Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 51 - 58)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất huyện Yên Lạc

3.2.2. Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Lạc

Huyện Yên Lạc là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tương đối bằng phẳng được bồi đắp từ các hệ thống sông lớn như sông Hồng nằm ở phía Nam các xã Hồng Phương, Hồng Châu, Đại Tự, Liên Châu, Trung Kiên, Trung Hà; Sông Cà Lồ nằm ở phía Đông và Đông Nam xã Nguyệt Đức, sông Phan nằm ở phía Tây xã Trung Nguyên, Yên Đồng và sông Phó Đáy. Về tổng thể, địa hình của huyện có độ dốc trung bình từ 3o đến 5o, nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng với độ cao dao động từ 13,3 m (khu vực cao nhất ở phía Bắc huyện là xã Đồng Văn và một phần phía Tây Bắc các xã Trung Nguyên, Đồng

Cương) cho đến độ cao từ 6 - 8 m so với mực nước biển. Địa hình ở huyện Yên Lạc được phân chia thành hai vùng như sau:

- Vùng trong đê:

Địa hình trong đê tương đối bằng phẳng, địa hình bị chia cắt chủ yếu bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Địa hình trong đê được phân chia theo độ cao như sau:

+ Vùng địa hình có độ cao trung bình từ 10 - 15 m bao gồm các xã Đồng Văn, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Nguyệt Đức, Đồng Cương và một phần diện tích của xã Liên Châu.

+ Vùng địa hình có độ cao trung bình từ 8 - 10 m bao gồm thị trấn Yên Lạc và các xã Bình Định, Yên Đồng, Tam Hồng, Yên Phương, Văn Tiến và một phần diện tích của xã Đại Tự.

+ Vùng địa hình có độ cao thấp từ 6 - 8 m bao gồm một phần nhỏ diện tích của thị trấn Yên Lạc và một phần nhỏ diện tích của xã Bình Định.

- Vùng ngoài đê:

Có diện tích tự nhiên 2.461 ha. Địa hình phức tạp, không bằng phẳng, có nhiều bãi cao và thùng vũng sâu chịu ảnh hưởng của thuỷ chế sông Hồng, đặc biệt là ba xã Hồng Châu, Trung Hà, Trung Kiên, địa hình bị chia cắt chủ yếu là các thùng vũng sâu và đường giao thông. Địa hình ngoài đê được phân chia theo độ cao như sau:

+ Vùng địa hình có độ cao trung bình từ 10 - 15 m bao gồm các xã Hồng Phương, Hồng Châu và một phần diện tích của các xã Đại Tự, Liên Châu.

+ Vùng địa hình thấp tuyệt đối < 6 m bao gồm Trung Kiên, Trung Hà.

Nhìn chung địa hình của huyện Yên Lạc tương đối bằng phẳng, địa hình bị chia cắt chủ yếu bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương, hệ thống đê sông Hồng, thùng vũng sâu và đường giao thông rất thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Căn cứ vào phân vùng của huyện, chủ yếu dựa vào địa hình và phân bố không gian lấy khu vực trong và ngoài đê của các xã thị trấn, có thể phân thành 2 vùng kinh tế sinh thái của huyện như sau (Bảng 3.3):

- Vùng 1: Là vùng trong đê, bao gồm 11 xã thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 7.373,50 ha và có 5.450,24 ha đất nông nghiệp.

- Vùng 2: Là vùng ngoài đê, bao gồm 6 xã, với tổng diện tích tự nhiên là 3.391,68 ha và có 2.187,06 ha đất nông nghiệp.

Bảng 3.3. Phân vùng kinh tế sinh thái theo đơn vị hành chính huyện Yên Lạc ĐVT: ha

TT Tên thị trấn/xã

Diện tích tự nhiên

Đất nông

nghiệp Cơ sở để phân vùng Vùng 1: Vùng trong đê

1 TT. Yên Lạc 704,23 505,17

Địa hình trong đê tương đối bằng phẳng, đồng bằng, địa hình bị chia cắt chủ yếu bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông.

Có điều kiện đất đai, tưới tiêu.

Thích hợp cây lúa, rau, màu, cây ăn quả

2 Bình Định 782,12 633,20 3 Đồng Cương 692,51 538,54 4 Đồng Văn 702,56 496,59 5 Nguyệt Đức 627,17 437,41 6 Tam Hồng 929,50 705,48

7 Tề Lỗ 405,03 259,23

8 Trung Nguyên 717,97 525,78 9 Văn Tiến 482,57 381,24 10 Yên Đồng 785,09 573,63 11 Yên Phương 544,75 393,97 Tổng 7.373,50 5.450,24 Vùng 2: Vùng ngoài đê

1 Hồng Châu 517,40 338,67 Địa hình phức tạp, không bằng phẳng, có nhiều bãi cao và thùng vũng sâu, chịu ảnh hưởng của thuỷ chế sông Hồng.

Điều kiện đất đai khá thích hợp rau, màu và cây ăn quả. 2 xã Hồng Châu và Trung Hà không có đất lúa

2 Hồng Phương 322,21 250,66

3 Trung Hà 359,45 98,24

4 Trung Kiên 432,40 304,93

5 Đại Tự 896,99 602,06

6 Liên Châu 863,23 592,50 Tổng 3.391,68 2.187,06

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ và Phòng TN&MT huyện Yên Lạc)

3.2.2.2. Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Yên Lạc

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh tế xã hội và kỹ thuật xác định. Theo kết quả điều tra hiện trạng, các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên địa bàn huyện gồm 5 loại:

1, LUT chuyên lúa 2, LUT 2 lúa – 1 màu 3, LUT chuyên rau màu 4, LUT cây lâu năm

5, LUT nuôi trồng thủy sản

Các loại hình sử dụng đất ở các vùng kinh tế sinh thái khác nhau được thể hiện ở bảng 3.4 và 3.5.

LUT chuyên lúa:

LUT chuyên lúa có tổng diện tích 1.909,68 ha ở vùng 1 và 275,36 ha ở vùng 2. Diện tích LUT này được trồng trên địa hình bằng phẳng có khả năng tưới tiêu chủ động. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu. Kiểu sử dụng đất là Lúa xuân - Lúa mùa.

Diện tích LUT chuyên lúa ở vùng 2 ít hơn vùng 1 vì ngoài số xã ít, còn 2 xã Hồng Châu và Trung Hà không có đất lúa.

Năng suất lúa đạt khá cao, bình quân đạt 67,8 tạ/ha ở vụ xuân và 55,9 tạ/ha vụ mùa.

LUT 2 lúa – 1 màu:

Có 5 kiểu sử dụng đất của LUT 2 lúa – 1 màu:

- Ở vùng 1 chủ yếu là:

+ LX - LM - Ngô đông

+ LX - LM – Khoai lang đông + LX – LM - Đậu tương đông + LX – LM - Lạc

+ LX – LM - Rau các loại.

- Ở vùng 2 chủ yếu là:

+ LX - LM - Ngô đông

+ LX - LM – Khoai lang đông + LX – LM - Đậu tương đông + LX – LM - Rau các loại

Bảng 3.4. Loại hình sử dụng đất chính vùng 1 huyện Yên Lạc Loại hình

sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 5.450,24 100,00 Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 1.909,68 35,04

Tổng 1.909,68 35,04

2 Lúa - 1 Màu

LX - LM - Ngô đông 462,91 8,49

LX - LM – Khoai lang đông 271,65 4,98 LX – LM - Đậu tương đông 474,68 8,71

LX – LM - Lạc 232,43 4,27

LX – LM - Rau các loại 431,21 7,91

Tổng 1.872,88 34,36

Chuyên rau màu

Ngô xuân - Ngô đông 142,21 2,61 Ngô xuân – Khoai lang hè - Rau 123,23 2,26 Lạc xuân - Khoai lang hè - Rau 155,62 2,86 Rau xuân - Rau hè – Khoai lang 142,23 2,61

Tổng 563,29 10,34

Cây lâu năm Bưởi, nhãn, đu đủ, chuối…. 153,25 2,81

Tổng 153,25 2,81

Thủy sản Chuyên cá 951,14 17,45

Tổng 951,14 17,45

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ và Phòng NN&PTNT huyện Yên Lạc) Đây là LUT có diện tích khá lớn của cả 2 vùng, vùng 1 là 1.872,88 ha, vùng 2 là 707,42 ha. Năng suất lúa đều đạt khá như LUT chuyên lúa, nhưng

nhiều xã có năng suất khá cao hơn do sử dụng cây vụ đông. Chính do canh tác cây vụ đông, nhất là các cây họ đậu, và đầu tư phân hữu cơ cho cây trồng đã làm tăng độ phì của đất. Vì vậy năng suất lúa xuân sau vụ đông thường rất cao.

Trong LUT này có các cây vụ đông và năng suất đạt khá: ngô 42,0 tạ/ha, khoai lang 80,0 tạ/ha, đậu tương 12,0 tạ/ha, lạc 25,8 tạ/ha và rau các loại khoảng 80 – 100 tấn/ha.

Bảng 3.5. Loại hình sử dụng đất chính vùng 2 huyện Yên Lạc Loại hình

sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 2.187,06 100,00 Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 275,36 12,59

Tổng 275,36 12,59

2 Lúa - 1 Màu

LX - LM - Ngô đông 153,68 7,03 LX - LM – Khoai lang đông 177,19 8,10 LX – LM - Đậu tương đông 180,68 8,26 LX – LM - Rau các loại 195,87 8,96

Tổng 707,42 32,35

Chuyên rau màu

Ngô xuân - Ngô đông 162,21 7,42 Ngô xuân - Rau hè - Rau đông 187,76 8,59 Lạc xuân - Rau hè – Rau đông 183,91 8,41 Rau xuân - Rau hè - Rau đông 356,68 16,31

Tổng 890,56 40,72

Cây lâu năm Bưởi, nhãn, đu đủ, chuối…. 78,74 3,60

Tổng 78,74 3,60

Thủy sản Chuyên cá 234,98 10,74

Tổng 234,98 10,74

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ và Phòng NN&PTNT huyện Yên Lạc)

LUT Chuyên rau màu:

LUT chuyên rau, màu của huyện Yên Lạc rất phổ biến, có 4 kiểu sử dụng đất chính sau:

- Ở vùng 1 chủ yếu là:

+ Ngô xuân - Ngô đông

+ Ngô xuân - Khoai lang hè - Rau đông + Lạc xuân - Khoai lang hè - Rau đông + Rau xuân - Rau hè - Khoai lang - Ở vùng 2 chủ yếu là:

+ Ngô xuân - Ngô đông

+ Ngô xuân - Rau hè - Rau đông + Lạc xuân - Rau hè - Rau đông + Rau xuân - Rau hè - Rau đông

LUT chuyên rau, màu của huyện Yên Lạc rất phổ biến và tập trung ở hầu hết các xã trong huyện. Ở vùng 1 chỉ có 563,29 ha trên tổng số 11 xã thị trấn thì vùng 2 ngoài đê lại có tới 890,56 ha.

Năng suất của các loại cây trồng như ngô, lạc, các loại rau đều cao, là vùng nguyên liệu cung cấp hàng hóa cho địa phương và cho cả thị trường Hà Nội.

Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Lạc, với việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là việc tích cực chuyển đổi, đưa các giống cây trồng mới vào gieo trồng đã giúp cuộc sống của bà con nông dân ở 17 xã, thị trấn của Yên Lạc ngày càng khởi sắc, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Năm 2019, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt trên 1.209 tỷ đồng.

LUT Cây lâu năm:

LUT cây lâu năm ở huyện Yên Lạc rất ít, chỉ có 153,25 ha ở vùng 1 và 78,74 ha ở vùng 2. Các cây ăn quả phổ biến trồng trên đất này là bưởi, cam, đu đủ, chuối, thanh long.

Năng suất các cây ăn quả đạt khá và có thị trường rất tiềm năng, nhưng sản suất còn nhỏ lẻ, phân tán và tự tiêu thụ là chủ yếu.

LUT Thủy sản:

LUT nuôi trồng thủy sản ở huyện Yên Lạc là loại hình đang phát triển, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ở vùng một 951,14 ha và vùng hai là 234,98 ha. Sản lượng nuôi trồng đạt 6.315 tấn và sản lượng khai thác đạt 815 tấn vào năm 2019.

Với mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững, huyện Yên Lạc đã hỗ trợ các hộ nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao sản lượng, năng suất và giá trị sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao; gắn sản xuất với chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)