MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng khảo sát thiết kế thi công kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi cho các công trình cầu ở việt nam (Trang 120 - 123)

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

CHệễNG 2 THIẾT KẾ CỌC KHOAN NHỒI

1. KIỂM TRA TRONG KHI THI CÔNG CỌC

1.7. MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

Các sự cố kỹ thuật dẫn đến làm cọc khoan nhồi bị khuyết tật có rất nhiều và khá đa dạng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây trình bày một số nguyên nhân chính thường gặp theo công nghệ tạo lỗ để người thi công lường trước.

Trước khi tìm hiểu một cách chi tiết vấn đề này có thể lưu ý một số nguyên nhân bao quát gây ra chất lượng kém của cọc khoan nhồi thường là:

Các nguyên nhân bao quát thường là:

- Do kém am hiểu một phần hay toàn bộ bản chất của đất nền và điều kiện điạ chất thuỷ văn của điạ điểm xây dựng.

- Do kiểm tra không đầy đủ trên công trường của chủ đầu tư hay nhà thầu vì không có hoặc thiếu tư vấn giám sát có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và tư chất cần thiết.

- Do hợp đồng quy định quá eo hẹp hoặc kế hoạch thi công với tiến độ không thích hợp cho những công việc phải cận thẩn.

- Do thiếu khả năng hoặc tính cẩu thả của nhà thầu khi thi công những công việc quá phức tạp.

- Sau cùng là do việc hoàn thành một cọc bao gồm một số thao tác đơn giản hợp thành nhưng những người thực hiện thiếu tinh tế, không có những kỹ xảo cần thiết (vì ít kinh nghiệm) mặc dù họ đã được lựa chọn khá kỹ nhưng vẫn không làm chủ tốt.

- Mất dung dịch khoan đột ngột (khi gặp hang các – tơ hoặc thạch cao) hoặc sự trồi lên nhanh chóng của đất bị sụt lở vào thành lỗ khoan, 2 sự cố này dễ tạo thành “ngoài dự kiến thieát keá”.

- Sự quản lý kém khi khoan tạo lỗ do sử dụng loại dung dịch có thành phần không tương ứng với điều kiện nền và công nghệ khoan hoặc kiểm tra không tốt sự biến đổi thành phần dung dịch (nhất là mật độ và độ nhớt).

- Sự nghiêng lệch bấp bênh của hệ thống máy khoan lỗ khi gặp đá mồ côi hoặc lớp đá nghiêng. Những sai lệch vị trí này phụ thuộc vào hiệu quả và vào sự kiểm soát của thiết bị dẫn hướng, độ thẳng đứng của cọc thiết bị và dẫn hướng, điều đó ắt hẳn dẫn đến tình trạng không tôn trọng độ thẳng đứng của cọc và vượt quá độ nghiêng dự kiến (cho phép) của thiết keá.

- Làm sạch mùn khoan trong lỗ cọc không tốt, đáy lỗ khoan có lớp cặn dày, sinh ra sự tiếp xúc xấu với lớp đất chịu lực tại mũi cọc, làm nhiễm bẩn và giảm chất lượng bê tông.

Ơû công đoạn đổ bê tông vào cọc thường gặp những sai sót do một số nguyên nhân sau:

- Thiết bị đổ bê tông không thích hợp hoặc tình trạng làm việc xấu.

- Chỉ đạo công nghệ đổ bê tông kém: sai sót trong việc cung cấp bê tông không liên tục, gián đoạn trong khi đổ, rút ống đổ quá nhanh.

- Cấp liệu không đều sẽ dẫn đến lượng bê tông chiếm chỗ ban đầu không đủ do đổ quá nhanh.

- Sử dụng bê tông có thành phần không thích hợp, độ sụt hoặc tính dẻo không đủ và dễ bị phaân taàng.

Một số nguyên nhân khác làm hỏng cọc hoặc làm giảm sức chịu tải của cọc có thể là:

- Sự lưu thông mạch nước ngầm làm trôi cục bộ bê tông tươi.

- Sự sắp xếp lại đất nền do chấn động sẽ dẫn đến sự suy giảm ma sát của mặt bên hoặc sức chống ở mũi cọc.

- Thời gian dãn cách kéo dài quá quy định giữa khâu khoan tạo lỗ và đổ bê tông vào cọc, gây ra sự sụt lở ở vách lỗ khoan và lắng đọng cặn quá dày ở đáy.

- Sử dụng khoan điạ chất đối với cọc có đường kính quá bé, lúc đó bê tông không có đủ thời gian để chiếm chỗ trong lỗ cọc, sẽ gây ra cho cọc bị gián đoạn ở thân hoặc xốp ở mũi.

Như vậy, 3 nhóm nguyên nhân nói trên (quản lý và trình độ, trong lúc tạo lỗ và giai đoạn đổ bê tông) thường chiếm tỷ trọng đáng kể gây ra sự cố chất lượng cho cọc khoan nhồi. Thường

người thi công đã dự kiến trước các tình huống, chuẩn bị sẵn biện pháp xử lý hoặc khắc phục, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng tiên liệu hết, nên kinh nghiệm trong và ngoài nước đều phải chỉ ra rằng phải lấy việc giám sát chặt chẽ và ghi chép đầy đủ là cách bảo đảm chất lượng cọc tin cậy nhất.

Một số hình ảnh về khuyết tật của cọc nhồi được trình bày ở các hình 3.10 đến hình 3.17.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng khảo sát thiết kế thi công kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi cho các công trình cầu ở việt nam (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)