PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container
1.3.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng container
1.3.3.2. Trình tự giao nhận hàng hóa XNK tại cảng biển
Đối với hàng hóa xuất khẩu:
a, Yêu cầu đối với việc giao hàng xuất khẩu: Giao hàng nhanh chóng, kết toán chính xác, lậpbộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ để thanh toán tiền hàng
b. Trình tự giao hàng xuất khẩu:
Gồm các bước nghiệp vụ sau: chuẩn bị hàng, nắm tình hình tàu; kiểm tra hàng;
làm thủ tục Hải quan, giao hàng cho tàu, lập bộ chứng từ thanh toán, thanh toán các chi phí cho cảng.
Chuẩn bị hàng hóa, nắm tình hình tàu:
Nghiên cứu hợp đồng mua bán và L/C để chuẩn bị hàng hóa, xem người mua đã trả tiền hay mở L/C chưa,
Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan
Nắm tình hình tàu hoặc tiến hành lưu cước, đăngký chuyến tàu
Lập Cargo List gửi hãng tàu hoặc yêu cầu cấp “ Lệnh giao container rỗng”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khai và nộp tờ khai Hải quan cùng với các giấy tờ khác như: hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, giấy phép kinh doanh, bản kê khai chi tiết, giấy phép xuất khẩu ( nếu cần)
Làm thủ tục kiểm nghiệm, giám định, kiểm hóa, tính thuế :
Xin kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch, nếu cần và lấy giấy chứng nhận hay biên bản thích hợp
Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa: Theo Luật Hải quan, phần lớn hàng hóa xuất khẩu được miễn kiểm tra hải quan, đặc biệt đối với những chủ hàng có quá trình chấp hành tốt Luật Hải quan
Tính thuế và ra thông báo thuế, hoàn thành thủ tục hải quan Giao hàng hóa xuất nhập khẩu cho tàu :
Đối với hàng đóng trong container:
Nếu gửi hàng nguyên ( FCL/FCL):là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ chứa một hoặc nhiều container, người ta sẽ thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.
Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điền và ký Booking Note rồi đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với bản danh mục hàng xuất khẩu ( Cargo List )
Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container cho chủ hàng mượn và giao Packing List và Seal
Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm quy định để đóng hàng vào container, lập Packing List
Mang hàng ( hay container đã đóng hàng ) ra cảng để làm thủ tục hải quan ( có thể được miễn kiểm tra tùy loại hàng)
Giao Packing List cho Phòng Thương vụ của cảng để cảng làm thủ tục và đến Hải quan đăng ký hạ bãi container đồng thời lập Hướng dẫn xếp hàng ( Shipping Order ) để trên cơ sở đó lập B/L
Trường Đại học Kinh tế Huế
Vận chuyển container ra bãi, làm thủ tục hạ bãi ( chậm nhất là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và đóng phí. Khi hải quan đóng dấu xác nhận thì việc giao hàng coi như đã xong ( việc xếp container lên tàu là do cảng làm ) và chủ hàng có thể lấy B/L
Trước khi xếp container lên tàu, đại lí tàu biển sẽ lên danh sách hàng xuất khẩu ( Loading List ), sơ đồ xếp hàng , thông báo thời gian bắt đầu làm hàng cho điều độ của cảng biết để bố trí người và phương tiện
Bốc container lên tàu ( do cảng làm ). Cán bộ giao nhận liên hệ với hãng tàu hay đại lý để lấy B/L hoặc đóng dấu ngày tháng bốc hàng lên tàu vào B/ L nhận để xếp ( nếu trước đó đã cấp ) để có B/L đã xếp
Nếu gửi hàng lẻ ( LCL/LCL): là những lô hàng của nhiều chủ hàng đóng chung một container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng và dỡ hàng vào hoặc ra khỏi container
Chủ hàng gửi Cargo List cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, hoặc người giao nhận. Sau khi chấp nhận, hãng tàu hay người giao nhận sẽ thỏa thuận với chủ hàng về ngày giờ, địa điểm giao nhận hàng,
Chủ hàng hay người được chủ hàng ủy thác mang hàng ra cảng, kiểm tra hải quan và giao cho người chuyên chở ( cùng với Shipping Order để lập B/L) hoặc người giao nhận tại CFS hoặc ICD quy định và lấy B/L ( có ghi Part of container ) hay House B/L, nếu chủ hàng yêu cầu, House B/L cũng có thể được đóng dấu thêm chữ “ Surrendered”. Trong trường hợp này, khi nhận hàng ở cảng đến sẽ không cần xuất trình House B/L gốc, nhưng người giao nhận phải điện báo cho đại lý của mìnhở cảng đến biết và để đại lý giao hàng cho người nhận,
Nguời chuyên chở chịu trách nhiệm đóng hàng vào container, bốc container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến, hoặc nếu thông qua người giao nhận, thì người giao nhận sẽ đóng hàng của nhiều chủ vào container và giao nguyên cho container cho hãng tàu để lấy Master B/L
Thanh lý, thanh khoản tờ khai hải quan:
Lập bộ chứng từ thanh toán:
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C ( nếu thanh toán theo L/C), cán bộ giao nhận phải lập hay lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
và xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm các chứng từ sau đây:
- B/L - Hối phiếu
-Hóa đơn thương mại - Phiếu đóng gói
- Giấy chứng nhận phẩm chất - Giấy chứng nhận trọng lượng - Giấy chứng nhận số lượng - Giấykhử trùng ( nếu có )
- Giấy chứng nhận xuất xứ ( C/O) - Giấy chứng nhận kiểm dịch ( nếu có ) - Giấy chứng nhận của người hưởng thụ
-Đơn Bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận Bảo hiểm ( nếu xuất khẩu CIF/CIP) … Thanh toán các chi phí cần thiếtcho cảng như: chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho … ( tr 334-338 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương)
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
a. Yêu cầu đối với việc giao nhận hàng nhập khẩu: Nhận hàng nhanh chóng, kết toán chính xác, lập kịp thời, đầy đủ, hợp lệ các chứng từ, biển bản liên quan đến tổn thất của hàng hóa để khiếu nại các bên có liên quan
b. Các bước giao nhận hàng nhập khẩu:
Chủ hàng thường phải tiến hành các bước sau:
Chuẩn bị trước khi nhận hàng nhập khẩu, bao gồm các công việc:
- Kiểm tra việctrả tiền hay việc mở L/C
- Nắm thông tin về hàng và tàu, về thủ tục hải quan đối với mặt hàng có liên quan - Nhận các giấy tờ như: Thông báo sẵn sàng ( NOR), thông báo tàu đến ( Notice of Arrival), B/L và các chứng từ khác về hàng hóa
Nhận hàng từ cảnghoặc tàu:
Hàng nhập đóng trong container:
Đối với hàng nguyên ( FCL/FCL):
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khi nhận được “ Thông báo hàng đến” từ hãng tàu hay đại lý, chủ hàng mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy Lệnh giao hàng ( D/O) và đóng lệ phí,
Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng toàn bộ chứng từ nhận hàng đến Văn phòng quản lý tại cảng để xác nhận D/O, đồng thời mang 1 bản D/O đến Hải quan giám sát cảng để đối chiếu với Manifest,
Cán bộ giao nhận đến bãi tìm vị trí container
Cán bộ giao nhận của chủ hàng ngoại thương mang 2 bản D/O đã có xác nhận của hãng tàu trênđó có ghi rõ phương thức nhận hàng ( nhận nguyên container hoặc “ rút ruột” ) đến bộ phận kho vận làm phiếu xuất kho,
Sau khi đóng các lệ phí, cán bộ giao nhận mang D/O đã xác nhận đến Thương vụ Cảng lấy phiếu vận chuyển để chuẩn bị nhận hàng
Nếu nhận nguyên container thì phải xuất trình giấy mượn container của hãng tàu và đến bãi yêu cầu container lên phương tiện vận tải. Nếu nhận theo phương thức “ rút ruột” thì phải có lệnh điều động công nhân để dở hàng ra khỏi container và xếp lên phương tiện vận tải.
Đối với hàng lẻ ( LCL/LCL)
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O
Sau khi xác nhận, đối chiếu D/O thì mangđến thủ kho để nhận phiếu xuất kho, Sau đó mang chứng từ đến kho CFS để nhận hàng.
Làm thủ tục Hải quan:
Sau khi có B/L và D/O có thể tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu.Thủ tục hải quan thường qua các bước sau:
Chuẩn bị hồ sơ hải quan: Bộ hồ sơ hải quan đối với hàng mậu dịch gồm có: Tờ khai hải quan nhập khẩu, phiếu tiếp nhận hồ sơ, giấy giới thiệu của cơ quan, giấy phép kinh doanh, vận đơn, điện giao hàng ( nếu là B/L Surrendered ), lệnh giao hàng, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhậnphẩm chất, hóa đơn thương mại …
Khai và tính thuế nhập khẩu. Chủ hàng tự khai và áp mã tính thuế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đăng ký tờ khai: Hải quan nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra doanh nghiệp còn nợ thuế quá 90 ngày không? Nếu hồ sơ đầy đủ và không nợ thuế, nhân viên hải quan sẽ ký xác nhận và chuyển hồ sơ qua đội trưởng hải quan để phúc tập tờ khai. Sau đó bộ phận thu thuế sẽ kiểm tra, vào sổ sách, máy tính và ra thông báo thuế. Chủ hàng nhận thông báo thuế cùng với phiếu tiếp nhận hồ sơ, còn bộ hồ sơ chuyển qua bộ phận kiểmhóa,
Đăng ký kiểm hóa: Đối với hàng nguyên container, có thể kiểm hóa tại cảng hay đưa về ICD ngoài cảng. Đối với hàng lẻ hay hàng rời khác phải kiểm hóa tại kho cảng. Trước khi kiểm hóa, cán bộ hải quan thường đối chiều D.O với Manifest
Tiến hành kiểm hóa: Các nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho cảng, bãi container, ICD hay kho riêng , tùy từng loại hàng,
Kiểm tra thuế: Sau khi kiểm hóa, hồ sơ sẽ chuyển sang bộ phận theo dõi và thu thuế để kiểm tra việc áp dụng mã tính thuế, loại thuế áp dụng, thuế suất áp dụng, giá tính thuế, tỷ giá tính thuế…Sau khi kiểm tra thuế xong, lãnh đạo hải quan sẽ ký và đóng dấu “ đã hoàn thành thủ tục hải quan”
Nhận thông báo thuế, đóng thuế và lệ phí hải quan.
+ Thanh toán các chi phí cho cảng như: tiền thưởng phạt xếp dỡ, tiền phạt lưu container, tiền lưu kho bãi….
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển bao gồm nhiều bước.
Mỗi bước có những yêu cầu và nội dung nghiệp vụ riêng biệt. Song các bước nghiệp vụ lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Để nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển đạt kết quả cao cần nắm vững tất cả các khâu nghiệp vụ liên quan…( tr 339- 342 vận tải và giao nhận trong ngoại thương).