía Đông của tỉnh

67

Bolikhamxay. Các khu bảo tồn chính nằm ở khu vực này bao gồm khu bảo tồn Pù Huống (Việt Nam), Vườn quốc gia Pù Mát (Việt Nam), khu bảo tồn Nam Chuane (Lào), và một phần khu bảo tồn Nakai Nam Theun (Lào). Trong đó, khu bảo tồn Nam Chuane chưa có ghi nhận chính thức về Thỏ vằn Trường Sơn.

Phần phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, và phần phía Đông tỉnh Khammouan. Các khu bảo tồn chính nằm ở khu vực này bao gồm Vườn quốc gia Vũ Quang (Việt Nam), khu bảo tồn Kẻ Gỗ (Việt Nam), phần lớn diện tích khu bảo tồn Nakai Nam Theun (Lào), và khu bảo tồn Hin Nam No (Lào). Trong đó, Vườn quốc gia Vũ Quang và khu bảo tồn Kẻ Gỗ chưa có ghi nhận chính thức về Thỏ vằn Trường Sơn.

Phần phía Tây của tỉnh Quảng Bình, bao gồm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bảng.

Phần phía Tây của tỉnh Quảng Trị, và phần phía Đông của tỉnh Savannakhet. Các khu bảo tồn chính nằm ở khu vực này bao gồm khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa (Việt Nam), khu bảo tồn Dakrong (Việt Nam), và một phần khu bảo tồn Dong Phou Vieng (Lào). Trong đó, khu bảo tồn Dong Phou Vieng chưa có ghi nhận chính thức về Thỏ vằn Trường Sơn.

Phần phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, và một phần phía Đông của tỉnh Saravan.

Các khu bảo tồn nằm trong khu vực này bao gồm khu bảo tồn Phong Điền (Việt Nam), khu bảo tồn Sao la Huế (Việt Nam), Vườn quốc gia Bạch Mã (Việt Nam), và một phần khu bảo tồn Xe Sap (Lào). Trong đó, khu bảo tồn Phong Điền chưa có ghi nhận chính thức về Thỏ vằn Trường Sơn.

Phần phía Tây và một phần phía Bắc, đặc biệt là khu vực miền núi giáp với Thừa Thiên Huế, của tỉnh Quảng Nam, và một phần nhỏ diện tích phía Đông của tỉnh Xekong. Các khu bảo tồn trong khu vực này bao gồm khu bảo tồn Sao la Quảng Nam (Việt Nam), khu bảo tồn Sông Thanh (Việt Nam), và một phần nhỏ khu bảo tồn Ngọc Linh phía Quảng Nam. Trong đó, khu bảo tồn Ngọc Linh chưa có ghi nhận chính thức về Thỏ vằn Trường Sơn.

68

Tuy nhiên, khi kết hợp thông tin từ kết quả mô hình với thông tin từ kết quả phỏng vấn, đặc biệt là phỏng vấn chuyên gia, một số khu vực, đặc biệt là các khu bảo tồn, vẫn chưa có hoặc ít có xác nhận thực địa chắc chắn về việc có loài Thỏ vằn sinh sống, nhưng từ kết quả mô hình và phỏng vấn thì có khả năng cao có quần thể Thỏ vằn sinh sống, đã được xác định. Các khu vực đó bao gồm:

Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh, Việt Nam: Với khoảng cách tương đối gần giữa Vườn quốc gia Vũ Quang với các khu vực khác trong tỉnh Hà Tĩnh đã có ghi nhận loài Thỏ vằn, ví dụ như khu vực Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Kim, … và kết quả phỏng vấn người dân địa phương cũng xác nhận có loài này, nên Vũ Quang có thể là nơi có quần thể N. timminsi tương đối lớn.

Khu bảo tồn Hin Nam No và khu rừng Khoun Xe Nong Ma, tỉnh Khammouane, Lào: Với khoảng cách từ Hin Na No đến hai khu bảo tồn đều đã có ghi nhận loài Thỏ vằn Trường Sơn, gồm khu bảo tồn Nakai Nam Theun và Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu vực này được coi là có tiềm năng rất cao cho việc tìm thấy các quần thể đáng kể của N. timminsi.

Khu bảo tồn Phong Điền, Thừa Thiên Huế, Việt Nam: Với khoảng cách gần như là liền kề giữa khu bảo tồn Phong Điền và khu bảo tồn Dakrong, Quảng Trị, thì Phong Điền có khả năng cao cũng có một số quần thể nhất định của N. timminsi.

Khu bảo tồn Ngọc Linh, Quảng Nam, Việt Nam: Mặc dù chưa có xác nhận thực địa về loài Thỏ vằn ở đây, tuy nhiên, với khoảng cách từ Ngọc Linh đến khu bảo tồn Sông Thanh thì khả năng cao loài Thỏ vằn Trường Sơn vẫn có mặt ở một số vùng có độ cao thấp thuộc Ngọc Linh.

Về thay đổi vùng phân bố của Thỏ vằn Trường Sơn dưới tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai, vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch bản RCP 2,6 (màu vàng nhạt) và kịch bản RCP 8,5 (màu cam đậm) của

69

hai mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu là BCC-CSM1-1 (Hình 21) và MIROC5 (Hình 22) được trình bày dưới đây.

Hình 21. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch bản RCP 2,6 và kịch bản RCP 8,5 của mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu BCC- CSM1-1

70

Hình 22. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch bản RCP 2,6 và kịch bản RCP 8,5 của mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu MIROC5 Mặc dù các mô hình dự báo về vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn có phần khác nhau về vị trí cụ thể, nhưng có hai xu hướng rõ rệt cho phân bố trong tương lai của loài Thỏ vằn Trường Sơn. Xu hướng thứ nhất là, phân bố tiềm năng trong tương lai của Thỏ vằn Trường Sơn sẽ suy giảm đáng kể so với phân bố tiềm năng hiện nay. Ví dụ, tổng diện tích phù hợp với loài sẽ giảm ở mức 52,5% ở mô hình BCC-CSM1-1 với kịch bản RCP 2,6, hoặc ở mức 40,3% ở mô hình BCC- CSM1-1 với kịch bản RCP 8,5, hoặc ở mức 48,1% ở mô hình MIROC5 với kịch bản RCP 2,6, hoặc ở mức 66,7% ở mô hình MIROC5 với kịch bản RCP 8,5 (Bảng 3). Xu hướng thứ hai, và cũng có tương đồng với xu hướng thứ nhất, là vùng phân bố của loài Thỏ vằn Trường Sơn sẽ có xu hướng tập trung hơn vào những khu vực có chạy dọc theo biên giới Việt Nam – Lào (Hình 23, 24). Các quần thể của N.

timminsi ở các khu vực đi xa hơn về phía nội địa Việt Nam hoặc Lào, ví dụ như các khu gần phía Đông của vùng từ Nghệ An đến Quảng Bình, sẽ có nguy cơ bị chia cắt

71

và phân mảnh lớn. Vì thế, một khu vực cảnh quan tương đối liền mạch và lớn chạy theo dãy Trường Sơn, từ Vườn quốc gia Vũ Quang, đến khu bảo tồn Nakai Nam Theun, đến Phong Nha Kẻ Bàng, Hin Nam No, Xe Sap, hai khu bảo tồn Sao la, và Sông Thanh, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ các quần thể của loài Thỏ vằn Trường Sơn trong tương lai.

Bảng 3. Diện tích vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn trong các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau

Vùng phân bố theo kịch bản Diện tích (km2)

Vùng phân bố tiềm năng hiện tại 38.356

Vùng phân bố theo kịch bản RCP 2,6 của MIROC5 19.844 Vùng phân bố theo kịch bản RCP 8,5 của MIROC5 12.714 Vùng phân bố theo kịch bản RCP 2,6 của BCC-CSM1-1 18.187 Vùng phân bố theo kịch bản RCP 8,5 của BCC-CSM1-1 22.877

72

Hình 23. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch bản RCP 8,5 của mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu BCC-CSM1-1 và phân vùng độ cao ở Việt Nam và Lào

73

Hình 24. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch bản RCP 8,5 của mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu MIROC5 và phân vùng độ cao ở Việt Nam và Lào

74

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bố, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn Trường Sơn Nesolagus Timminsi (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)