1.3. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới
Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng
thừa nhận. Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nên tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất đai. Do đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để và không còn thời gian nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất chưa được coi trọng. Kết quả là hàng loạt diện tích đất bị thoái hoá trên phạm vi toàn thế giới qua các hình thức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc của tầng đất... Người ta ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động bất cẩn của con người gây ra. Theo P.Buringh (Vũ Ngọc Tuyên, 1994), toàn bộ đất có khả năng nông nghiệp của thế giới chừng 3,3 tỷ ha (chiếm 22% tổng diện tích đất liền); khoảng 78% (xấp xỉ 11,7 tỷ ha) không dùng được vào nông nghiệp.
Đất trồng trọt là đất đang sử dụng, cũng có loại đất hiện tại chưa sử dụng nhưng có khả năng trồng trọt. Đất đang trồng trọt của thế giới có khoảng 1,5 tỷ ha (chiếm xấp xỉ 10,8% tổng diện tích đất đai và 46% đất có khả năng trồng trọt).
Như vậy, còn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác (Vũ Ngọc Tuyên, 1994).
Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều. Tuy có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các Châu lục khác nhưng Châu á lại có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác, châu á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, ấn Độ, Indonexia. Ở Châu Á, đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích.
Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam á. Phần lớn diện tích này là đất dốc và chua; khoảng 40-60 triệu ha trước đây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ, nhưng đến nay do bị khai thác khốc liệt nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại.
Đất canh tác của thế giới có hạn và được dự đoán là ngày càng tăng do khai thác thêm những diện tích đất có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về
lương thực thực phẩm cho loài người. Tuy nhiên, do dân số ngày một tăng nhanh nên bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một giảm.
Đông Nam Á là một khu vực đặc biệt. Từ số liệu của UNDP năm 1995 (Đỗ Nguyên Hải, 2000) cho ta thấy đây là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưng diện tích đất canh tác thấp, khi nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á cho thấy:
+ Các nước đang chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển ngành hàng dựa vào lợi thế và cải tổ để đương đầu với những thách thức mới của thế kỷ XXI.
+ Thái Lan: phát huy thế mạnh sẵn có, phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt rủi ro thị trường và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến.
+ Malaixia: Tập trung sản xuất hàng hoá có lợi thế cạnh tranh cao để xuất khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mại hoá cao.
Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp dựa vào tài nguyên của từng địa phương.
+ Inđônêxia: hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá các mặt hàng có lợi thế như:
hạt tiêu, hoa quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm đông lạnh và cá ngừ.
+ Philipin: Phát huy thế mạnh sẵn có xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin, ứng dụng và tiếp thị. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu chuyển giao, áp dụng công nghệ và khuyến nông. Thay đổi chiến lược chính sách nông nghiệp từ bảo trợ sản xuất sang tăng cường cạnh tranh.
1.2.1.2. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới
Sản xuất nông nghiệp trên thế giới ở các nước khác nhau thì có các chiến lược phát triển khác nhau, nhưng nhìn chung nó được chia làm hai xu hướng phát triển sau:
Nông nghiệp công nghiệp hoá: Đó là nghành nông nghiệp sử dụng nhiều thành tựu và kết quả của công nghiệp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng trang thiết bị máy móc, sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp,
đạt năng suất cây trồng vật nuôi và năng suất lao động cao. Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nông nghiệp công nghiệp hoá gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường làm giảm tính đa dạng sinh học, làm hao hụt nguồn gen thiên nhiên (Bách khoa toàn thư Việt Nam).
Nông nghiệp sinh thái: Đó là ngành nông nghiệp đưa ra nhằm khắc phục những nhược điểm của nông nghiệp công nghiệp hoá, nông nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học trong nông nghiệp, với mục tiêu: Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn; Nâng cao độ phì nhiều của đất bằng phân bón hữu cơ, tăng chất mùn trong đất.; Hạn chế mọi dạng ô nhiễm môi trường đất, nước, và thức ăn.
Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững, đó là một dạng của nông nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn bảo vệ môi trường đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài.
Trong thực tế đã có những khuynh hướng phát triển trong sản xuất nông nghiệp được coi như những cuộc cách mạng làm thay đổi cục diện của nền sản xuất nhằm đáp ứng cho nhu cầu của con người. Cụ thể như :
- “Cách mạng xanh’’ đã được thực hiện ở các nước đang phát triển ở châu Á, Mỹ la tinh và đã đem lại những bước phát triển lớn ở những nước đó vào những năm của thập kỷ 60. Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất lúa cao (lúa nước, lúa mì, ngô...) xây dựng hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều loại phân hoá học. “ Cách mạng xanh” đã dựa vào cả một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hoá học và cả thành tựu của công nghiệp.
- “Cách mạng trắng’’ được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao, vào những tiến bộ khoa học đạt được trong việc tăng năng suất và chất lượng các loại gia súc, trong các phương thức chăn nuôi mang ít nhiều tính chất công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã tạo được những bước phát triển lớn trong chăn nuôi ở một số nước và được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với
“cách mạng xanh”.
- “Cách mạng nâu’’ diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ của nông dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân đối với đất đai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp.
Cả ba cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ những khó khăn trước mắt, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững. Giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp, với điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển thành công về sản xuất nông nghiệp và tăng trưởng về mức sống, nhiều nước đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hoá sản xuất. Như: Philipin năm 1987-1992 chính phủ đã có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá cây trồng nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển; Thái Lan những năm 1982-1996 đã có những chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp; Ấn Độ kể từ thập kỷ 80, khi sản xuất lương thực đã đủ đảm bảo an ninh lương thực thì các chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ cũng chuyển sang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá sản xuất, phát triển nhiều cây trồng ngoài lương thực... Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Ở các nước Đông Nam Á các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó không những có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm khai thác tốt lợi thế so sánh của từng vùng mà còn có thể thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, khắc phục được vấn đề môi trường dần hoàn thiện để phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Hàng năm, các viện nghiên cứu Nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới cho năng suất và chất lượng cao, có khả năng chống chịu được sâu bệnh, chịu được khí hậu khắc nghiệt và đưa ra những công thức luân canh mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành
tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật.
Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đất cao đến đất thấp. Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng đã phát triển trên đất cao trước, sau đó mới đến đất thấp. Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồng ruộng. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi. Cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hóa của sản phẩm (Nông Thị Thu Huyền, 2018).
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương”
đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Ở Thái Lan, Ủy ban chính sách quốc gia đã có nhiều quy chế mới, ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn.
Ở Ấn Độ, việc đánh giá đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất được áp dụng các phương pháp tham biến biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng phương trình toán học kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng %, chia làm 6 nhóm:
- Nhóm thượng hảo hạng: Có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho năng suất cao.
- Nhóm tốt: Trồng được bất kỳ loại cây nào nhưng cho năng suất thấp hơn nhóm thượng hạng.
- Bốn nhóm còn lại là nhóm trung bình, nhóm nghèo, nhóm rất nghèo và nhóm không thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Các nước châu Á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thủy lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Mặt khác, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh, môi trường, tiến hành xây dựng nền sinh thái bền vững.
Ở Hoa Kỳ, ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, phân hạng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sử dụng đất hợp lý đã được chú ý. Hiện nay, ở Hoa Kỳ đang áp dụng rộng rãi hai phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn. Trong đánh giá đất đai người ta đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng.
- Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% làm mốc so sánh với đất khác.
Ở các nước châu Âu đánh giá đất phổ biến theo hai chiều hướng:
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng của đất (phân hạng định tính).
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng).
Các phương pháp thường áp dụng bằng phương pháp so sánh tính điểm hoặc tính phần trăm.
Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các nước trên thế giới đã được nghiên cứu từ rất lâu trên cơ sở đánh giá đất. Tuy có sự khác nhau về phương pháp, sắp xếp hệ thống đánh giá và quan điểm đánh giá, song chúng cũng có những quan điểm đồng nhất. Đó là, luôn gắn liền với các mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, nâng cao chất lượng sản phẩm và đề ra các phương pháp bảo vệ đất đai, cũng như bảo vệ môi trường nhằm sử dụng đất đai bền vững.
Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Thương (2015), ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% trong thu nhập của nông nghiệp, Canada tương ứng là 5,7 tỉ và 39,1%, Ôxtrâylia 1,7 tỉ và 14,5%, Nhật Bản 42,3 tỉ và 69,8%, cộng đồng châu Âu 67,2 tỉ và 40,1%, Áo là 1,6 tỉ và 69,8%.
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Các nước châu Á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Một mặt, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường.