BỐ TRÍ MẶT BẰNG

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận Hệ thống vận hành của KFC Quản trị Điều Hành (Trang 33 - 39)

Bố trí mặt bằng sản xuất và dịch vụ

Bố trí mặt bằng là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất của công nhân, khu phục vụ khách hàng, khu chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc, phòng nghỉ, phòng ăn. ... Trong hoạch định qui trình sản xuất, chúng ta lựa chọn hay thiết kế sản xuất cùng với thiết kế sản phẩm và tiến hành đưa công nghệ mới vào vận hành. Thông qua mặt bằng, người ta tiến hành sắp xếp các qui trình ở trong và xung quanh nhà máy, không gian cần thiết cho sự vận hành các qui trình này và các công việc phụ trợ khác.

Việc bố trí mặt bằng nên kết hợp chặt chẽ với chiến lược tác nghiệp nhằm đảm bảo ưu tiên cạnh tranh. Vì vậy cần chú ý đến các yếu tố như hạ giá thành sản phẩm, phân phối nhanh chóng và kịp thời, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao và linh hoạt về loại sản phẩm, sản lượng... và chịu ảnh hưởng trực tiếp các đặc tính tự nhiên của nguyên liệu, như loại nguyên liệu to lớn, cồng kềnh, chất lỏng, chất rắn, nguyên liệu linh hoạt hay không linh hoạt trong điều kiện nóng, lạnh, ẩm ướt, ánh sáng, bụi, lửa, sự chấn động.

Bố trí mặt bằng sản xuất và dịch vụ của KFC

Mặt bằng cửa hàng KFC chia làm hai phần giành cho việc sản xuất và phục vụ dịch vụ khách hàng.

Bố trí mặt bằng sản xuất Bố trí theo sản phẩm

Bố trí theo hướng sản phẩm được thiết kế để thích ứng cho một vài loại sản phẩm, và dòng nguyên vật liệu được bố trí đi qua xưởng sản xuất. Kiểu bố trí này dùng các máy móc thiết bị chuyên dùng để thực hiện những thao tác đặc biệt trong thời gian dài cho một sản phẩm, việc thay đổi những máy móc này cho thiết kế sản phẩm mới đòi hỏi chi phí và thời gian sắp xếp lớn. Máy móc thiết bị thường được sắp xếp thành bộ phận sản xuất, trong từng bộ phận sản xuất gồm nhiều dây chuyền sản xuất. Công nhân trong kiểu bố trí theo hướng sản phẩm thực hiện một dãy hẹp các động tác trên một vài thiết kế sản phẩm lặp đi lặp lại. Do đó không đòi hỏi kỹ năng, huấn luyện và giám sát hoạt động. Việc phối hợp các hoạt động lập lịch trình sản xuất và hoạch định theo kiểu bố trí này thì rất phức tạp nhưng thực hiện không thường xuyên và ít khi có sự thay đổi.

Sơ đồ bố trí mặt bằng của KFC:

Đặc điểm:

- Bố trí theo nhóm giúp đạt được nhiều mục tiêu của nhờ khả năng loại trừ nhiều hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quy trình sản xuất như thời gian chờ đợi, tắc nghẽn, di chuyển vật liệu và bán thành phẩm.

Khu chế biến khoai

tây Kho hàng

Khu chế biến gà rán

Khu làm bánh hambuger

Nơi chứa thành phẩm

- Khối lượng các chi tiết đang gia công tương đối nhỏ, phần lớn chúng được lưu giữ tạm thời trên hệ thống vận chuyển vật tư.

- Công nhân đứng máy có tay nghề vừa phải, thường phụ trách hai hay nhiều máy.

- Sử dụng những máy chuyên dùng đặc biệt, các đồ gá, kẹp.

- Ít cần quy định chi tiết trình tự kiểm tra sản xuất.

- Đầu tư lớn vào các máy móc chuyên dùng.

Ưu điểm của phương pháp bố trí theo sản phẩm:

- Thời gian vận chuyển và di chuyển nguyên vật liệu giảm

Ở KFC, tủ để nguyên vật liệu được bố trí ở vị trí trung tâm nên dễ dàng vận chuyển tới các khu chế biến mà không tốn nhiều thời gian di chuyển.

- Thời gian chuẩn bị sản xuất giảm

Nhờ rút ngắn thời gian vận chuyển nguyên liệu giảm mà theo đó thời gian chuẩn bị sản xuất cũng được giảm.

- Giảm tồn kho sản phẩm sản xuất dở dang

Cách bố trí mặt bằng của KFC theo dạng tế bào, đã giảm đáng kể thời gian chuẩn bị sản xuất, vận chuyển nguyên liệu, vì vậy mà KFC sản xuất chủ yếu theo đơn hàng, theo nhu cầu. Không phải sản xuất trước và sản xuất hàng loạt, vì vậy giảm được các sản phẩm sản xuất dở dang

- Sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn

Mỗi công nhận có thể đảm trách được nhiều vị trí và cùng lúc. Nhờ đó sử dụng được hiệu quả. KFC có thể tính toán lượng nhân viên hợp lý để tối đa hóa hiệu quả sử dụng nhân lực, tối thiểu hóa thời gian rảnh rỗi của nhân lực.

- Tăng cường chất lượng của công nhân và nâng cao chất lượng thực hiện (chuyên môn hóa cao).

Nhược điểm của phương pháp bố trí theo sản phẩm

Khi đông khách sẽ dẫn đến quá tải hay có những mặt hàng vào nhiều thời điểm bị cháy hàng hay bị tồn đọng nhiều (dòng sản phẩm này thừa, dòng kia lại thiếu).

Bố trí mặt bằng dịch vụ

Lựa chọn bố trí mặt bằng của KFC

Như chúng ta đã biết, KFC là hệ thống nhà hang cung cấp dịch vụ ăn nhanh cho khách hang. Hệ thống tạo ra và cung cấp dịch vụ của KFC cũng tương tự như hệ thống tạo ra và cung cấp dịch vụ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khác nhưng được thiết kế để tiết kiệm thời gian hơn cho khách. Ta có thể biểu thị sơ đồ đó như sau:

Khách đến cửa hàng

Gọi thức ăn nhanh đồ uống

Thanh toán

Nhân viên phục

vụ quầy

Thực phẩm lựa chọn

Nhân viên

bếp Thiết bị chế biến

Chế biến thức ăn Khách hàng

- Phương pháp bố trí ở KFC trong tất cả các cửa hàng gần như là giống nhau. Màu đỏ được sử dụng là gam màu chủ đạo .Từ trang phục nhân viên, bàn ghế, trang trí đều được thiết kế với gam màu đỏ ấm nóng.=>chính sự đặc trưng của màu đỏ nổi bật làm cho khách hàng dễ nhận biết KFC, có tới 91% khách hàng cho rằng cách bố trí này là rất bắt mắt.

- Fastfood Việt Nam vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ nhanh nên không gian bên trong KFC được bố trí rộng rãi, sang trọng, xứng đáng với tầm cỡ của một thương hiệu chuỗi thức ăn lớn trên thế giới

=>khách hàng rất hài lòng với không gian được bố trí như vậy.

- Phương pháp bố trí của KFC là theo hình thức bố trí theo nhóm. Nghĩa là con người và máy móc được sắp xếp thành một nhóm để có thể sản xuất gà rán tiện lợi và nhanh gọn.Bố trí theo nhóm là kết hợp của bố trí theo sản phẩm và bố trí theo quá trình.

Nhờ phương pháp bố trí này mà KFC đã tận dụng được rất nhiều ưu thế:

+ Tiết kiệm được không gian sản xuất.

+ Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất chế biến.

+ Tăng mức độ sử dụng máy móc thiết bị + Tăng cường sự linh hoạt của nhân viên.

+ Phối hợp các công việc dễ dàng.

+ Giảm dự trữ thành phẩm.

+ Thức ăn được chế biến trực tiếp nóng giòn làm hài lòng khách hàng.

Với phương pháp bố trí dịch vụ theo nhóm và phong cách của KFC là “ Tự phục vụ”

cho nên KFC đã tối đa về hiệu quả bố trí mặt bằng và hạn chế tối thiểu được sự gián đoạn trong hoạt động do không gian chật hẹp của mặt bằng

Lựa chọn vị trí cửa hàng

Vị trí các cửa hàng của KFC thường ở các góc ngã tư, nằm trong khu vực đông dân cư, khu vui chơi mua sắm hoặc gần các trường học, phù hợp với thị trường mục tiêu mà KFC đã lựa chọn là thanh niên với nghề nghiệp là nhân viên văn phòng và học sinh, sinh viên. Những cửa hàng của KFC thường có hai mặt tiền để khách có thể nhìn ngắm ra ngoài với ánh sáng lung linh của đèn màu, vị trí đặt các bàn rất hợp lý và rộng rãi. Điều này kích thích những người đi đường bước vào cửa hàng. Tuy nhiên hơn một nửa số khách hàng (54%) cho rằng sự thuận tiện của các vị trí cửa hàng KFC ở mức độ bình thường, 9% cho rằng không thuận tiện và 4% cho rằng bất tiện.

 Cách chọn vị trí như vậy cùng với cách trang trí và màu sắc của KFC sẽ gây được sự thu hút với khách hàng tuy nhiên cũng gặp phải khó khăn là chi phí thuê mặt bằng rất lớn và khó thuê được vì đây là những địa điểm hot mà nhiều của hàng khác muốn có.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận Hệ thống vận hành của KFC Quản trị Điều Hành (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w