Hiệu quả về mặt môi trường của các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 77)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Lạc

3.3.3. Hiệu quả về mặt môi trường của các loại hình sử dụng đất

Đánh giá mức độ ảnh hưởng từ việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng vật nuôi tới môi trường là vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải có số liệu để phân tích các mẫu về đất, nước và mẫu nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi đề tài này, chỉ xin được đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu sau:

- Mức đầu tư phân bón, đặc biệt là phân hóa học.

- Mức độ sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và thuốc diệt cỏ.

Trong quá trình sản xuất, do sử dụng hệ thống cây trồng khác nhau, kiểu sử dụng đất khác nhau sẽ tạo những ảnh hưởng khác nhau đến môi trường.

3.3.3.1. Tình hình sử dụng phân bón cho cây trồng ở huyện Yên Lạc

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, đối với từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà cần có lượng bón phân khác nhau.

Việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng đúng thời gian và liều lượng. Nó làm cho đất bị chua hoá, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, giảm số lượng của nhiều loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học và cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất làm ảnh hưởng tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và anh hưởng tới sức khỏe người dân. Đặc biệt, nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân hữu cơ thì làm cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng.

Mức độ sử dụng phân bón trên địa bàn huyện Yên Lạc được thể hiện cụ thể ở bảng 3.17.

Số liệu ở bảng 3.17 cho thấy:

- Lượng phân bón thực tế người dân sử dụng so với lượng phân bón được khuyến cáo còn có nhiều khác biệt.

- Lượng phân chuồng bón thực tế thấp và gần bằng với mức bón khuyến cáo.

- Phân vô cơ bón cơ bản nằm xung quanh mức khuyến cáo. Tuy nhiên, một

số loại cây bón đạm, lân, kali khá cao và có loại cây vượt mức khuyến cáo. Chính điều này đã làm ô nhiễm môi trường đất canh tác của các loại hình sử dụng đất.

Bảng 3.17. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với khuyến cáo của Phòng NN và PTNT huyện Yên Lạc

TT Cây trồng

Mức bón của nông hộ Khuyến cáo mức bón phân N

(Kg/ha)

P2 O5

(Kg/ha)

K2O (Kg/ha)

PC (T/ha)

N (Kg/ha)

P2 O5

(Kg/ha)

K2O (Kg/ha)

PC (T/ha) 1 Lúa xuân 115,0 91,5 66,5 6,1 110-120 80 - 90 40 - 60 10 2 Lúa mùa 95,5 66,8 50,0 5,3 90 -110 60 - 70 30 - 50 8 3 Ngô 140,5 90,2 90,0 6,7 150-190 100-150 70 - 100 10 4 Khoai lang 164,7 52,6 22,5 6,8 150-190 40 - 50 20 - 30 10 5 Đậu tương 160,5 43,5 22,5 4,6 150-190 40 - 50 20 - 30 8 6 Lạc 42,6 30,2 35,6 6,5 30 - 40 50 - 80 60 - 90 8 7 Dưa bở 90,0 65,2 80,0 7,4 70 -100 50 - 70 55 - 70 10 8 Bắp cải 46,9 90,2 110,0 7,9 30 - 40 120-140 110-120 10 9 Cải củ 30,0 150,0 124,6 7,2 40 - 70 140-150 120-140 10 10 Dưa gang 78,7 42,6 56,4 7,4 90 -110 50 - 80 40 - 60 10 11 Cà chua 214,5 80,7 110,2 7,8 180-200 90 -180 150-240 10 12 Bí xanh 125,0 46,7 130,0 6,6 75 -100 57 - 74 100-120 10 13 Chuối 45,0 22,5 40,6 7,4 50 - 60 25 - 35 55 -100 9 14 Nhãn 50,0 35,7 50,0 6,6 55 - 65 20 - 30 60 -120 9 15 Xoài 40,0 42,7 50,0 6,4 50 - 65 30 - 40 70 -130 9 16 Cam 40,0 42,7 50,0 7,0 50 - 60 30 - 40 70 -130 9

(Nguồn: Số liệu điều tra 2019 và Trung tâm Khuyến nông huyện Yên Lạc) 3.3.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp huyện Yên Lạc

Qua quá trình điều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình sản xuất trên các loại cây trồng cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng tương đối lớn, thậm chí lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần trên vụ, đặc biệt các loại rau màu như cà chua, bắp cải...phun 4 - 5 lần trên vụ. Do liều lượng thuốc

và số lần phun nhiều, ngay trước thời điểm thu hoạch nên lượng thuốc còn tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và an toàn chất lượng nông sản.

Theo tổng hợp từ số liệu điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp thì hiện nay trên địa bàn huyện Yên Lạc có rất nhiều chủng loại thuốc BVTV với các nhà sản xuất khác nhau. Mức độ sử dụng thuốc BVTV được thể hiện cụ thể ở bảng 3.18 cho thấy:

- Đa số các loại thuốc được sử dụng đúng chủng loại, nằm trong danh mục thuốc được sử dụng nhưng có tình trạng lạm dụng vượt so với mức cho phép ghi trên bao bì sản phẩm. Riêng đối với nuôi trồng thủy sản qua điều tra cho thấy trên địa bàn không sử dụng các chất kích thích.

- Do liều lượng thuốc và số lần phun nhiều, ngay trước thời điểm thu hoạch nên lượng thuốc còn tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và an toàn chất lượng nông sản.

- Theo tổng hợp từ số liệu điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp thì hiện nay trên địa bàn huyện Yên Lạc có rất nhiều chủng loại thuốc BVTV với các nhà sản xuất khác nhau. Danh mục các loại thuốc BVTV người dân huyện Yên Lạc đang sử dụng cho thấy đa số các loại thuốc được sử dụng đúng chủng loại, nằm trong danh mục thuốc được sử dụng nhưng có tình trạng lạm dụng vượt so với mức cho phép ghi trên bao bì sản phẩm.

Bảng 3.18. Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng huyện Yên Lạc

Cây

trồng Tên thuốc Đơn vị

tính

Tiêu chuẩn cho phép

Thực tế sử dụng

Lúa

Reasgant 3.6EC; 1.8EC lít/ha 0,3 - 0,5 0,4 Wavotox 585EC, 600 EC lít/ha 0,3 - 0,5 0,6

Sherpa 25EC lít/ha 0,35 - 0,4 0,45

Daconil 75WP kg/ha 1,5 - 2 1,75

Tilt Super 300EC lít/ha 0,25 - 0,3 0,35

Pandan 95SP kg/ha 0,08 0,1

Ngô

Pandan 95SP kg/ha 0,08 0,09

Match kg/ha 0,08 0,09

Aloha 25WP lít/ha 0,4 - 0,8 0,85

Mancozeb kg/ha 0,08 0,1

Khoai lang, khoai tây

Bitox 40EC kg/ha 0,9 - 1,0 0,8

Sherpa 25EC lít/ha 0,8 - 1,0 0,9

Kanup 480SL, 600SL lít/ha 3 4,2

Applaud 10WP kg/ha 0,7 0,8

Đậu tương,

lạc

Daconil 75WP, 500SC kg/ha 1,5 - 2 2,1

Bitox 40EC kg/ha 0,9 - 1,0 1,2

Sherpa 25EC lít/ha 0,8 - 1,0 1,2

Rau

Reasgant 1.8EC kg/ha 1 - 1,4 1,5

Reasgant 3.6EC lít/ha 1,5 - 1,7 1,8

Oncol 20EC lít/ha 0,5 0,6

Delfin WG kg/ha 1.5 – 2,0 2,6

Abatin 1.8EC lít/ha 0,4 - 0,8 0,9

Kanup 480SL, 600SL lít/ha 3,5 - 4 4,2

Cây ăn quả

Daconil 75WP, 500SC kg/ha 1,5 - 2 2,2

Kamsu 2L kg/ha 0,6 - 0,8 0,82

Bitox 40EC kg/ha 0,9 - 1,0 1,3

Sherpa 25EC lít/ha 0,8 - 1,0 1,3

Kanup 480SL, 600SL lít/ha 3,5 - 4 3,7

3.3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất

Để đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất, đề tài căn cứ vào hiện trạng sử dụng phân bón, nhất là phân bón vô cơ và thuốc BVTV của sản xuất đồng thời thiết lập bảng phân cấp (Bảng 3.19).

Bảng 3.19. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường các LUT Cấp đánh giá Điểm Sử dụng

phân vô cơ

Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật Cao (C) 3 Dưới mức khuyến cáo Dưới chuẩn cho phép Trung bình (TB) 2 Bằng mức khuyến cáo Bằng chuẩn cho phép Thấp (T) 1 Trên mức khuyến cáo Trên chuẩn cho phép

Phân thành 3 cấp cao, trung bình và thấp đối với 2 chỉ tiêu:

- Mức sử dụng phân bón vô cơ: Lượng bón so với mức khuyến cáo.

- Mức sử dụng thuốc BVTV: Lượng thuốc sử dụng so với quy chuẩn cho phép.

a. Hiệu quả môi trường của các LUT ở vùng 1:

Số liệu xếp loại tại bảng 3.20 cho thấy:

- Các kiểu sử dụng đất được đánh giá ở mức cao là:

+ Trồng Chuối ở LUT cây lâu năm.

+ Nuôi cá nước ngọt ở LUT thủy sản.

- Các kiểu sử dụng đất xếp ở mức thấp:

+ Lúa xuân - Lúa mùa ở LUT chuyên lúa.

+ LX - LM - Ngô đông, LX – LM - Đậu tương đông, LX – LM - Lạc ở LUT 2 lúa – 1 màu.

+ Ngô xuân - Ngô đông, Ngô xuân – Khoai lang – Rau, Lạc xuân - Khoai lang – Rau, Rau xuân - Rau hè – Khoai lang ở LUT chuyên rau màu.

+ Trồng Cam ở LUT cây lâu năm.

Số lượng các LUT có hiệu quả môi trường thấp khá nhiều nói lên chủ yếu ở mức sử dụng thuốc BVTV vượt quá liều lượng quy chuẩn.

- Còn lại các kiểu sử dụng đất khác đều nằm ở mức xếp loại trung bình.

b. Hiệu quả môi trường của các LUT ở vùng 2:

Số liệu xếp loại tại bảng 3.21 cho thấy:

- Các kiểu sử dụng đất được đánh giá ở mức cao là:

+ Trồng Chuối ở LUT cây lâu năm.

+ Nuôi cá nước ngọt ở LUT thủy sản.

- Các kiểu sử dụng đất xếp ở mức thấp:

+ Lúa xuân - Lúa mùa ở LUT chuyên lúa.

+ LX - LM - Ngô đông, LX - LM - Đậu tương đông, ở LUT 2 lúa - 1 màu.

+ Ngô xuân - Ngô đông, Ngô xuân - Rau hè - Rau đông, Lạc xuân - Rau hè - Rau đông, Rau xuân - Rau hè - Rau đông ở LUT chuyên rau màu.

+ Trồng Cam ở LUT cây lâu năm.

Số lượng các LUT có hiệu quả môi trường thấp khá nhiều nói lên chủ yếu ở mức sử dụng thuốc BVTV vượt quá liều lượng quy chuẩn.

- Còn lại các kiểu sử dụng đất khác đều nằm ở mức xếp loại trung bình.

Bảng 3.20. Xếp loại hiệu quả môi trường các LUT vùng 1 huyện Yên Lạc (trên 1 ha/năm)

ĐVT: điểm

LUT Kiểu sử dụng đất

Phân bón vô

Thuốc BVTV

Đánh giá Tổng điểm

Xếp loại

Chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 2 1 3 T

2 Lúa - 1 Màu

2. LX - LM - Ngô đông 2 1 3 T

3. LX - LM – Khoai lang đông 2 2 4 TB

4. LX – LM - Đậu tương đông 2 1 3 T

5. LX – LM - Lạc 2 1 3 T

6. LX – LM - Rau các loại 2 2 4 TB

Chuyên rau màu

7. Ngô xuân - Ngô đông 2 1 3 T

8. Ngô xuân – Khoai lang - Rau 2 1 3 T 9. Lạc xuân - Khoai lang - Rau 2 1 3 T 10. Rau xuân - Rau hè – Khoai lang 1 1 2 T

Cây lâu năm

11. Chuối 3 2 5 C

12. Nhãn 2 2 4 TB

13. Cam 2 1 3 T

Thủy sản 14. Cá nước ngọt 2 3 5 C

Ghi chú: Mức xếp loại: ≤ 3: Thấp (T) 4: Trung bình (TB) ≥ 5: Cao (C)

Bảng 3.21. Xếp loại hiệu quả môi trường các LUT vùng 2 huyện Yên Lạc (trên 1 ha/năm)

ĐVT: điểm

LUT Kiểu sử dụng đất

Phân bón vô

Thuốc BVTV

Đánh giá Tổng điểm

Xếp loại

Chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 2 1 3 T

2 Lúa - 1 Màu

2. LX - LM - Ngô đông 2 1 3 T

3. LX - LM - Khoai lang đông 2 2 4 TB

4. LX – LM - Đậu tương đông 2 1 3 T

5. LX – LM - Rau các loại 2 2 4 TB

Chuyên rau màu

6. Ngô xuân - Ngô đông 2 1 3 T

7. Ngô xuân - Rau hè - Rau đông 2 1 3 T 8. Lạc xuân - Rau hè – Rau đông 1 1 2 T 9. Rau xuân - Rau hè - Rau đông 1 1 2 T

Cây lâu năm

10. Chuối 3 2 5 C

11. Nhãn 2 2 4 TB

12. Xoài 2 2 4 TB

13. Cam 2 1 3 T

Thủy sản 14. Cá nước ngọt 2 3 5 C

Ghi chú: Mức xếp loại: ≤ 3: Thấp (T)

4: Trung bình (TB) ≥ 5: Cao (C)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)