Đặc điểm sinh học của 3 loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium L.)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hóa học của một số loài của chi mần tưới eupatorium l họ cúc asteraceae ở việt nam (Trang 30 - 49)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm sinh học của một số loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium L.) ở Việt Nam

3.1.2. Đặc điểm sinh học của 3 loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium L.)

Turcz. 1851. Bull. Soc. Nat. Moscou, 24 (1): 170; Ohwi. 1965. Fl. Jap. 867;

Chen. Y. 2011. Fl. China, 20-21: 884 – 886. Phamhh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 3: 246;

L. K. Bien. 2007. Fl. Vietn. 7: 119 – 120.

Tên Việt Nam: Mần tưới, Lan thảo, Trạch lan.

Synonym: Eupatorium staechadosmum Hance, 1862. Ann. Sci. Nat. (4) 18:

222; Gagnep. 1924. Fl. Gen. Indoch. 3: 507.

Thân cỏ, hình trụ, không lông, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, lá phía trên ngọn thường mọc cách, hình mũi mác, chóp nhọn, mép răng cưa, kích thước (6 – 13)

× (1 – 2) cm; lá đơn nguyên, đôi khi lá xẻ 3 thùy sâu; gân dưới nổi rõ có 3 – 6 cặp gân phụ; lá non màu xanh, lá già màu xanh tím, có lông ở cả 2 mặt, mặt trên lông chỉ có ở gân; cuống dài 0,5 – 1,2 cm, có lông. Cụm hoa đầu hợp thành dạng tán mọc ở đỉnh ngọn, đỉnh cành hoặc nách lá; cuống cụm hoa đầu rất ngắn, lông dày đặc và có 5 hoa. Hoa hình ống, lưỡng tính, hữu thụ, dài 0,6 – 0,8 cm. Tổng bao gồm 8 – 10 lá bắc xếp 2 hàng, hàng trong dài 5 – 6 mm, hàng ngoài dài 2 – 4 mm, có lông ở mặt lưng, đỉnh tù. Đế cụm hoa phẳng. Ống tràng màu trắng hơi tím, đỉnh có 5 thùy ngắn.

Bao phấn có đỉnh tù, không có tai. Vòi nhụy dài hơn ống tràng, đầu vòi xẻ 2 thùy sâu, núm nhụy đầu nhọn không lông, sát với vị trí xẻ thùy có lông dày đặc, gốc vòi nhụy có lông đa bào. Quả bế, dài 3 mm, màu nâu đen, vỏ không có tuyến, 5 gờ dọc, trên gờ có lông cứng ngắn, thưa thớt. Mào lông trên đỉnh quả dài 3 – 5 mm, có nhiều gai nhọn trên lông và đỉnh lông tù.

Typus: Herb. Turczaninov (LE).

Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa quả vào tháng 10 – 12. Mọc ở những nơi có độ ẩm cao như ven suối trong rừng, bãi đất ẩm ven rừng..., độ cao 100 – 1600.

Phân bố: Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đắc Nông.

Giá trị sử dụng: Ở nước ta, cây Mần tưới được thu hái toàn cây trước khi cây ra hoa dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Thường dùng để điều trị kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều, ứ huyết phù thũng, choáng váng hoa mắt, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, chữa sốt. Nhân dân thường dùng lá non để ăn gỏi hoặc nấu canh, đặc biệt chúng được sử dụng để trừ bọ gà, mạt gà, bọ chó. Chống mọt các loại đậu xanh, đậu đen.

Mẫu nghiên cứu: Cao Bằng, Lê Kim Biên, 11547 (HN), 11546 (HN), 11545 (HN), 11544 (HN), 11543 (HN) – Lào Cai, Lê Kim Biên, 11611 (HN), 11612 (HN),

11613 (HN), 11614 (HN) – Vĩnh Phúc, Thành, TB-0001413A (NIMM), TB- 0001413B (NIMM) – Hà Nội, Tập, TB-0001989 (NIMM) – Đắc Nông, L. Đ. Chung, TB-0009789A (NIMM), TB-0009789B (NIMM).

Hình 3.1: Eupatorium fortunei Turcz.

a. Dạng sống b. Cành mang hoa

c. Mặt trên phiến lá d. Mặt dưới phiến lá (Hình a, c, d: Phạm Thị Vân Anh; Hình b: Phan Kế Lộc)

Hình 3.2: Cơ quan sinh sản loài Eupatorium fortunei Turcz.

a. 1 cụm hoa đơn vị b. Hoa

c. Tràng hoa d. Lá bắc

e. Vòi nhụy f. Quả

g. Lông trên vỏ quả

(Hình 3.2: Phạm Thị Vân Anh) Đặc điểm giải phẫu:

a. Thân (Hình 3.3.a, b)

Biểu bì gồm 1 lớp tế bào có kích thước đều nhau, xếp sát nhau, thành tế bào phía ngoài dày hơn và có phủ cuticul trên bề mặt. Vỏ sơ cấp gồm các tế bào mô dày dạng góc (khoảng 3 – 5 lớp tế bào). Mô mềm vỏ gồm các tế bào vách mỏng với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, thành tế bào có góc tròn tại các góc này có các khoảng gian bào nhỏ. Các bó sợi phloem nằm phía ngoài phloem. Trụ dẫn thứ cấp gồm các bó mạch lớn, nhỏ được tách riêng biệt bởi tia tủy. Các bó mạch với phloem ở ngoài, tầng sinh mạch gồm 1 – 2 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt ở giữa, xylem ở trong tạo nên bó mạch chồng chất hở. Trong cùng là tủy gồm những tế bào mô mềm có hình dạng gần tròn, kích thước lớn và có các khoảng gian bào nhỏ giữa các tế bào.

b. Rễ (Hình 3.3.c)

Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau. Vỏ sơ cấp gồm các tế bào mô mềm vách mỏng với hình dạng, kích thước gần đều nhau xếp lộn xộn phần gần biểu bì có khoảng gian bào khá rộng, càng gần trụ dẫn các tế bào xếp thành các vòng tròn đồng tâm. Trụ dẫn với phloem phía ngoài, xylem phía trong và tầng sinh mạch ở giữa tạo thành vòng liên tục và trong cùng là tủy gồm các tế bào mô mềm. Nội bì không biểu hiện.

c.

Phiến lá (Hình 3.3.e): Biểu bì gồm 1 lớp tế bào, mặt trên các tế bào xếp sát nhau và có kích thước lớn có phủ cuticul, tế bào biểu bì mặt dưới có các lỗ khí. Mô giậu gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật xếp thẳng góc với biểu bì. Mô xốp gồm 3 – 4 lớp tế bào tròn hoặc gần tròn xếp lỏng lẻo tạo ra các khoảng gian bào khá rộng.

Gân chính (Hình 3.3.d): Phía trên và phía dưới gân lá có 1 lớp tế bào biểu bì xếp sát nhau. Tế bào mô dày dạng góc (mặt trên và mặt dưới của gân chính). Trụ dẫn gồm các bó mạch nhỏ xếp riêng rẽ thành hình vòng cung, xylem phía trên, phloem phía dưới.

Ngoài ra, các tế bào mô mềm với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, có các khoảng gian bào nhỏ giữa các tế bào.

Hình 3.3: Lát cắt ngang loài Eupatorium fortunei Turcz.

a. Lát cắt ngang qua thân b. Mô dày

c. Lát cắt ngang qua rễ

d. Lát cắt ngang qua gân chính e. Lát cắt ngang qua phiến lá 1. Biểu bì

2. Mô dày 3. Mô mềm

4. Sợi 5. Phloem

6. Tầng sinh mạch

7. Xylem 8. Mô giậu 9. Mô xốp (Hình 3.3: Phạm Thị Vân Anh)

3.1.2.2. Eupatorium japonicum Thunb.

Thunb. 1784. Fl. Jap. 307; DC. 1836. Prodr. 5: 180; Phamhh. 2003. Illustr. Fl.

Vietn. 3: 246; L. K. Bien. 2007. Fl. Vietn. 7: 126 – 127.

Tên Việt Nam: Yên bạch nhật, Sơn lan.

Thân cỏ, phân nhánh nhiều, thân và cành có lông đa bào. Lá mọc đối, hình mác thuôn nhọn, lá đơn nguyên, lá phía gốc thân thường xẻ 3 thùy sâu, kích thước (8 – 10) × (1,5 – 2,5), mép có răng cưa; 5 – 6 cặp gân phụ, có lông ở cả 2 mặt, thường tập trung nhiều ở gân, mặt dưới có tuyến hình hạt tròn màu vàng dày đặc; cuống lá dài 3 – 6 mm có lông đa bào, gốc lá nhọn. Cụm hoa đầu, hợp thành dạng ngù mọc ở đỉnh ngọn; cụm hoa đầu có cuống dài 1 – 4 mm, có lông và có 5 hoa. Hoa hình ống, lưỡng tính, 6 – 7 mm. Tổng bao gồm 7 – 12 lá bắc, xếp 2 – 3 hàng; hàng ngoài 1 – 2 mm, hàng trong 3 – 5 mm, đỉnh tù, mặt lưng phủ lông. Đế hoa phẳng. Ống tràng màu trắng, trắng tím hoặc trắng xanh, đỉnh có 5 thùy. Bao phấn có đỉnh tù, không có tai.

Vòi nhụy dài hơn ống tràng, núm nhụy đầu nhọn không lông đầu vòi xẻ 2 thùy sâu, sát với vị trí xẻ thùy có lông dày đặc, gốc vòi nhụy có lông đa bào. Quả bế dài 2 – 3 mm, màu nâu đen, có 5 gờ dọc, có tuyến hạt màu vàng trên vỏ quả. Mào lông dài 3 – 4 mm, khoảng 28 – 42 lông, lông xù xì, đỉnh tù.

Typus: Herb. (TI).

Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa và có quả tháng 6 – 12. Mọc ở các trảng cỏ, trên các vách núi đá, chân núi đá, ven rừng thưa, ở độ cao 100 – 1600 m.

Giá trị sử dụng: Thu hái toàn cây và rễ có tính bình, vị đắng, cay. Dùng để trị ho do phong hàn, đau lưng do hàn thấp, sởi không mọc kinh nguyệt không đều.

Phân bố: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng.

Mẫu nghiên cứu: Lào Cai, Biên, Đỏ, Khôi, 11587 (HN), 11586 (HN), 11585 (HN), 11584 (HN) – Lê Kim Biên, 11852 (HN), 11851 (HN), 11853 (HN) – Lào Cai, Trại, Tập, TB-0008831A (NIMM), TB-0008831B (NIMM), TB-0008831C (NIMM).

Đặc điểm giải phẫu:

a. Thân (Hình 3.6.b,c,d)

Biểu bì gồm 1 lớp tế bào có kích thước đều nhau, xếp sát nhau, có lông đa bào.

Vỏ sơ cấp gồm 2 – 3 lớp tế bào mô dày dạng phiến, mô mềm vỏ gồm 1 – 3 lớp tế bào vách mỏng với nhiều kích thước, phần lớn các tế bào có hình chữ nhật. Trụ dẫn thứ cấp gồm các bó sợi phloem cùng với xylem phía trong bao kín phloem, tầng sinh mạch gồm 2 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt nằm giữa phloem và xylem. Nằm xen kẽ

giữa các bó sợi là ống tiết. Trong cùng là tủy gồm những tế bào mô mềm có nhiều hình dạng gần tròn kích thước khá lớn và có các khoảng gian bào nhỏ giữa các tế bào.

b. Rễ (Hình 3.6.a)

Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình đa giác gần tròn xếp sát nhau. Vỏ rễ sơ cấp gồm các tế bào mô mềm vách mỏng với hình dạng, kích thước gần đều nhau xếp thành các vòng tròn tương đối đều và có khoảng gian bào nhỏ giữa các tế bào. Trong mô mềm vỏ xuất hiện nhiều sợi nằm rải rác. Trụ dẫn thứ cấp với phloem phía ngoài, ở giữa là tầng sinh mạch gồm 2 – 3 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, tiếp theo là xylem tạo thành vòng liên lục. Trong cùng là tủy gồm các tế bào mô mềm hình tròn, kích thước khá lớn. Nội bì không biểu hiện.

Hình 3.4: Eupatoirum japonicum Thunb.

a. Dạng sống b. Lá xẻ thùy ba

c. Mặt dưới phiến lá d. Mặt trên phiến lá

(Hình a, b: Nguyễn Thị Kim Thanh, Hình c, d: Phạm Thị Vân Anh)

Hình 3.5: Cơ quan sinh sản loài Eupatorium japonicum Thunb.

a. Cành mang hoa b. Cụm hoa đầu c. Hoa

d. Vòi nhụy e. Bao phấn

f , g. Lá bắc h. Tràng hoa

i. Quả

k. Tuyến trên vỏ quả (Hình a: Nguyễn Thị Kim Thanh)

(Hình b, c, d, e, f, g, h, i, k: Phạm Thị Vân Anh)

Hình 3.6: Lát cắt ngang qua thân, rễ loài Eupatorium japonicum Thunb.

a. Lát cắt ngang qua rễ b. Lát cắt ngang qua thân

c. Vỏ

d. Mô dày dạng phiến 1. Biểu bì

2. Mô mềm

3. Sợi 4. Phloem

5. Tầng sinh mạch 6. Xylem

7. Mô mềm tủy 8. Mô dày

9. Sợi phloem 10. Ống tiết (Hình 3.6: Phạm Thị Vân Anh)

c.

Phiến lá (Hình 3.7.d): Trên cùng là 1 lớp tế bào biểu bì xếp sát nhau được bao phủ lớp cuticul mỏng. Mô giậu gồm 1 – 2 lớp tế bào hình chữ nhật xếp thẳng góc với biểu bì (tế bào mô giậu sát với biểu bì có chiều dài dài hơn tế bào mô giậu phía dưới).

Mô xốp gồm 4 – 5 lớp các tế bào tròn hoặc gần tròn xếp lỏng lẻo tạo ra các khoảng gian bào khá rộng. Dưới cùng là lớp tế bào biểu bì có các tế bào khí khổng, tế bào biểu bì mặt dưới có kích thước nhỏ hơn tế bào mặt trên của lá. Có tuyến hình hạt ở 2 mặt của phiến lá, số lượng tuyến ở mặt trên rất ít, mặt dưới tuyến xuất hiện dày đặc.

Gân chính (Hình 3.7.a, b, c): Phía trên và phía dưới gân lá có 1 lớp tế bào biểu bì xếp sát nhau. Mô dày dạng góc mặt trên (2 – 4 lớp) và mặt dưới (2 – 3 lớp) của gân chính. Bó mạch xếp thành hình vòng cung với xylem phía trên, phloem ở phía dưới.

Bên cạnh đó, trong bó mạch có các ống tiết. Mô mềm gân chính với các tế bào nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Lông đa bào xuất hiện 2 mặt của gân chính.

Hình 3.7: Lát cắt ngang qua lá loài Eupatorium japonicum Thunb.

a. Lát cắt gân chính của lá b. Mô dày

c. Bó mạch gân chính d. Lát cắt ngang phiến lá 1. Lông đa bào

2. Biểu bì 3. Mô dày

4. Mô mềm 5. Xylem 6. Ống tiết

7. Phloem 8. Mô xốp 9. Tuyến hạt

10. Mô giậu

(Hình 3.7: Phạm Thị Vân Anh)

3.1.2.3. Eupatorium triplinerve Vahl.

Vahl. 1794. Symb. Bot. 3: 97; Phamhh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 3: 245; L. K.

Bien. 2007. Fl. Vietn. 7: 115– 116.

Tên Việt Nam: Ba dót, Cà đót, Bả dột

Synonym: Eupatorium ayapana Vent 1804. Hort. Malm. 2. t. 3, Gagnep.

1924. Fl. Gen. Indoch. 3: 507.

Ayapana triplinervis (Vahl.) King & Rob, King R. & H. Robins. 1970. Phyto.

20 (3): 212.

Thân cỏ, hình trụ, nhẵn, có lông, màu tím. Lá mọc đối, hình thuôn hẹp dần về gốc lá, kích thước (8 – 9) × (1,5 – 2) cm, mép nguyên; 3 gân chính, có lông ngắn, mảnh ở gân chính mặt dưới nhưng rất thưa thớt; cuống lá rất ngắn, hầu như không có. Cụm hoa đầu, hình chuông, mảnh, cỡ (7 × 6) mm, hợp thành dạng ngù kép, chỉ 2 – 6 cụm hoa trên trục của đỉnh cành, đỉnh nhánh; mỗi cụm hoa đầu có cuống dài 8 – 13 mm, phủ lông tơ, trong có 20 – 40 hoa. Tất cả các hoa lưỡng tính, hữu thụ, màu hồng đào. Tổng bao hình chuông gồm 3 hàng lá bắc, dài gần bằng nhau. Lá bắc hình dải, hàng ngoài dài 4 mm, hàng trong dài 5 mm, đỉnh nhọn, mặt lưng và viền phủ lông tơ. Đế hoa hơi lồi, có lỗ tổ ong, không lông. Tràng hình ống, dài 5 mm, phía trên loe ra, 5 thùy ngắn. Bao phấn có đỉnh tù, ở gốc rời, không dính nhau, không có tai.

Thùy vòi nhụy mảnh, có lông tơ, phần vượt ra ngoài ống tràng không dài tới 2 mm.

Quả bế thuôn, dài 2 mm; vỏ có 5 gờ dọc, phủ lông trên các gờ; mào lông trên đỉnh quả dài 3 mm, màu trắng, dễ rụng.

Typus: Herb. Hort. Cliff. (BM)!

Sinh học và sinh thái: cây ra hoa và có quả tháng 9 – 2 (năm sau). Loài có nguồn gốc ở Brazil, mọc ở những nơi ẩm ướt.

Giá trị sử dụng: Sử dụng toàn cây khi chưa có hoa. Cây có tác dụng cầm máu tại chỗ, tiêu sưng, giảm đau. Lá chứa nhiều caroten và vitamin C tự do nên chống được scorbut. Dịch lá tươi giã ra dùng bôi vết thương cầm máu và các vết loét. Dùng uống trong và lấy bã đắp ngoài trị rắn cắn.

Phân bố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Nghệ An.

Mẫu nghiên cứu: Hà Nội, 11541 (HN), 11542 (HN) – Hà Nội, Nguyễn Đình Thi, TB-0003083 (NIMM) – Hà Nội, Lê Thị Loan, TB-0002485 (NIMM).

Ghi chú: R.M. King và H. Robinson (1970) khi nghiên cứu loài này nhận ra một số đặc điểm vòi nhụy có lông, ống tràng nhẵn cả 2 mặt và có tuyến ở mặt lưng của thùy, đặc biệt có mấu vòi nhụy được mở rộng và nhẵn nên đã chuyển loài E.

triplinerve Vahl. sang chi Ayapana với tên gọi là Ayapan triplinervis (Vahl) King &

Rob.[23].

Hình 3.8: Eupatorium triplinerve Vahl.

a. Dạng sống

b. Mặt dưới phiến lá

c. Mặt trên phiến lá d. Cành mang hoa

e. Cụm hoa đầu f. Đế hoa g. Hoa

(Hình a, b, c, d: Phạm Thị Vân Anh, Hình e, f, g được trích từ mẫu C10007376)

Đặc điểm giải phẫu:

a. Thân (Hình 3.9.a, b)

Biểu bì gồm 1 lớp tế bào kích thước đều nhau, xếp sát nhau, phủ lớp cuticul mỏng. Vỏ sơ cấp: mô dày dạng góc gồm 1 – 2 lớp tế bào, mô mềm vỏ gồm các lớp tế bào vách mỏng với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, có các khoảng gian bào nhỏ, xuất hiện nhiều khoang khí. Các bó sợi phloem với số lượng khá ít (8 – 9 bó) nằm rải rác phía ngoài phloem trong phần vỏ. Trụ dẫn thứ cấp: các bó mạch lớn, nhỏ tạo thành vòng liên tục. Các bó mạch với phloem ở ngoài, tầng sinh mạch gồm 1 – 2 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt ở giữa, xylem ở trong tạo nên bó mạch chồng chất hở.

Trong cùng là tủy với các tế bào mô mềm có nhiều hình dạng kích thước khác nhau và có các khoảng gian bào nhỏ giữa các tế bào.

b. Rễ (Hình 3.9.c, d)

Biểu bì gồm 1 lớp tế bào xếp sát nhau. Vỏ sơ cấp gồm nhiều lớp tế bào mô mềm vách mỏng với hình dạng, kích thước không đều nhau và có nhiều khoang khí.

Sợi nằm rải rác trong phần vỏ. Các bó sợi nằm phía ngoài phloem. Trụ dẫn thứ cấp với phloem phía ngoài, ở giữa là tầng sinh mạch gồm 2 – 3 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt và trong cùng là xylem. Không có mô mềm tủy. Nội bì không biểu hiện.

c.

Phiến lá (Hình 3.10.b): Trên cùng là 1 lớp tế bào biểu bì xếp sát nhau có phủ lớp cuticul. Mô giậu gồm 2 – 3 lớp tế bào hình chữ nhật xếp thẳng góc với biểu bì.

Mô xốp gồm các lớp tế bào tròn hoặc gần tròn xếp lỏng lẻo tạo ra các khoảng gian bào khá rộng. Biểu bì mặt dưới có các lỗ khí, có kích thước nhỏ hơn tế bào biểu bì mặt trên.

Gân chính (Hình 3.10.a, b): Phía trên và phía dưới gân lá có 1 lớp tế bào biểu bì xếp sát nhau có phủ lớp cuticul. Mô dày góc gồm 1 – 2 lớp tế bào (ở cả mặt trên và mặt dưới của gân chính). Trụ dẫn gồm 3 bó mạch chính, xylem ở trên phloem.

Ngoài ra, các tế bào mô mềm với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, có các khoảng gian bào nhỏ giữa các tế bào. Lông (Hình 3.10.d) xuất hiện ở gân chính nhưng rất ít.

Hình 3.9: Lát cắt ngang qua thân, rễ loài Eupatorium triplinerve Vahl.

a. Lát cắt ngang qua thân

b. Mũi tên: Thành tế bào dày lên ở góc KK: khoang khí

c. Lát cắt ngang qua rễ d. Bó mạch rễ

1. Biểu bì 2. Mô dày 3. Khoang khí

4. Mô mềm 5. Sợi phloem 6. Phloem

7. Tầng sinh mạch 8. Xylem

9. Sợi (Hình 3.9: Phạm Thị Vân Anh)

Hình 3.10: Lát cắt ngang qua lá loài Eupatorium triplinerv Vahl.

a. Lát cắt ngang qua gân chính b. Lát cắt ngang qua phiến lá

c. Bó mạch gân chính d. Lông

1. Biểu bì 2. Mô dày 3. Mô mềm

4. Xylem 5. Phloem

6. Mô giậu 7. Mô xốp

(Hình 3.10: Phạm Thị Vân Anh)

Tên loài

Qua việc phân tích đặc điểm hình thái và giải phẫu các mẫu thu được và các mẫu tiêu bản được lưu tại các phòng tiêu bản, loài E. triplinerve mang những đặc điểm khác biệt 2 loài còn lại. Tuy nhiên, 2 loài E. fortuneiE. japonicum mang những đặc điểm khá giống nhau. Do đó, chúng tôi so sánh các đặc điểm hình thái và giải phẫu giúp nhận biết các loài chính xác hơn (Bảng 3.1 và Bảng 3.2).

Bảng 3.1: Sự khác biệt về các đặc điểm hình thái giữa 3 loài

E. fortunei E. japonicum E. triplinerve

Thân Trụ, không lông, phân nhánh nhiều

Trụ, có lông, phân nhánh nhiều

Trụ, nhẵn, thân non nhiều lông mảnh, ít phân nhánh.

Phiến lá

Hình thuôn Thuôn đến mũi mác Thuôn hẹp dần về gốc lá

Lá đơn nguyên hoặc xẻ 3 thùy

Lá phía trên ngọn nguyên, lá gốc thân xẻ 3 thùy

Lá đơn nguyên

Lá phía trên mọc

gần đối đến cách Mọc đối Mọc đối

4 – 5 cặp gân nổi rõ 5 – 6 cặp gân nổi rõ 3 gân chính nổi rõ Không có tuyến Tuyến hạt Không có tuyến

Cuống lá Có Có Gần như không có

Mép lá Răng cưa Răng cưa Nguyên

Cụm hoa 5 hoa 5 hoa 20 – 40 hoa

Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm của 2 loài E. fortuneiE.

japonium khác biệt với nghiên cứu của tác giả Lê Kim Biên trước đó, đồng thời bổi sung một số đặc điểm cho 2 loài (Bảng 3.2).

Đặc điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hóa học của một số loài của chi mần tưới eupatorium l họ cúc asteraceae ở việt nam (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)