Đánh giá hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp vùng đồi gò huỵên chương mỹ tỉnh hà tây (Trang 40 - 43)

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

3.5.2. Đánh giá hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu rất khó định lượng, đặc biệt là phải có thời gian dài, tiến hành nghiên cứu một cách khoa học, chi tiết để thấy được những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau của các loại hình sử dụng đất. Nhưng do điều kiện thời gian có hạn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tối chỉ tiến hành đề cập đến một số chỉ tiêu cơ bản:

+ Mức độ chấp nhận của người dân;

+ Hiệu quả giải quyết việc làm;

+ Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá

Để đánh giá các chỉ tiêu này chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân địa phương để đưa ra hiệu quả xã hội của từng loại hình sử dụng đất.

a, Cách xác định mức độ chấp nhận của người dân:

Trên thực tế chúng ta thấy rằng, một mô hình sử dụng đất có được lựa chọn hay không ngoài việc đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất thì điều quan trọng là phải được người dân chấp nhận. Mức độ chấp nhận của người dân thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nhận thức của người dân, trình độ dân trí, phong tục tập quán, khả năng đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật, thị trường.... Tuy nhiên, một mô hình muốn được chấp nhận thì phải đáp ứng được 2 yêu cầu:

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt: tức là mô hình có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu hiện tại của người dân;

+ Khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: mô hình nào có mức độ đầu tư thấp hơn, dễ làm hơn thì sẽ được người dân chấp nhận và

34 được ứng dụng rộng rãi;

Mức độ chấp nhận của người dân sẽ được xác định bằng cách tiến hàng thảo luận nhóm. Người dân sẽ có cơ hội trực tiếp bàn luận, trao đổi, tranh luận những lỹ do vì sao mà họ lựa chọn các loại hình sử dụng đất và cùng thống nhất cho điểm cho từng chỉ tiêu.

Thang điểm được lựa chọn là từ 0 điểm đến 10 điểm, người nông dân cùng bàn luận, trao đổi và lựa chọn thống nhất mức phân cấp và xếp hạng như sau:

+ Từ 9 – 10 điểm là mức tốt nhất: tức là loại hình sử dụng đất được từ 90% – 100% người dân chấp nhận; Xếp hạng 1.

+ Từ 7 – 8 điểm là mức khá: tức là loại hình sử dụng đất được từ 70% – 80% người dân chấp nhận; Xếp hạng 2.

+ Từ 5 – 6 điểm là mức trung bình: tức là loại hình sử dụng đất được từ 50% – 60% người dân chấp nhận; Xếp hạng 3.

+ Dưới 5 điểm là mức kém: tức là loại hình sử dụng đất có dưới 50%

người dân chấp nhận; Xếp hạng 4.

b, Hiệu quả giải quyết việc làm

Hiệu quả giải quyết việc làm chính là thể hiện số ngày công lao động đầu tư vào mỗi loại hình sử dụng đất. Mô hình nào có số ngày công lao động lớn thì có hiệu quả hơn.

Hiệu quả giải quyết việc làm cũng được người dân cùng thảo luận dựa thời gian làm việc và số công làm việc đối với mỗi loại hình sử dụng đất.

Bằng phương pháp cho điểm người dân cùng thống nhất thang điểm được lựa chọn là từ 0 điểm đến 10 điểm và phân cấp như sau:

+ Từ 9 – 10 điểm là mức tốt nhất: tức là các loại hình sử dụng đất mà sử dụng nhiều công lao động nhất (tức là tạo ra nhiều việc làm nhất) được từ 90% – 100% người dân đồng ý lựa chọn; Xếp hạng 1.

35

+ Từ 7 – 8 điểm là mức khá: tức là loại hình sử dụng đất được từ 70% – 80% người dân chấp nhận; Xếp hạng 2.

+ Từ 5 – 6 điểm là mức trung bình: tức là loại hình sử dụng đất được từ 50% – 60% người dân chấp nhận; Xếp hạng 3.

+ Dưới 5 điểm là mức kém: là loại hình sử dụng đất mà sử dụng rất ít lao động (tạo ra ít việc làm), dưới 50% người dân chấp nhận; Xếp hạng 4.

c, Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá

Đây là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Để xác định mức độ, khả năng phát triển sản xuất hàng hoá của các mô hình sử dụng đất phụ thuộc vào những nhân tố sau:

+ Chủng loại sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra nhiều chủng loại sản phẩm mà được thị trường chấp nhận thì khả năng sản xuất hàng hoá của mô hình đó sẽ cao hơn;

+ Số lượng và chất lượng sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra số lượng hàng hoá nhiều nhất, chất lượng cao nhất thì khả năng phát triển sản xuất hàng hoá sẽ cao và có khả năng phát triển;

+ Thị trường tiêu thụ: đối với mỗi loại hình sử dụng đất ngoài sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, số lượng và chất lượng đảm bảo thì việc có thị trường tiêu thụ rộng rãi, ổn định lâu dài, mức độ tiêu thụ lớn thì khả năng phát triển sản xuất hàng hoá sẽ cao.

Kết quả của việc đánh giá khả năng phát triển sản xuất hàng hoá được đánh giá bằng cách cho điểm với thang điểm từ 0 đến 10 điểm. Người dân cùng bàn luận và trao đổi, thống nhất phân cấp như sau:

+ Từ 9 – 10 điểm là mức tốt nhất: tức là các loại hình sử dụng đất tạo ra các sản phẩm có khả năng được thị trường chấp nhận nhất, có số lượng và chất lượng đảm bảo, được từ 90% – 100% người dân đồng ý lựa chọn; Xếp hạng 1.

36

+ Từ 7 – 8 điểm là mức khá: tức là loại hình sử dụng đất được từ 70% – 80% người dân chấp nhận; Xếp hạng 2.

+ Từ 5 – 6 điểm là mức trung bình: tức là loại hình sử dụng đất được từ 50% – 60% người dân chấp nhận; Xếp hạng 3.

+ Dưới 5 điểm là mức kém: là loại hình sử dụng đất mà sản phẩm tạo ra có số lượng và chất lượng không đảm bảo hoặc thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, có dưới 50% người dân chấp nhận; Xếp hạng 4.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp vùng đồi gò huỵên chương mỹ tỉnh hà tây (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)