CÔNG TÁC GIA CÔNG LỒNG CỐT THÉP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng khảo sát thiết kế thi công kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi cho các công trình cầu ở việt nam (Trang 87 - 94)

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

CHệễNG 2 THIẾT KẾ CỌC KHOAN NHỒI

2. CÔNG TÁC GIA CÔNG LỒNG CỐT THÉP

-Lồng cốt thép phải gia công đảm bảo yêu cầu của thiết kế về: quy cách, chủng loại cốt thép, phẩm cấp que hàn, quy cánh mối hàn, độ dài đường hàn …

- Các cốt dọc và ngang ghép thành lồng cốt thép bằng cách buộc hoặc hàn. Các thanh cốt thép đặc biệt như: vòng đai giữ cỡ lắp dựng, khung quay dựng lồng … phải được hàn với cốt thép chủ. Cốt thép dùng cho cọc phải là thép chịu hàn (Hình 1).

2.1 Coát Theùp Chuû

-Số lượng cốt thép theo chỉ định của đồ án thiết kế, nhưng không ít hơn 3 thanh.

Khoảng cách tĩnh tối thiểu giữa cốt thép chủ là 10 cm.

-Chiều dài cốt thép chủ phụ thuộc vào đoạn chia. Lồng cốt thép phải chế tạo thành từng đoạn căn cứ vào chiều dài tổng thể của cọc nhưng lớn nhất là 15 m vì chiều cao của móc cẩu thường không vượt qua 15 m. Khi ghép lồng, đốt dài nhất nên đặt ở phía dưới để việc hạ lồng cốt thép xuống lỗ khoan được dễ dàng.

-Mối nối các đoạn lồng cốt thép nên dùng bằng hàn hoặc bằng phương pháp dập ép ống nối theo tiêu chuẩn TCXD 234 – 1999. Chỉ sử dụng mối nối buộc cốt thép đối với các cọc có đường kính nhỏ hơn 1,2 m và chiều dài toàn bộ lồng thép không quá 25m.

2.2 Coỏt Theựp ẹai

-Đường kính vòng đai hay vòng lò xo của lồng cốt thép theo chỉ định của đồ án thiết kế. Khi gia công cốt thép đai cần lưu ý những điểm sau:

+ Đường kính danh định của vòng thép đai nhỏ hơn đường kính cọc 10 cm (2 x 5 cm lớp bê tông phòng hộ) đối với các cọc thi công không ống vách.

+ Đường kính danh định của vòng cốt thép đai nhỏ hơn đường kính cọc 6 cm đối với các cọc khoan có ống vách.

-Để dễ dàng cho việc chế tạo lồng, cần phải sử dụng các cốt thép đặc biệt làm vòng đai lắp dựng hoặc vòng cỡ. Đường kính vòng đai phải tuân thủ theo đúng hồ sơ thiết kế. Vòng đai phải đảm bảo độ cứng để có thể giữ vững lồng thép và các ống thăm dò khuyết tật khi nâng chuyển. Vòng đai được nối kín bằng hàn chồng hoặc hàn đối đầu.

2.3 Thieỏt Bũ ẹũnh Taõm Loàng Theựp

Khi lắp đặt lồng thép trong lỗ khoan, để định vị chính xác tâm và tránh sự va chạm của lồng cốt thép vào thành vách cần phải sử dụng các thiết bị định tâm lồng thép hoặc con đệm:

- Các con cữ (tai định vị): con cữ được làm bằng thanh thép trơn, hàn vào cốt thép dọc và được gọi là thanh trượt. Kích thước của thanh trượt được chọn căn cứ vào kích thước lồng thép và đường kính lỗ khoan thực tế. Thông thường gắn 4 thanh trượt trên cùng một mức (cùng cao độ). Đối với các cọc có đường kính lớn, cữ đầu tiên (gần mũi cọc nhất) được gắn 8 thanh trượt, giữa các mức thường cách nhau khỏang 2m. Các con cữ phải cứng, không bị biến dạng khi gia công và lắp đặt (xem các hình từ 15)

- Các con đệm bằng bê tông: để bảo đảm tầng phòng hộ lồng cốt thép và định tâm lồng thép, có thể dùng các con đệm hình tròn bằng xi măng. Để tránh sự thâm nhập của nước gây ra rỉ cốt thép dọc, không cố định con đệm trên cốt thép dọc mà hàn cố định con đệm giữa 2 thanh thép dọc.

2.4 Cốt Thép Tăng Cường Độ Cứng Lồng Thép

Trong trường hợp lồng thép không đủ độ cứng khi nâng chuyển, người ta có thể gia công tăng cường lồng các cốt thép đặc biệt. Cốt thép tăng cường này có thể để lại hay tháo ra khi hạ lồng vào hố khoan nếu gây cản trở đến việc hạ ống đổ bê tông. Cốt thép tăng cường này gồm các lọai sau:

- Các thanh giằng cứng để chống lại sự làm méo lồng cốt thép

- Các thanh cốt thép giữ cho lồng cốt thép không đổ nghiêng và bị xoắn 2.5 Móc Treo

Móc treo phải bố trí sao cho khi cẩu lồng cốt thép không bị biến dạng lớn. Cần phải chọn cốt thép chuyên dụng làm móc cẩu và gia công móc treo theo đúng vị trí móc cẩu được tính tóan trước.

2.6 Oáng Thăm Dò

-Để kiểm tra không phá hủy các cọc đã thi công xong, người ta đặt trước các ống thăm dò bằng thép hay bằng nhựa có nắp đậy ở đáy có kích thước phù hợp với phương pháp thăm dò trên suốt chiều dài cọc: dùng ống 50/60mm để thăm dò bằng siêu âm và ống 102/114mm để khoan lấy mẫu bê tông ở đáy hố khoan. Đối với các cọc có đường kính lớn hơn 1.5m hay có chiều dài lớn hơn 25m cần sử dụng ống thăm dò bằng thép.

-Các ống thăm dò được hàn trực tiếp lên vành đai hay dùng thanh thép hàn kẹp ống vào đai (hình 4 và 5).

-Đối với các ống 102/114mm dùng để khoan mẫu phải đặt cao hơn chân lồng thép 1m và không trùng vào vị trí cốt thép chủ.

2.7 Nâng Chuyển Và Xếp Dỡ Lồng Thép

-Đối với các cọc có đường kính lớn, không được nâng chuyển lồng cốt thép tại 1 hay 2 điểm, nên giữ lồng tại nhiều điểm để hạn chế biến dạng (hình 7)

-Lồng cốt thép phải được đặt nơi khô ráo, sạch sẽ. Lồng được đặt trên nhiều con kê và không đặt chồng lên nhau.

2.8 Dựng Và Đặt Lồng Cốt Thép Vào Lỗ Khoan

-Trước khi hạ lồng thép vào vị trí, cần đo đạc kiểm tra lại cao độ tại 4 điểm xung quanh và 1 điểm giữa đáy lỗ khoan. Cao độ đáy không được sai lệch vượt quá quy định cho pheùp (h  100mm).

-Các thao tác dựng và đặt lồng cốt thép vào lỗ khoan cần thực hiện khẩn trương để hạn chế tối đa lượng mùn khoan sinh ra trước khi đổ bê tông.

-Khi hạ lồng cốt thép đến cao độ thiết kế phải treo lồng phía trên để khi đổ bê tông lồng thép không bị uốn dọc và đâm thủng nền đất đáy lỗ khoan, lồng cốt thép được treo cách đáy hố khoan 10 cm.

-Lồng cốt thép sau khi gép nối phải thẳng, các ống thăm dò phải thẳng và thông suốt;

độ lệch tâm của ống tại vị trí nối lồng cốt thép không được vượt quá 1cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng khảo sát thiết kế thi công kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi cho các công trình cầu ở việt nam (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)