1. ối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các vườn quốc gia
3.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam
Tính đến thời điểm 31/12/2012, Việt Nam có hơn 1 , triệu ha rừng, trong đó hơn 2 triệu ha là rừng đặc dụng, hơn 4,6 triệu ha rừng phòng hộ, hơn 6,9 triệu ha rừng sản xuất, còn lại là diện tích nằm ngoài quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp với độ che phủ rừng toàn quốc năm 2011 của Việt Nam là 40,7%. Mỗi loại rừng đều có những chức năng và vai trò khác nhau trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong ba loại rừng thì rừng đặc dụng chủ yếu được phân thành các VQG và các khu BTTN, nơi kết hợp những đặc trưng về đa dạng sinh học với các giá trị văn hóa, lịch sử của các địa phương. Do vậy, có thể coi các khu rừng đặc dụng mà đặc biệt là các VQG và các Khu BTTN là một nguồn tài nguyên kép vừa có tác dụng bảo tồn hệ sinh thái đồng thời có thể kết hợp khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử cho phát triển loại hình DLST.
Với 164 khu rừng đặc dụng, trong đó có 0 VQG, 69 khu BTTN, 4 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học, Việt Nam được đánh giá là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hầu hết các VQG, khu BTTN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng cùng cảnh quan đẹp và là tiềm năng lớn để Việt Nam phát triển du lịch. Có thể kể đến một số VQG như:
Vườn quốc gia Bái Tử Long thực vật ưu thế ở đây gồm các loài thuộc họ vang caesalpiniaceae, chè theaceae, dầu, trâm, myrtaceae, sến sapotaceae. Bái Tử Long có hơn 1 0ha rừng ngập mặn phân bố ở phía tây đảo. Thực vật rừng khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận được 398 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 4 loài được ghi trong sách đỏ việt nam như kim giao, ba kích, giác đề và thổ phục linh. Hệ động vật theo các ghi chép trước đây Bái Tử Long có một hệ động vật
65 có xương sống rất phong phú và đa dạng.
Vườn quốc gia Cát Tiên: Nằm trên địa phận ba tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng
và Bình Phước. Trụ sở VQG nằm trên huyện Tân Phú - Đồng Nai. Quy mô diện tích: 73.878 ha (phần thuộc tỉnh Đồng Nai: .100ha, Lâm Đồng: 30.635ha và Bình Phước: 5.143ha) Các giá trị đa dạng sinh học: Cát Tiên có nhiều sinh cảnh rừng khác nhau từ rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp ưu thế với các cây họ dầu (Dipterocarpaceae) rừng đặc dụng lá nguyên sinh và thứ sinh, đất ngập nước với hồ và các trảng cỏ ngập nước theo mùa bao gồn các loài (Saccharum spontaneum, S. arundinaceum và Neyraudia arundinacea) và nhiều kiểu sinh cảnh thứ sinh khác. VQG Cát Tiên đã ghi nhận hơn 1. 00 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 4 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Dáng hương (Pterocarpus macrocarpus)... Đến nay đã ghi nhận 77 loài thú, 1 loài chim và loài bò sát, 2 loài lưỡng cư, 1 0 loài cá. Trong đó nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng như: Voi châu Á (Elephas maximus), Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus), lợn rừng (Sus scrofa), Bò tót (Bos gaurus)... Voọc chà chân đen (Pygathrix nigripes) Vượn đen má hung (Hylobates gabriellae) Cát Tiên có loài chim đặc hữu: Gà so cổ hung (Arborophila davidi), gà tiền mặt vàng (Polyplectron germaini) và chích chạch xám (Macronous kelleyi), nhiều loài chim nước rất hiếm như: Ngan cánh trắng, già đẫy.
Vườn quốc gia Tam Đảo Tam đảo có kiểu rừng khác nhau: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 00 m; Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi thấp phân bố từ độ cao 00 m trở lên; rừng lùn trên đỉnh núi là kiểu phụ rừng đặc thù của kiểu rừng kín thường xanh; Rừng tre, nứa là rừng phục hồi sau nương rẫy; Rừng phục hồi sau nương rẫy. Hệ thực vật:có đến 904 loài thuộc 47 chi, 21 họ thực vật bậc cao. Trong đó ngành thông đất 2 loài, ngành cỏ tháp bút 1 loài, ngành dương xỉ 7 loài, thực vật hạt trần 12 loài và thực vật hạt kín 2 loài. 64 loài thực vật ở Tam Đảo là những loài quý hiếm. Khu hệ động vật Tam Đảo với 07 loài, trong đó thú: 64 loài, chim 2 9 loài, bò sát 76 loài và 2 loài lưỡng cư. Khu hệ côn trùng đã ghi nhận 4 7 loài của 271 giống thuộc 46
66
họ. VQG Tam Đảo gồm 11 loài đặc hữu hẹp, trong đó có 2 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư và loài côn trùng. Ngoài ra Tam Đảo còn có 22 loài động vật đặc hữu ở miền bắc Việt Nam, 6 loài đặc hữu của Việt Nam, 6 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Vườn quốc gia Ba Bể đã ghi nhận được tổng số 60 loài thực vật bậc cao có mạch, 10 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Hệ động vật phong phú và đa dạng, đặc biệt là khu hệ bướm với 2 loài bướm. Lớp thú có loài, trong đó VQG có ý nghĩa quan trọng với loài Voọc đen má trắng (Semnopithecus francoisi francoisi) và cầy vằn bắc (Hemigalus owstoni). 24 loài bò sát và lưỡng cư và với 4 loài cá nước ngọt đây là một trong những sinh cảnh nước ngọt có giá trị lớn nhất tại Việt Nam
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về đa dạng sinh học tại các VQG
Chỉ tiêu ĐVT VQG Ba Vì VQG Cúc Phương VQG Tam Đảo VQG Ba Bể
Diện tích Ha 7.377 22.200 36.883 7.610
Thực vật Loài 715 1.944 904 603
Động vật Loài 182 2.239 307 448
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hoạt động của các VQG và khu BTTN ở Việt Nam có định hướng DLST nhưng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và chưa có mô hình kinh doanh du lịch sinh thái đích thực. Thực tế du khách đến với các VQG mới chỉ tiếp cận được các hệ sinh thái rừng, thực vật, một số loại côn trùng mà rất hiếm gặp thú rừng. Mới chỉ thành lập được Ban du lịch hoặc Trung tâm DLST và giáo dục môi trường để điều hành hoạt động du lịch.
Bên cạnh đó, khâu quảng bá còn nhiều khó khăn, chưa được quan tâm đúng mức; đội ngũ quản lý, thuyết minh viên chưa được trang bị kiến thức một cách đầy đủ, đặc biệt là thiếu k năng tổ chức nên loại hình DLST chưa thu hút được nhiều khách du lịch. Nhiều khu du lịch thiếu hệ thống xử lý nước thải và chất rắn gây ô nhiễm môi trường nên không thu hút được du khách; Lợi ích mang lại cho người hoạt động trong lĩnh vực này chưa cao.
Hầu hết người dân đều coi du lịch đại trà và DLST là giống nhau đã gây ra nhiều hạn chế cho sự phát triển của loại hình du lịch này.
67
Hiện nay, việc tổ chức DLST ở các VQG còn tùy tiện, mang tính tự phát. Hầu hết thấy khu bảo tồn của mình có cảnh sắc thiên nhiên đẹp, có nhiều người xin thăm quan là tổ chức thu tiền mà không cần lập đề án (như: nơi đón tiếp, cán bộ hướng dẫn, sản phẩm du lịch...), không xây dựng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cụ thể… nên đã tác động xấu đến môi trường thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, phá vỡ cảnh quan môi trường. Ngược lại, một số VQG và khu BTTN giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch lại chưa chú trọng đến tổ chức hoạt động dịch vụ DLST vì cho rằng đây là việc khó và phức tạp.
3.1.2.Thực trạng quản lý, khai thác du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Việt Nam
3.1.2.1. Tổ chức quản lý các vườn quốc gia
Hiện nay Việt Nam có 30 VQG trên toàn quốc, việc quản lý các VQG đang được phân cấp tùy theo diện tích và quy mô của vườn, Các VQG có diện tích lớn, có giá trị tiềm năng, nằm trên địa bàn nhiều tỉnh thì do Bộ NN&PTNT quản lý như: VQG Cúc Phương, VQG Ba Vì, VQG Tam Đảo, VQG Bạch Mã, VQG Cát Tiên, VQG YokDon. Số VQG còn lại do UBND các tỉnh quản lý.
Các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT được coi là một đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp, có chức năng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái, giáo dục môi trường theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện các chức năng được giao các VQG có nhiệm vụ chính là:
- Tổ chức bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng; các nguồn gen động thực vật rừng quí, hiếm, các đặc sản rừng, các di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, cảnh quan thiên nhiên trong diện tích được giao quản lý.
- Phát triển rừng trên cơ sở trồng mới, phục hồi rừng và thực hiện các dự án khuyến nông, khuyến lâm để phát triển vùng đệm.
- Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm khoa học với mục đích bảo tồn thiên nhiên và môi sinh.
68
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học ( nghiên cứu, giảng dạy, thực tập…) chuyển giao k thuật, giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp. Tổ chức tham quan nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân về ý thức bảo vệ rừng; phòng cháy chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại; thực hiện các qui trình trồng rừng, chăm sóc rừng…
Nguồn: Bộ NN&PTNT[75]
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quản lý các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT
Tổng cục Các Vụ/Ban Cục chuyên ngành Khối các đơn vị quản lý nhà nước Khối các đơn vị Sự nghiệp Vi ện đ iề u t ra Quy h o ạc h r ừ ng V QG B ạch M ã V QG B a V ì V QG C úc P hương V QG C á t ti ên V QGT am Đ ảo V QG Y o k D o n Bộ NN& PTNT Đơn vị sự nghiệp Cơ quan quản lý nhà nước
69
Với mô hình quản lý 6 VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT cho thấy các VQG được coi là một đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan quản lý nhà nước do vậy việc tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái để thu lợi nhuận như các hoạt động kinh doanh của các đơn vị khác sẽ không được thuận lợi, sẽ bị lẫn giữa chức năng quản lý với chức năng kinh doanh dẫn đến làm giảm khả năng và hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch tại các VQG.
Với mô hình này thì nguồn kinh phí cho hoạt động của các VQG được lấy trực tiếp từ ngân sách nhà nước, do vậy gây sức ép đối với ngân sách nhà nước trong khi các VQG có thể tự chủ một phần kinh phí để hỗ trợ nguồn thu cho ngân sách thông qua các hoạt động khai thác tài nguyên du lịch.
Nguồn: Cẩm nang ngành lâm nghiệp[3]
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ ngành Lâm nghiệp cấp tỉnh UBND tỉnh Sở NN & PTNT Hành chính, sự nghiệp Sự nghiệp kinh tế Doanh nghiệp lâm nghiệp Tổ chức liên quan khác Chi cục PTLN Chi cục Kiểm lâm Đơn vị sự nghiệp 1. Trung tâm KN-KL 2. Ban quản lý rừng đặc dụng / phòng hộ ……
Trung tâm giống cây trồng Lâm nghiệp
Trạm/Trại
nghiên cứu Lâm nghiệp
………..
Lâm trường quốc doanh Công ty lâm nghiệp
Công ty chế biến lâm sản
………. .
70
Đối với các VQG trực thuộc các tỉnh cũng được coi là một đơn vị sự nghiệp. Ban quản lý VQG là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý, bảo tồn và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên về rừng, biển, phát triển và bảo vệ hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường kết hợp với các dịch vụ DLST theo quy định của Chính phủ trong phạm vi ranh giới của VQG.
Nhiệm vụ chính của các VQG trực thuộc các tỉnh cụ thể là:
- Tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của VQG bao gồm: Thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước và các tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại, phá hoại rừng, biển và môi trường gây thiệt hại đến VQG.
- Khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, biển; bảo tồn tính đa dạng sinh học của VQG; bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử, văn hoá trong khu vực.
- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc: Quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng; Lập dự án đầu tư phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn vùng đệm để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình trong việc bảo vệ, bảo tồn VQG; Tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ DLST, góp phần nâng cao thu nhập, gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của VQG.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học khu hệ thực vật rừng, khu hệ thực vật biển, khu hệ động vật rừng, khu hệ động vật biển (nhất là các loài động, thực vật quý hiếm) nhằm bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật của VQG theo đúng các quy định về nghiên cứu khoa học trong các khu rừng đặc dụng.
71
- Lựa chọn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hợp tác, tài trợ, đầu tư xây dựng, nghiên cứu khoa học tại VQG theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và các Bộ có liên quan.
- Phối hợp với các ngành có liên quan: Xây dựng dự án phát triển DLST trong VQG trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện dự án trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và tài nguyên rừng, biển; không làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và môi trường của VQG; tạo nguồn thu để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, biển và phát triển VQG.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật bảo vệ rừng, biển, môi trường, cảnh quan thiên nhiên cho cộng đồng dân cư đang sinh sống trong VQG và vùng đệm.
- Tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án đầu tư xây dựng VQG.
- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, viên chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
Với mô hình quản lý các VQG trực thuộc các tỉnh cho thấy nhiệm vụ trọng tâm của các VQG là bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, hoạt động du lịch sinh thái cũng đã được đề cập đến. Tuy nhiên do đặc điểm các khu rừng đặc dụng, đặc biệt là các VQG thường có vị trí xa trung tâm, ở các vùng núi hẻo lánh nên việc đầu tư khai thác DLST thì rất tốn kém mà nguồn ngân sách của các tỉnh lại thường không được ưu tiên cho lĩnh vực này.
3.1.2.2. Tổ chức khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia
* Về cơ cấu tổ chức
Ngoài chức năng bảo vệ rừng, bảo tồn hệ đa dạng sinh học các VQG còn có chức năng giáo dục môi trường và kinh doanh du lịch sinh thái.
Mô hình quản lý tại các VQG hiện tại gồm Ban giám đốc vườn, Bộ phận bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ phận du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Bên cạnh việc bảo tồn đa dạng sinh học đang được coi là khá thành công thì việc khai thác tiềm năng du lịch tại các VQG chưa được coi trọng.
72
Các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT đều thành lập trung tâm dịch vụ du lịch