PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI KHÁCH SẠN
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới
Theo Tổchức Du lịch thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới năm 2018 đạt 1,4 tỷ lượt, tăng 74 triệu lượt so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng gần 6%. Đây là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong giai đoạn từ 2010 đến nay (chỉ sau mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 7% của năm 2017). Khu vực dẫn đầu về tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến là Trung Đông (tăng 10,3%) và châu Phi (tăng 7,3%). Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục duy trì sự tăng trưởngổn định ởmức 6,1%.
Tiếp đến là châu Âu (tăng 5,7%), châu Mỹ (tăng 2,9%).
Năm 2018, châu Á - Thái Bình Dương đón 342,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,1% so với năm 2017, chiếm gần 1/4 tổng lượt khách quốc tế toàn cầu. Trong đó, Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu về tăng trưởng khách quốc tế đến với 7,4%.
Theo UNWTO, phần lớn các điểm đến ở Đông Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là Việt Nam thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến trong những năm gần đây. Năm 2018, Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế(tăng 19,9% so với năm 2017, được đánh giá là mức tăng trưởng “nóng” so với thế giới và
khu vực). Tính riêng 3 tháng đầu năm 2019, có trên 4,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018.
Trước đó, vào năm 2010, UNWTO đãước tính lượng khách du lịch quốc tếtoàn cầu sẽ đạt mức 1,4 tỷ lượt vào năm 2020. Như vậy, với kết quảnày, du lịch thếgiới đã cán đích sớm 2 năm so với dựbáo.
Dựa trên các xu hướng hiện đại, cũng như triển vọng kinh tếthếgiới, UNWTO dự báo lượng khách du lịch quốc tếtoàn cầu sẽ tăng từ3% -4% trong năm 2019.
Theo nhận định chung của UNWTO, trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Số lượng khách du lịch quốc tế dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á được đánh giá sẽtrởthành khu vực thu hút khách du lịch quốc tếlớn thứ4 thếgiới với 187 triệu lượt.
Dự báo năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽchiếm 31% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; và với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
Đáng lưu ý, nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trịtựnhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệcao (tính hiện đại, tiện nghi).
Sự phát triển của công nghệ thông tin được đánh giá là đã làm thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻthông tin của khách du lịch, đặc biệt làảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày càng phổ biến, đòi hỏi cơ quan quản lý các điểm đến phải thay đổi phương thức xúc tiến quảng bá và định hướng thị trường.
Chính sách mở cửa quốc tế, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh là xu hướng chung trên thếgiới trong những năm vừa qua.
Tại phiên họp thứ54 của Ủy ban Phát triển Xã hội, tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun tuyên bố năm 2017 sẽ là “Năm của phát triển du lịch bề vững” (nằm
trong khuôn khổ Chương trình nghị sựvềphát triển bền vững toàn cầu, tầm nhìn đến 2030 của Liên hợp quốc). Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành du lịch đối với nền kinh tếthếgiới.
Ởmức khu vực, Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và tổchức Du lịch thế giới (UNWTO) cho rằng, sự tăng trưởng cao của du lịch châu Á - Thái Bình Dương trong những năm vừa qua đồng nghĩa với việc du lịch khu vực cần có trách nhiệm lớn hơn đối với mục tiêu phát triển toàn cầu này.
(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)
1.2.2. Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Huế nói riêng trước yêu cầu nâng cao hoạt động kinh doanh lữ hành.
1.2.2.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam
Hội thảo đánh giá môi trường chiến lược của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Viện Nghiên cứu phát triển du lịch tổ chức nhằm đánh giá hiện trạng phát triển du lịch từ năm 2011 đến nay, xây dựng kịch bản phát triển du lịch và các giải pháp phát triển du lịch đến năm 2030 trên toàn lãnh thổViệt Nam.
Dự thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra mục tiêu: Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sựphát triển của các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, là lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế, là thiên đường nghỉ dưỡng biển mới của thế giới; thuộc nhóm 3 quốc gia phát triển du lịch hàng đầu Đông Nam Á; chiếm lĩnh thị trường ngày càng tăng trên thị trường quốc tế, khẳng định vị thế điểm đến cạnh tranh toàn cầu.
Cụthể là đến năm 2025, cả nước đón 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 1.400.000 tỉ đồng (tương đương 64.2 tỷ đô la Mỹ) đóng góp 11,6% trong tổng GDP cả nước; tạo ra 4,6 triệu việc làm, trong đó có 1,53 triệu việc làm trực tiếp trong ngành Du lịch. Đến năm
2030, cả nước đón 47 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ130 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từkhách du lịch đạt 2.400.000 tỉ đồng (tương đương 106,7 tỉ đô la Mỹ), đóng góp 13,9% trong tổng sốGDP cả nước, tạo ra 7,02 triệu việc làm, trong đó 2,34 triệu việc làm trực tiếp.
Tầm nhìn đến năm 2050, du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế;
Việt Nam trở thành điểm đến du lịch quốc tế đặc biệt, có uy tín, thương hiệu và năng lực cạnh tranh mạnh, được ưu tiên lựa chọn trên thị trường quốc tế, thuộc nhóm 20 quốc gia phát triển du lịch hàng đầu thếgiới.
Phát triển du lịch bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh là yêu cầu xuyên suốt của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Trong đó, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý, khai thác bền vững, sửdụng hiệu quảtài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tựan toàn xã hội.
(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)
1.2.2.2. Tình hình phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Với những lợi thếriêng, Cố đô Huế đang lưu giữ 5 di sản văn hóa được thếgiới công nhận, đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữHán trên kiến trúc cung đình Huế. Mới đây, Huế cùng 8 tỉnh, thành phố khác tiếp tục trở thành chủ nhân của thêm một di sản vừa được UNESCO công nhận đó là nghệthuật bài chòi, có dòng sông Hương nổi tiếng đẹp và thơ mộng, có vườn quốc gia Bạch Mã, có vịnh Lăng Cô được bình chọn là một trong những vịnh đẹp nhất thếgiới, văn hóa ẩm thực xứ Huế, hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng lớn.
Khai thác giá trị của các lăng tẩm đưa vào phát triển du lịch là điều đáng ghi nhận. Trong các tour du lịch khám phá Huế, các khu lăng tẩm nổi tiếng như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định… là những điểm đến không thểbỏqua.
Ngoài các lăng tẩm vua Nguyễn, tiềm năng về du lịch di tích lăng mộ, đình làng…
mà triều Nguyễn để lại vô cùng phong phú và đa dạng nhưng vẫn chưa được khai thác
và phát huy các giá trị vốn có. Khu lăng mộ 9 vị chúa Nguyễn tuy không đặc biệt về kiến trúc nhưng tọa lạc trong cảnh thơ mộng đầu nguồn sông Hương. Nếu có chiến lược thì đây sẽlà một điểm đến tuyệt vời trong hành trình khám phá Huếcủa du khách. Du khách sẽ được kết nối với các di tích khác như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén hoặc lăng Minh Mạng và thưởng thức được sự thơ mộng trên sông hương êm đềm.
Theo SởDu lịch Thừa Thiên Huế, tổng lượng khách đến Thừa Thiên Huếtrong 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,25 triệu lượt, tăng 113,8%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 642,939 lượt, tăng 20,26%. Khách lưu trú 562,578 lượt, tăng 8,26%. Doanh thu từ du lịch ước đạt 1.104 tỷ đồng, tăng 5%.
Năm 2019, ngành du lịch Huế đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đạt từ 4,5 - 4,7 triệu lượt khách, tăng khoảng 8% so với năm 2018 (trong đó, khách quốc tếchiếm từ40% - 45%);
khách lưu trú đạt từ2,2 –2,3 triệu lượt, tăng khoảng 7% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịchtăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2018, ước đạt từ4.700 - 4.900 tỷ đồng.
Việc xã hội hóa di sản, di tích hiện nay là một xu thế tất yếu để mang lại nguồn thu cho xã hôi và cho việc bảo tồn, trùng tu di sản. Vào tháng 12/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chủ trương xây dựng đề án Xã hội hóa công tác trùng tu và khai thác di tích tại hệthống quần thểdi tích cố đô Huế.
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh du lịch 3 tháng đầu năm 2019 của SởDu lịch tỉnh Thừa Thiên Huế)