CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐỒI GÒ CỦA HUYỆN CHƯƠNG MỸ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp vùng đồi gò huỵên chương mỹ tỉnh hà tây (Trang 87 - 90)

Biểu 4.11: So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối

4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐỒI GÒ CỦA HUYỆN CHƯƠNG MỸ

4.5.1. Điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý: Vùng đồi gò có vị trí liền kề với tỉnh Hoà Bình là nơi cung cấp các nguyên liệu chính cho ngành thủ công mỹ nghệ của vùng đồi gò

75

phát triển, đây là điều kiện thuận lợi để sử dụng nguồn lao động dồi dào, Bên cạnh đó vùng đồi gò còn gần với các thị trường lớn là thành phố Hà Đông, thành phố Hà Nội, thành phố Sơn Tây, các khu đô thị như Miếu Môn, thị trấn Xuân Mai….tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cây hàng hoá, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. Đây chính là điều kiện quan trọng để các nông dân trong vùng tăng tích luỹ vốn đầu tư, thâm canh cao cho quá trình phát triển sản xuất hàng hoá.

- Địa hình đồi gò: địa hình vùng đồi gò phần lớn đều có độ dốc thấp (<

150), địa hình đồi gò xen lẫn ruộng trũng nên có khả năng phát triển nhiều loại hình sử dụng đất. Đặc điểm và tính chất đất đai, thời tiết khí hậu của vùng phù hợp với nhiều loại cây ăn quả, cây rau màu có giá trị kinh tế cao, đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các cây màu hiệu quả không cao, tưới nhờ nước trời sang các cây có giá trị kinh tế cao và tưới chủ động.

- Các nguồn nước phong phú và có trữ lượng lớn đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho toàn bộ diện tích gieo cấy và nước sinh hoạt. Trong những năm qua, nhờ chủ động được nguồn nước tưới mà vùng đồi gò đã đảm bảo được an ninh lương thực tại chỗ, từng bước đưa một số diện tích đồi gò có độ dốc thấp, điều kiện thuận lợi vào sản xuất cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường (dưa chuột, cà chua, su hào, bắp cải, lạc, đậu tương).

- Bên cạnh đó thì vẫn còn không ít khó khăn, các trục đường giao thông liên thôn, liên xã tuy đã được cải tạo và mở rộng nhưng chủ yếu vẫn là đường đất, việc đi lại vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ. Địa hình ruộng trũng xen lẫn đồi gò cho nên rất hay bị úng lụt vào mùa mưa do lượng nước thoát đi không kịp, nhất là ở các xã có độ dốc cao như Nam Phương Tiến, Trần Phú, Đông Sơn, Hoàng Văn Thụ…gây thiệt hại lớn cho sản xuất.

76 4.5.2. Điều kiện kinh tế

- Vùng đồi gò có 2 quốc lộ chính là quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 21) và sông Bùi chảy qua nên tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giao thông, buôn bán. Trước năm 2005 giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn, cả khu vực chỉ có 3 chợ nông thôn, sản phẩm hàng hoá còn nghèo nàn (chủ yếu là các sản phẩm mang tính tự cung tự cấp của người nông dân đem trao đổi khi cần). Từ khi tuyến đường Hồ Chí Minh hoàn thành và tuyến đường 6 được sửa chữa, giao thông đi lại thuận tiện, các cụm công nghiệp địa phương được hình thành đã là động lực thúc đẩy nông nghiệp của vùng phát triển, nhất là sản xuất hàng hoá, nhu cầu trao đổi hàng hoá tăng nhanh, nhiều chợ nông thôn được mở ra, các thị trấn, thị tứ hình thành và phát triển đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nông sản hàng hoá của vùng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Bên cạnh đó thì do chất lượng sản phẩm hàng hoá vẫn còn thấp cho nên việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi các sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân. Trong khu vực cũng chưa có nhà máy chế biến hoa quả, đây là một khó khăn lớn trong việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của các hộ nông dân ở vùng đồi gò.

4.5.3. Điều kiện xã hội

- Tình hình chính trị xã hội tại địa phương tương đối ổn định, người nông dân nhìn chung là yên tâm, luôn phát huy truyền thống tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và sinh hoạt. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Trên địa bàn của vùng còn có nhiều trường học của Quốc gia, của tỉnh (trường đại học Lâm nghiệp, trường cao đẳng Cộng đồng, trường Cao đẳng sư phạm, trường Cao đẳng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc bộ), ngoài ra còn có 2 trường phổ thông trung học. Đây là điều

77

kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí. Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua các xã đã liên kết với các trường trên mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân, đào tạo được hàng trăm cán bộ kỹ thuật nông nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học cho địa phương, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp nông thôn của vùng và của toàn huyện.

- Mặc dù có những điều kiện hết sức thuận lợi nhưng do đặc điểm dân cư của vùng khá phức tạp, dân cư sống không tập trung lại có các dân tộc khác nhau cùng chung sống nên rất khó khăn trong việc quản lý, bên cạnh đó trình độ của cán bộ quản lý cũng còn thấp, trình độ dân trí trong vùng cũng chưa cao do đó việc nhận thức và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sánh kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước ở địa phương còn chậm, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất.

- Trong những năm gần đây việc huy động vốn cho quá trình sản xuất cũng đã có nhiều thuận lợi nhưng cũng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các nông hộ muốn huy động nguồn vốn lớn cho sản xuất. Nhiều vấn đề bất cập chưa giải quyết được kịp thời như tình trạng một số hộ nông dân vay vốn để đầu tư cho sản xuất nhưng khi sản xuất gặp rủi ro, không có khả năng trả nợ, hoặc có tình trạng chiếm dụng vốn, không trả đúng kỳ hạn, gây ra tình trạng ách tắc trong hoạt động tín dụng. Hay khi các hộ muốn vay lượng vốn lớn để đầu tư cho sản xuất thì thủ tục cho vay rất phức tạp, gây khó khăn cho người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp vùng đồi gò huỵên chương mỹ tỉnh hà tây (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)