Biểu 4.11: So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối
4.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐỒI GÒ
4.6.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng đồ gò
- Từng xã vùng đồi gò phải hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với quy hoạch tổng thể của toàn huyện;
- Tiếp tục thực hiện việc dồn điền, đổi thửa từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, tạo điều kiện cho tập trung ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại và các mô hình nông lâm kết hợp, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, góp phần hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm được sản xuất ra trên vùng đồi gò;
80
- Tổ chức và tạo điều kiện thông thoáng về cơ chế quản lý để các thị trường nông thôn trong khu vực được phát triển nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng. Cụ thể là thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với các trang trại mới hình thành, đầu tư, mở rộng các chợ nông thôn;
- Cần tăng cường hơn nữa vai trò của các tổ chức trong các địa phương (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh….) trong việc huy động các nguồn vốn vay với lãi suất thấp, thủ tục vay thuận tiện. Cần có giải pháp để kéo dài thời gian vay vốn bởi thời gian hoàn vốn đối với sản xuất nông nghiệp nhất là lâm nghiệp là tương đối dài.
- Nâng cấp các trục đường giao thông liên xã, cần phát động phong trào nhà nước và nhân dân cùng làm để bê tông hoá các tuyến đường liên thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường công tác thuỷ lợi, xây dựng các trạm bơm với công suất lớn để đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu. Bê tông hoá hệ thống kênh mương nội đồng nhằm tăng các diện tích được tưới và giảm tổn thất nước tưới.
4.6.3.2. Giải pháp kỹ thuật
Vùng đồi gò của huyện chủ yếu đều có độ dốc thấp nên các kỹ thuật canh tác có thể áp dụng là:
- Đối với các đồi cây màu thực hiện tạo thành các ruộng bậc thang, canh tác theo đường đồng mức để giảm hiện tượng xói mòn do dòng chảy.
- Đối với đất trồng cây ăn quả: Phải tạo thành các bồn cho từng gốc cây để vừa có tác dụng giữ nước cho cây, vừa làm giảm bớt dòng chảy. Tuỳ theo mức độ dốc mà tạo thành các bờ các rãnh theo đường đồng mức có độ cao thấp phù hợp;
- Xây dựng, củng cố và hoàn thiện các đập ngăn nước ở vùng có điều kiện về địa hình, nhằm tạo thêm các hồ chứa nước, vừa có tác dụng ngăn chặn các cơn lũ rừng ngang từ vùng núi của huyện Lương Sơn chảy qua, vừa có
81
nước để tưới cho cây trồng, đồng thời còn có tác dụng nâng mạch nước ngầm ở các vùng lân cận;
- Đối với đất trồng lúa, màu thì tăng cường củng cố và hoàn thiện các hệ thống mương tưới tiêu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng.
- Việc canh tác theo đường đồng mức phải thiết kế trồng các vành đai phòng hộ (chắn gió bão kết hợp bảo vệ đất). Trồng các băng cây xanh vừa có tác dụng cải tạo, bảo vệ đất chống xói mòn vừa tạo nguồn phân xanh.
- Thực hiện trồng xen canh các loại cây trồng trong các vườn cây vừa có tác dụng làm đa dạng hoá sinh học, tạo công ăn việc làm, giảm mức độ rủi ro trong sản xuất.
4.6.3.3. Giải pháp dịch vụ và công tác khuyến nông
Vùng đồi gò có các thành phần dân cư tương đối phức tạp, có các dân tộc khác nhau cùng chung sống, trình độ dân trí vẫn còn tương đối thấp. Do đó nhiều công việc trong sản xuất các hộ nông dân không tự mình làm được.
Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thông tin khác về thị trường người nông dân không biết được hoặc chậm được tiếp cận. Vì vậy việc tổ chức các dịch vụ hỗ trợ và công tác khuyến nông là không thể thiếu. Để thực hiện tốt công tác này thì địa phương cần thực hiện các công việc sau:
- Dịch vụ vật tư nông nghiệp: Vấn đề này địa phương phải chuẩn bị đủ vốn và hệ thống kho tàng. Thực hiện dịch vụ đúng thời vụ, giá cả phù hợp, đảm bảo chất lượng vật tư, đặc biệt là chất lượng giống cây trồng. Việc mua bán vật tư phải đảm bảo thuận tiện cho các hộ nông dân.
- Dịch vụ bảo vệ thực vật.
Hiện nay trong quá trình sản xuất nhiều hộ nông dân không thấy rõ được tầm qua trọng của công tác phòng trừ dịch hại cho cây trồng, thiếu hiểu biết về nguồn gốc dịch hại, thiếu hiểu biết về tác dụng và tác hại của từng loại thuốc,
82
nên đã dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ví dụ như sử dụng các loại thuốc có nồng độ độc hại cao (thuộc loại Nhà nước cấm sử dụng, như thuốc chuột có nồng độ thuỷ ngân, thuốc trừ sâu bột DDT, thuốc kích thích rau quả) không những có hại cho sức khoẻ bản thân mà còn gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Vì Vậy các địa phương cần có lực lượng cán bộ chuyên môn, tổ chức tốt công tác dịch vụ bảo vệ thực vật giúp các hộ nông dân sản xuất có hiệu quả.
- Dịch vụ thuỷ lợi: Để thực hiện tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn nước, nguồn năng lượng trong việc tưới tiêu, các địa phương trong vùng cần có kế hoạch ký kết với các công ty khai thác công trình thuỷ lợi về việc thực hiện tưới tiêu đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao. Kết hợp chặt chẽ giữa việc dịch vụ điều tiết nước với dịch vụ bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ và bảo dưỡng hệ thống mương máng của các địa phương. Tích cực đầu tư vốn và vận động nhân dân cùng góp vốn để từng bước thực hiện kiên cố hoá hệ thống kênh mương, tiết kiệm diện tích đất đai.
- Dịch vụ khoa học công nghệ
Tổ chức tốt việc dịch vụ kịp thời các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, có năng suất chất lượng sản phẩm cao, tổ chức hệ thống dịch vụ chế biến bảo quản nông sản. Khuyến cáo với các trang trại, các hộ nông dân biết và ứng dụng vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi mới, có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất và sinh thái của vùng.
- Dịch vụ vốn: Nhìn chung các hộ gia đình nông dân là thiếu vốn trong quá trình sản xuất. Khi thực hiện sản xuất sản phẩm hàng hoá thì vấn đề vốn càng trở nên quan trọng hơn. Vì vậy khi có các tiến bộ khoa học kỹ thuật muốn đưa vào ứng dụng trong sản xuất thì cần phải có biện pháp dịch vụ và hỗ trợ vốn để lôi kéo và giúp các hộ nông dân có điều kiện thực hiện sản xuất tốt. Việc dịch vụ và hỗ trợ kinh tế cần được áp dụng một cách linh hoạt theo nhiều phương pháp khác nhau, như đẩy mạnh các hoạt động tín dụng trong
83
khu vực, bán chịu vật tư, cho vay lãi suất thấp, hỗ trợ một phần tiền giống cây trồng…Đối với Nhà nước cần xem xét giảm đỡ các thủ tục phiền hà khi cho vay và vay vốn. Có như vậy thì không những huy động được nhiều nguồn vốn dư thừa trong nhân dân, mặt khác khuyến khích được những người thiếu vốn đi vay, đầu tư kịp thời vào quá trình sản xuất. Nhà nước cần thực hiện cơ chế cho các chủ trang trại vay vốn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm. Căn cứ vào điều kiện thực tế về địa hình, về đặc điểm và tính chất sản xuất của mỗi loại hình để có sự hỗ trợ vốn cho việc phát triển kinh tế trang trại được hiệu quả.