CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ TƯỜNG TRONG ĐẤT
2.4 Hệ thống chắn giữ hố móng
Hệ thống chắn giữ hố móng sâu do hai bộ phận tạo thành, một là tường quây giữ, hai là thanh chống bên trong hoặc là thanh neo vào đất bên ngoài. Chúng cùng với tường chắn đất làm tăng thêm ổn định tổng thể của kết cấu chắn giữ, không những có liên quan tới an toàn của hố móng và công việc đào đất, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và tiến độ của công trình hố móng.
Áp lực nước, đất tác động vào tường chắn có thể được các thanh chống bên trong truyền dẫn đi và duy trì cân bằng, cũng có thể do neo đất đặt ở bên ngoài duy trì cân bằng, chúng còn có thể làm giảm chuyển dịch của kết cấu chắn giữ.
LUẬN VĂN THẠC SĨ - 32 -
HVTH : LÝ HOÀNG TRÂN GVHD : PGS.TS. LÊ THỊ BÍCH THỦY Chống bên trong có thể trực tiếp cân bằng áp lực ngang của tường quây giữ hai bên, cấu tạo giản đơn, chịu lực rõ ràng. Neo đất đặt ở phía sau lưng của tường quây giữ, tạo được không gian cho việc đào đất và việc thi công kết cấu công trình, có lợi cho việc nâng cao năng suất thi công. Trong các vùng đất yếu, đặc biệt là trong thành phố công trình xây dựng dày đặt thì chống bên trong sử dụng nhiều hơn 2.4.1 Kết cấu thanh chống :
Kết cấu chống giữ sử dụng trong các công trình xây dựng thông thường và các công trình đô thị có thể chia làm hai loại là chống bằng vật liệu thép và bêtông cốt thép.
Hình 2.4 : Kết cấu thanh chống v Chống bằng kết cấu thép :
Chống bằng kết cấu thép có ưu điểm là trọng lượng nhỏ, lắp dựng và tháo dỡ rất thuận tiện, hơn nữa lại có thể sử dụng nhiều lần. Căn cứ vào tiến độ đào đất, chống bằng thép có thể vừa đào vừa chống, lại có thể làm cho chống tăng thật chặt, rất có lợi cho việc hạn chế biến dạng của thân tường. Do đó, trong các trường hợp bình thường nên ưu tiên sử dụng chống bằng thép. Do độ cứng tổng thể của kết cấu thép tương đối kém, mắt nối lắp ghép khá nhiều, khi cấu tạo mắt nối không hợp lý hoặc thi công không thoả đáng, không phù hợp yêu cầu thiết kế thì rất dễ gây ra chuyển dịch ngang của hố móng do thanh chống và mắt nối bị biến dạng. Có khi cả mắt nối bị phá hủy dẫn đến toàn bộ bị phá hỏng, vì vậy, phải có thiết kế hợp lý, quản lý hiện trường chặt chẻ và nâng cao trình độ kĩ thuật thi công ở hiện trường.
LUẬN VĂN THẠC SĨ - 33 -
HVTH : LÝ HOÀNG TRÂN GVHD : PGS.TS. LÊ THỊ BÍCH THỦY v Chống bằng kết cấu bêtông cốt thép :
Chống bằng kết cấu bêtông cốt thép đổ tại chỗ có độ cứng khá tốt, thích hợp với các loại hố móng có hình dạng mặt bằng phức tạp. Mắt nối đỗ tại chỗ không bị dão lỏng để làm cho thân tường bị chuyển dịch. Hệ thống chống bằng kết cấu bêtông cốt thép có độ tin cậy cao nhưng có khuyết điểm là trọng lượng bản thân lớn, không sử dụng được nhiều lần, lắp dựng và tháo dỡ đều phải mất thời gian dài.
Toàn bộ các công việc thi công thanh chống bằng bêtông cốt thép như làm thép, cốp pha, đổ bêtông và dưỡng hộ cần một thời gian tương đối dài, do dó không thể vừa đào vừa chống được. Điều này bất lợi cho việc hạn chế dịch chuyển của thân tường. Khi các chống ở phần bên dưới của hố móng loại lớn mà dùng bêtông cốt thép thì phải đặc biệt thận trọng.
2.4.2 Neo trong đất [14]:
Neo trong đất là thiết bị cho phép tăng cường kết cấu tường chắn bằng cách truyền nó lên lớp đất ngoài xa hoặc dưới sâu. Như vậy, cơ sở các nguyên tắc làm việc của các neo đất loại này là sử dụng khả năng chịu lực của đất, như vật liệu xây dựng, để tiếp nhận các tải trọng tạo nên làm tường chắn. Việc sử dụng các neo đất cho phép truyền lên tường chắn của công trình ngầm các tải trọng lớn hơn từ các tòa nhà bên cạnh với điều kiện xây dựng dày đặc của thành phố, đặc biệt quan trọng trong điều kiện cải tạo nó.
Hình 2.5 : Neo trong đất
LUẬN VĂN THẠC SĨ - 34 -
HVTH : LÝ HOÀNG TRÂN GVHD : PGS.TS. LÊ THỊ BÍCH THỦY Neo được chia ra làm neo vĩnh cửa và neo tạm thời. Neo cố định được đưa vào thành phần kết cấu của tường trong đất và đảm bảo nó làm việc trong suốt thời kì khai thác và được thiết kế cẩn thận. Các neo tạm thực hiện chức năng chống đỡ tạm (như tường cừ), việc đặt nó trong thời kì xây dựng.