Nguồn dữ liệu

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia việt nam theo hướng phát triển bền vững ( nghiên cứu điểm vqg cúc phương) (Trang 66 - 175)

1. ối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các vườn quốc gia

2.3. Nguồn dữ liệu

2.3.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ban quản lý VQG, Cục kiểm lâm là nơi quản lý trực tiếp VQG Cúc Phương, các số liệu thu thập từ sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình và các tài liệu đã được công bố khác. Nội dung thu thập chủ yếu là tình hình quản lý các VQG hiện nay, cơ cấu khách du lịch, xu hướng đi du lịch và kinh nghiệm quản lý và khai thác du lịch tại các VQG trong và ngoài nước.

2.3.2. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp của đề tài được thu thập trực tiếp từ các đối tượng có liên quan đến quản lý các VQG và hoạt động khai thác du lịch sinh thái tại các VQG và đặc biệt là tại VQG Cúc Phương. Những đối tượng liên quan được thu thập dữ liệu sơ cấp gồm: Ban quản lý VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT và Ban quản lý VQG Cúc Phương; Cộng đồng dân cư địa phương tại VQG Cúc Phương; Các doanh nghiệp du lịch có gửi khách đến VQG Cúc Phương và khách du lịch đến tham quan VQG Cúc Phương.

56

Dữ liệu sơ cấp từ khách du lịch được thu thập dưới dạng các mẫu biểu phỏng vấn trực tiếp các du khách đến VQG để điều tra mức bằng lòng chi trả của du khách, đặc điểm của khách du lịch đến VQG, thu nhập, nghề nghiệp… của du khách; Những bảng phỏng vấn này được thiết kế gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở và được phỏng vấn trực tiếp khách du lịch nội địa tại VQG Cúc Phương.

Dữ liệu sơ cấp về hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG và VQG Cúc Phương được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp tại Ban quản lý VQG và các cơ quan quản lý các VQG.

Dữ liệu sơ cấp liên quan đến những yếu tố thúc đẩy hay cản trở sự tham gia vào hoạt động du lịch tại VQG của cộng đồng dân cư địa phương và các công ty du lịch được thu thập thông qua phỏng vấn chuyên sâu chính quyền địa phương và các hộ dân trong phạm vi gần VQG cũng như các công ty du lịch có gửi khách đến VQG.

2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Việc thu thập dữ liệu sơ cấp của Luận án chủ yếu dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu các đối tượng có liên quan tới quản lý và khai thác du lịch sinh thái tại VQG. Các đối tượng được phỏng vấn và tham vấn ý kiến trong luận án là:

Phỏng vấn khách du lịch

Khách du lịch đến các VQG nói chung và VQG Cúc Phương nói riêng gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa với các mục đích đi du lịch khác nhau. Theo thống kê về số lượng khách phân theo đối tượng là khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa thì tỷ lệ khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số lượt khách du lịch đến VQG Cúc Phương, Trung bình từ năm 1994 đến năm 2010 đã có 6.6 lượt khách đến vườn, nhưng số lượng khách quốc tế chỉ chiếm 8,4%. Do đó trong luận án chỉ thực hiện phỏng vấn đối với khách du lịch nội địa đến tham quan VQG Cúc Phương. Phỏng vấn khách du lịch nội địa đến VQG Cúc

57

Phương được thực hiện dưới dạng bảng hỏi với dung lượng mẫu phỏng vấn là 210 du khách. Việc lựa chọn dung lượng mẫu là hơn 200 du khách đủ đảm bảo tính đại diện và có thể áp dụng các công cụ thống kê. ( ột số ngưỡng tham khảo về dung lượng mẫu khảo sát là (i) Quy mô tối thiểu để có thế áp dụng công cụ thống kê quan sát là 0 ( Hair at ail, 199 ), (ii) Quy mô thông thường để có thể phân tích hồi quy, tương quan, hay kiểm định nhóm là từ 100 quan sát trở lên.[ 4]

Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế, xây dựng để thu thập thông tin về thị trường du khách tới VQG Cúc Phương, về vùng xuất phát của du khách và đặc điểm khách du lịch đến VQG Cúc Phương. Bên cạnh đó, bảng hỏi cũng cung cấp thông tin về mức sẵn lòng tri trả (WTP) của du khách. Bảng hỏi có 4 nội dung chính:

1. Thông tin về điều kiện kinh tế, xã hội của du khách: nghề nghiệp hiện tại, thu nhập trung bình hàng tháng, điều kiện kinh tế, nhu cầu giải trí, nhu cầu về môi thu nhập trung bình hàng tháng, điều kiện kinh tế, nhu cầu giải trí, nhu cầu về môi trường…

2. Những đánh giá của du khách đối với du lịch tại VQG Cúc Phương

3. Thông tin về mức sẵn lòng chi trả (WTP) của du khách: Các câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin về mức sẵn lòng đóng góp để khôi phục, bảo tồn, duy trì giá trị cảnh quan tại VQG Cúc Phương. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất.

4. Ngoài những thông tin trên thì những thông tin chung của du khách: tuổi, giới tính, nơi ở hiện tại cũng được quan tâm. Những thông tin này giúp cho kết quả điều tra có tính chính xác cao hơn.

Bảng 2.2. Nội dung, câu hỏi nghiên cứu và các khoản mục điều tra du khách ( phụ lục 01)

Nội dung Câu hỏi nghiên cứu Khoản mục điều tra

1. Những thông tin về kinh tế và xã hội của du khách

- Câu hỏi nghiên cứu 2c : Thị trường khách du lịch của VQG là ở đâu? Đối tượng khách du lịch chính

Câu hỏi 1 đến câu hỏi , 1 , 19 trong phiếu phỏng vấn (phụ lục 01). Những thông tin về nơi xuất phát

58

của VQG là ai ? của du khách, các hoạt động tại VQG, nghề nghiệp…

2. Những thông tin về đánh giá của du khách đối với VQG.

- Câu hỏi nghiên cứu 2b, 2d, 2e : Hoạt động du lịch tại VQG và tài nguyên DLST tại VQG ?

Câu hỏi 9, 21,21 trong phiếu phỏng vấn. Những thông tin về mức độ hài lòng của du khách và những nhận xét của du khách đối với hoạt động Du lịch tại VQG

. ức sẵn lòng chi trả của du khách

- Câu hỏi nghiên cứu 2b, 2c : Nâng cao hiệu quả của việc khai thác DLST tại VQG

Câu hỏi 10 đến 1 trong phiếu phỏng vấn : Những thông tin về mức sẵn lòng chi trả thêm của du khách mỗi khi đến VQG

4. Thông tin chung của du khách

- Giúp cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

Câu hỏi 14 đến 19 trong phiếu điều tra

- Phỏng vấn cộng đồng dân cư địa phương

Do địa bàn VQG Cúc Phương nằm trải dài trên địa phận 1 xã thuộc 4 huyện của tỉnh, với số dân khoảng gần 0.000 người do vậy việc điều tra đầy đủ các xã và tỉnh là không cho phép. Luận án chủ yếu điều tra các hộ dân và cộng đồng dân cư gần khu vực cổng vườn là nơi có liên quan nhiều đến hoạt động du lịch và bán hàng lưu niệm và người dân ở các làng liên quan trong tuyến du lịch của vườn. Việc phỏng vấn người dân được thực hiện thông qua bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu.

Thiết kế bảng hỏi:

Bảng hỏi được thiết kế nhằm thu thạp các thông tin của người dân địa phương và mức độ tham gia của họ vào hoạt động du lịch tại VQG cũng như ảnh

59

hưởng của hoạt động du lịch tới cộng đồng dân cư địa phương. Bảng hỏi được thiết kế gồm các nội dung chính sau:

1. Các hoạt động du lịch mà người dân tham gia.

2. ức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến người dân.

. Sự hỗ trợ của Ban quản lý VQG đối với người dân trong hoạt động du lịch cũng như những cản trợ đối với người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch tại VQG.

4. Đánh giá của người dân về mức độ hấp dẫn của VQG đối với khách du lịch.

. Những thông tin cá nhân của người được phỏng vấn để làm tăng độ tin cậy của thông tin thu thập.

Bảng 2.3. Nội dung, câu hỏi nghiên cứu và các khoản mục điều tra hộ gia đình ( Phụ lục 02)

Nội dung Câu hỏi nghiên cứu Khoản mục điều tra

1. Tác động của hoạt động du lịch đến người dân địa phương

- Câu hỏi nghiên cứu 1a, 1b : Những yếu tố thúc đẩy, cản trở sự tham gia của người dân vào hoạt động DL tại VQG ?

Câu hỏi 6 ( phụ lục 02)

2. Những thông tin mối quan hệ giữa các hộ dân và VQG

- Câu hỏi nghiên cứu 1a, 1b : Những yếu tố thúc đẩy, cản trở sự tham gia của người dân vào hoạt động DL tại VQG ?

Câu hỏi 2,3,4,5,10 trong phiếu phỏng vấn ( phụ lục 02). Những thông tin về các hoạt động DL mà hộ gia đình tham gia, những 3. ối quan hệ giữa hộ

gia đình và khách du lịch

- Giúp cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

Câu hỏi 8

4. Thông tin chung của Hộ gia đình

- Giúp cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

Câu hỏi 1và 12 trong phiếu điều tra

60

Cách thức tiến hành

Việc phỏng vấn người dân chủ yếu được thực hiện thông qua bảng hỏi định tính về các nội dung cần quan tâm. Phỏng vấn cộng đồng dân cư địa phương được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi với dung lượng mẫu là 0 người được chia thành 2 đợt , cụ thể:

+ Đợt 1: Tháng 11 năm 2009: Trong đợt thực hiện này chủ yếu phỏng vấn các cán bộ thuộc xã Cúc Phương để tìm hiểu: (i) đặc điểm chung của xã và mức độ, số lượng các thôn và hộ gia đình có tham gia vào hoạt động du lịch tại VQG Cúc phương; (ii) Tình hình quản lý tài nguyên rừng tại VQG Cúc Phương. Sau khi phỏng vấn cán bộ xã về tình hình chung, thì tiến hành phỏng vấn mẫu hộ gia đình theo sự giới thiệu ngẫu nhiên của cán bộ xã.

+ Đợt 2: Tháng 4- năm 2011: Dung lượng mẫu được phỏng vấn trong đợt này là 4 người. Địa bàn chủ yếu là những hộ gia đình thuộc xã Cúc Phương gần cổng Vườn vì khu vực này là khu vực có nhiều cơ hội tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch tại đây.

- Phỏng vấn các doanh nghiệp du lịch

Do một số điều kiện không cho phép nên các thông tin đối với các doanh nghiệp du lịch chủ yếu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn ý kiến một số doanh nghiệp du lịch mà trong các chương trình du lịch của họ có điểm đến là VQG Cúc Phương. Các công ty du lịch được phỏng vấn gồm: Indochina Service, Buffalo tour, Asian travel mate, Bến Thành, Đất xanh, Du lịch hội Á Châu,...

Việc thu thập dữ liệu đối với các doanh nghiệp du lịch chủ yếu được thực hiện tại VQG và trong các Hội thảo về phát triển du lịch và du lịch cho VQG. Việc phỏng vấn tại VQG được thực hiện trong các đợt điều tra du khách thông qua việc phỏng vấn những hướng dẫn viên của các công ty dẫn đoàn khách đến tham quan VQG.

61

Thời gian phỏng vấn những hướng dẫn viên của các công ty du lịch được thực hiện trong các đợt đi khảo sát thực tế tại VQG Cúc Phương vào tháng 11 năm 2009 và tháng 4, năm 2011 và một số lần đi công tác thực tế trong năm 2012.

- Phỏng vấn Ban quản lý VQG và các cơ quan chức năng quản lý rừng

Việc thu thập số liệu chủ yếu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn chuyên sâu Ban quản lý và những người có liên quan của vườn để tìm hiểu các thông tin chủ yếu sau:

+ Lịch sử hình thành vườn, qui mô, tài nguyên rừng của vườn, + ô hình tổ chức và hoạt động du lịch tại VQG,

+ Kết quả hoạt động du lịch tại vườn,

+ Khó khăn và thuận lợi của VQG trong việc quản lý tài nguyên rừng và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái.

Cách thức tiến hành: Việc phỏng vấn các cơ quan chức năng quản lý tài nguyên rừng bao gồm:

+ Các cán bộ làm việc tại các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT là VQG Ba Vì, VQG Cát Tiên, VQG Tam Đảo…

+ Các cán bộ của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT + Qu bảo tồn Việt Nam (VCF)

Thời gian tiến hành: Cuộc phỏng vấn Ban quản lý VQG và các cơ quan chức năng được tiến hành lồng ghép trong các đợt đi công tác thực tế của tác giả tại các cơ sở và các cuộc hội thảo trong năm 2010, 2011, 2012. Việc phỏng vấn cán bộ VQG Cúc Phương theo chuyên đề của luận án được tiến hành 2 đợt vào tháng 11 năm 2009 và đợt tháng 4 năm 2011.

2.4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu của đề tài như: thực trạng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên

62

du lịch;…. Thông qua phương pháp phân tích tổng hợp, đề tài phát hiện ra những vấn đề phát triển bền vững, những mặt hạn chế trong việc quản quản lý và khai thác DLST theo hướng bền vững tại các VQG, tìm ra những nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục.

2.4.3. Phương pháp thống kê

Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá về của các chỉ tiêu phát triển trong hoạt động du lịch. Phương pháp này dùng để tính toán sự biến động, sự tăng trưởng… của các chỉ tiêu kinh tế du lịch trong một khoảng thời gian nhất định, trong một chu kỳ nhất định, qua đó có thể thấy được sự phát triển bền vững hay không bền vững của một chỉ tiêu cụ thể nào đó. uốn có căn cứ để phân tích và đánh giá mức độ phát triển bền vững của các chỉ tiêu kinh tế du lịch một cách có hiệu quả, thì việc thống kê phải được thực hiện trong một chu kỳ thời gian tương đối dài. Trong khuôn khổ đề tài này, những thống kê về số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở các VQG sẽ được thu thập, thống kê trong khoảng thời gian 2006 – 2011. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê để làm căn cứ tính toán, dự báo cho các chỉ tiêu phát triển trong những chu kỳ tiếp theo.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Thông qua các đợt hội thảo về quản lý tài nguyên rừng mà đặc biệt là các hội thảo về xây dựng có chế hưởng lợi, quản lý rừng đặc dụng, tác giả đã tiếp cận với các chuyên gia, các nhà lãnh đạo của các cơ quan chức năng trong quản lý rừng để trao đổi và xin ý kiến nhận xét đánh giá của chuyên gia để bổ sung cho các nghiên cứu, và giúp cho phần phân tích thực trạng ở chương và nêu giải pháp cũng như đề xuất các mô hình quản lý và khai thác DLST cho các VQG ở chương 4 mang tính thực tiễn và khoa học hơn.

- Tác giả đã gặp trực tiếp, phỏng vấn trao đổi với các chuyên gia là những nhà quản lý các VQG, các công ty du lịch có các chương trình du lịch liên quan đến

63

VQG, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan để xin ý kiến đánh giá thực tiễn hoạt động du lịch tại các VQG, mối quan hệ giữa các bên trong việc khai thác DLST tại các VQG để từ đó phân tích, đánh giá, kiểm định về tính thực tiễn của hoạt động du lịch tại các VQG cũng như quan điểm về quản lý tài nguyên DLST tại các VQG.

Kết luận chương 2

Trong các nghiên cứu khoa học thì việc thiết kế nghiên mô hình nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp là rất cần thiết, ở chương này luận án chủ yếu tập trung:

- Xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp. ô hình nghiên cứu được thiết kế dựa trên 2 nhóm yếu tố đó là những yếu tố quản lý và những yếu tố liên quan đến khai thác DLST tại VQG để từ đó tìm kiếm mô hình quản lý và phát triển DLST

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia việt nam theo hướng phát triển bền vững ( nghiên cứu điểm vqg cúc phương) (Trang 66 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)