Khái niệm du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia việt nam theo hướng phát triển bền vững ( nghiên cứu điểm vqg cúc phương) (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu của luận án

1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm tương đối mới và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm

23

rộng, được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau. Đối với một số người “ Du lịch sinh thái ” được hiểu đơn giản là sự kết hợp của hai từ ghép “ Du lịch ” và “ Sinh thái ”. Song đứng ở góc độ rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã có từ đầu những năm 1 00. Với khái niệm này, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi… đều được hiểu là DLST.[23]

Theo tổ chức bảo tồn thực vật hoang dã ( World Wild Fund-WWF)

DLST đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới những khu vực tự nhiên hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và những người địa phương phục vụ tại đó.

Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO)

DLST là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích chính là để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà khách đến thăm. Ngoài ra, DLST phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với mỗi người dân địa phương và du khách đến thăm.

Theo tổ chức DLST của Hoa Kỳ

DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm tới những khu vực tự nhiên. Nó được sử dụng để bảo vệ môi trường, cải thiện phúc lợi xã hội và kinh tế cho người dân địa phương.

Theo cơ quan quản lý du Lịch của chính phủ Thái Lan

DLST là loại hình có trách nhiệm diễn ra ở những nơi có những nguồn tài nguyên tự nhiên mang các đặc tính địa phương cũng như những nguồn tài nguyên mang tính lịch sử và văn hoá gắn với hệ sinh thái ở địa phương đó, với mục đích chính là hình thành nhận thức của các bên liên quan về sự cần thiết và các biện pháp

24

bảo tồn các hệ sinh thái, hướng vào việc lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng như cung cấp những kinh nghiệm học hỏi trong quản lý môi trường và phát triển du lịch bền vững.

Bảng 1.1. Tổng hợp một số khái niệm DLST

Tiêu chí WWF UNWTO Hoa Kỳ Thái Lan

1. Điều kiện tài nguyên

khu vực tự nhiên hoang dã,

khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người

du lịch có trách nhiệm tới những khu vực tự nhiên

nguồn tài nguyên tự nhiên mang các đặc tính địa phương cũng như những nguồn tài nguyên mang tính lịch sử và văn hoá gắn với hệ sinh thái ở địa phương đó

2. Giáo dục môi trường

nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với mỗi người dân địa phương và du khách đến thăm.

cung cấp những kinh nghiệm học hỏi trong quản lý môi trường và phát triển du lịch bền vững.

. Sự tham gia của người dân

mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững

cải thiện phúc lợi xã hội và kinh tế cho người dân địa phương

hướng vào việc lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Mặc dù các khái niệm DLST có khác nhau về cách diễn đạt và ngôn từ thể hiện. Nhưng trong các khái niệm về DLST đều có sự thống nhất cao về nội dung của du lịch sinh thái ở ba điểm:

Thứ nhất: Du lịch sinh thái phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hay tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa.

Thứ hai: Du lịch sinh thái có tính giáo dục môi trường cao và phải có trách nhiệm với môi trường.

25

Thứ ba: Du lịch sinh thái phải mang lợi ích kinh tế trực tiếp cho cư dân địa phương và phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia việt nam theo hướng phát triển bền vững ( nghiên cứu điểm vqg cúc phương) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)