Đánh giá của nhân viên về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vinatex phú hưng (Trang 59 - 66)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG

2.3. Đánh giá của đối tượng khảo sát về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng

2.3.2. Đánh giá của nhân viên về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng

2.3.2.1. Đánh giá của nhân viên về giáo viên đào tạo

Việc lựa chọn giáo viên rất quan trọng đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty. Vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của từng người lao động. Vấn đề đặt ra trong việc đào tạo của công ty là làm sao để chất lượng giảng dạy ngày càng cao.

Những giáo viên phải đảm bảo được đúng giờ dạy, chuẩn bị bài giảng tốt, luôn có thái độ nhiệt tình từ đó sẽ đem hiệu quả tốt đến cho người học.

Bảng 10: Đánh giá của nhân viên về giáo viên đào tạo Giáo viên đào tạo Mức đánh giá (%) Giá trị

trung bình

Sig.

(2-tailed)

M1 M2 M3 M4 M5

GVĐT có trình độ chuyên môn

cao - 3.3 18,7 68,1 9,9 3,85 0,022

GVĐT nhiệt tình, gần gũi, thân

thiện 1,1 4,4 20,9 59,3 14,3 3,81 0,024

GVĐT chuẩn bị bài giảng chu đáo, sẵn sàng giải đáp các thắc

mắc 3,3 5,5 35,2 44,0 12,1 3,56 0,000

GVĐT thiết kế bài giảng thu

hút, hấp dẫn - 11 37,4 38,5 13,2 3,54 0,000

GVĐT quan tâm học viên 2,2 7,7 28,6 48,4 13,2 3,63 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lí số liệu trên SPSS)

Trong đó:

M1: Rất không đồng ý ; M2: Không đồng ý; M3: Trung lập; M4: Đồng ý; M5:

Rất đồng ý

Qua bảng trên ta thấy các mức đánh giá “Trung lập” và “đồng ý” chiếm tỉ lệ cao nhất so với các mức đánh giá còn lại. Nhìn chung ta thấy giá trị trung bình của tất cả các tiêu chí đều trên 3,5 nhưng vẫn còn tồn tại mức đánh giá “không đồng ý” và

“rất không đồng ý” về giáo viên đào tạo. Công ty cần lưu ý để đề ra biện pháp khắc phục. Giá trị trung bình của các chỉ tiêu đều nhỏ hơn 4 điều này cho thấy những nhận định đưa ra đáp ứng với mức độ trung lập trong thang đo. Trong đó chỉ tiêu về giáo viên có trình độ chuyên môn cao có giá trị trung bình cao nhất là 3,85 và giá trị trung bình thấp nhất là 3,54 về GVĐT thiết kế bài giảng thu hút, hấp dẫn. Đều này cho thấy đội ngũ cán bộ công ty có trình độ chuyên môn cao và công ty nên chú trọng đến việc cách giáo viên truyền cảm hứng đến cho người lao động.

Kiểm định One-Sample T test trên cặp giả thuyết:

H0: Giá trị trung bình của nhóm nhân tố về giáo viên đào tạo ở mức độ đồng ý (μ =4)

H1: Giá trị trung bình của các yếu tố thuộc nhóm nhân tố giáo viên đào tạo (μ ≠4)

Qua kết quả kiểm định One – Sample T test, tất cả các biến quan sát giá trị sig <

0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1, tức là đánh giá của người lao động về các yếu tố thuộc nhóm giáo viên đào tạo khác mức 4. Căn cứ vào giá trị t và Mean Diffrence của các yếu tố đều nhỏ hơn 0 và kết hợp với kết quả kiểm định trên có thể nói mức độ đồng ý của người lao động về các phát biểu liên quan đến giáo viên đào tạo là dưới mức 4.

2.3.2.1. Đánh giá của nhân viên về nội dung đào tạo

Khi thực hiện công tác đào tạo, công ty sẽ tiến hành xem xét nội dung như thế nào. Mục đích của đào tạo có đạt được với mong muốn của người lao động và những kỹ năng mà họ đạt được.

Bảng 11 : Đánh giá của nhân viên về nội dung đào tạo

Nội dung đào tạo

Mức đánh giá (%) Giá trị trung

bình

Sig.

(2-tailed)

M1 M2 M3 M4 M5

Học được nhiều kiến thức, kĩ năng - 3,3 37,4 52,7 6,6 3,63 0.000 Nội dung phù hợp với những kiến

thức và kĩ năng muốn được đào tạo

2,2 6,6 39,6 39,6 12,1 3,53 0,000

Nội dung sát với yêu cầu và mục

tiêu đề ra 2,2 12,1 34,1 35,2 16,5 3,52 0,000

Phân bố hợp lí giữa lí thuyết và

thực hành 3,3 12,1 50,5 24,2 9,9 3,25 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu trên SPSS) Trong đó:

M1: Rất không đông ý ; M2: Không đồng ý; M3: Trung lập; M4: Đồng ý; M5:

Rất đồng ý

Qua số liệu trên ta thấy, nhân viên đồng ý với học được nhiều kiến thức và kĩ năng (chiếm gần 60%). Nhân viên vẫn chưa hài lòng về nội dung đào tạo phân bố hợp lí giữa lí thuyết và thực hành (3,3%) điều này công ty nên quan tâm đến. Đối với nội dung được học phù hợp với kiến thức, kĩ năng muốn được đào tạo và nội dung sát với yêu cầu và mục tiêu đề ra chủ yếu tập trung ở mức 3 và mức 4. Nhìn chung ta thấy giá trị trung bình của các chỉ tiêu đánh giá về nội dung đào tạo hầu hết đều trên 3,2. Trong đó giá trị trung bình đánh giá cao nhất là học được nhiều kiến thức chuyên môn và giá trị trung bình thấp nhất là phân bố hợp lí giữa lí thuyết và thực hành là 3,25. Yếu tố được đánh giá cao nhất là do công ty đã cung cấp cho nhân viên của họ những kiến thức họ chưa biết đến.

Kiểm định One-Sample T test trên cặp giả thuyết:

H0: Giá trị trung bình của nhóm nhân tố nội dung đào tạo ở mức độ đồng ý (μ =4) H1:Giá trị trung bình của các yếu tố thuộc nhóm nhân tố nội dung đào tạo (μ ≠4)

Qua kết quả kiểm định One – Sample T test, tất cả các biến quan sát giá trị sig <

0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1, tức là đánh giá của người lao động về các yếu tố thuộc nhóm nội dung đào tạo khác mức 4. Căn cứ vào giá trị t và Mean Diffrence của các yếu tố đều nhỏ hơn 0 và kết hợp với kết quả kiểm định trên có thể nói mức độ đồng ý của người lao động về các phát biểu liên quan đến nội dung đào tạo là dưới mức 4.

2.3.2.2. Đánh giá của nhân viên về phương pháp và chương trình đào tạo

Việc chọn ra phương pháp và chương trình đào tạo là một quyết định rất quan trọng vì khi chọn một phương pháp nào không đúng với người lao động thì công ty sẽ bị ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình đào tạo. Dựa vào tình hình thực tế ở đơn vị mình mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đưa ra sự lựa chọn về phương pháp và chương trình đào tạo sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Bảng 12: Đánh giá của nhân viên về phương pháp và chương trình đào tạo Phương pháp và chương trình

đào tạo

Mức đánh giá (%) Giá trị trung

bình

Sig.

(2-tailed)

M1 M2 M3 M4 M5

Đa dạng, nhiều hình thức - 14,3 44,0 38,5 3,3 3,31 0,000

Dễ hiểu, dễ tiếp thu - 17,6 36,3 37,4 8,8 3,37 0,000

Truyền đạt những kĩ năng cần

thiết cho công việc 1,1 5,5 34,1 42,9 16,5 3,68 0,001

Luôn đổi mới phương pháp và

chương trình đào tạo 1,1 14,3 36,3 34,1 14,3 3,46 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu trên SPSS) Nhìn vào bảng trên, ta thấy được phương pháp và chương trình đào tạo chưa đáp ứng hết được nhu cầu đào tạo cũng như mong muốn của mỗi nhân viên. Vẫn có những nhân viên chưa hài lòng về phương pháp và chương trình đào tạo ở những đặc điểm như sau: Đa dạng nhiều hình thức (14,3% không đồng ý); Dễ hiểu, dễ tiếp thu (17,6%); Truyền đạt những kĩ năng cần thiết; Luôn đổi mới (14,3%). Nguyên nhân là do công ty luôn áp dụng những hình thức đào tạo truyền thống đơn giản, dễ thực hiện, phổ thông trên địa bàn như kèm cặp chỉ dẫn bởi người quản lí, người có kinh nghiệm lâu năm. Bên cạnh đó số người đồng ý với việc đào tạo đã truyền đạt được những kiến

thức, kĩ năng cần thiết chiếm 42,9%. Vì vậy các phương pháp và chương trình đào tạo của công ty còn hạn chế, không đa dạng, không có sự đổi mới.

Kiểm định One-Sample T test trên cặp giả thuyết:

H0: Giá trị trung bình của nhóm nhân tố phương pháp và chương trình đào tạo ở mức độ đồng ý (μ =4)

H1:Giá trị trung bình của các yếu tố thuộc nhóm nhân tố phương pháp và chương trình đào tạo (μ ≠4)

Qua kết quả kiểm định One – Sample T test, tất cả các biến quan sát giá trị sig <

0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1, tức là đánh giá của người lao động về các yếu tố thuộc phương pháp và chương trình đào tạo khác mức 4. Căn cứ vào giá trị t và Mean Diffrence của các yếu tố đều nhỏ hơn 0 và kết hợp với kết quả kiểm định trên có thể nói mức độ đồng ý của người lao động về các phát biểu liên quan đến phương pháp và chương trình đào tạo là dưới mức 4.

2.3.2.3. Đánh giá của nhân viên về thời lượng đào tạo

Thời lượng đào tạo cũng ảnh hưởng đến kết quả công tác đào tạo của doanh nghiệp. Công ty phải tính toán sao cho phù hợp với từng bộ phận, nhân viên theo phương pháp mà họ được đào tạo. Sau đây là bảng đánh giá của nhân viên về thời lượng đào tạo.

Bảng 13: Đánh giá của nhân viên về thời lượng đào tạo Thời lượng đào tạo

Mức đánh giá (%) Giá trị trung

bình

Sig.

(2- tailed)

M1 M2 M3 M4 M5

Thời lượng đủ để truyền tải nội

dung 1,1 7,7 44,0 40,7 6,6 3,44 0,000

Thời điểm bắt đầu và kết thúc phù

hợp với học viên 1,1 8,8 46,2 38,5 5,5 3,38 0,000

Thời gian đào tạo kết thúc sớm 2,2 14,3 33,0 35,2 15,4 3,47 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lí số liệu SPSS) Qua bảng trên ta thấy nhân viên có đánh giá trung lập về thời lượng đào tạo của công ty (33-46%) và vẫn tồn tại đánh giá chưa hài lòng (1-2%). Đào tạo bằng chỉ dẫn kèm cặp thì được thực hiện trong suốt quá trình làm việc, như thế học viên từng bước từng bước quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử khi có sự giám sát, hướng dẫn chỉ dạy của người quản lí cũng như những người có kinh nghiệm hơn, cũng có nghĩa khi nhân

viên làm việc xảy ra sai sót sẽ được sửa chữa kịp thời. Nhìn chung ta thấy giá trị trung bình của các chỉ tiêu đánh giá về nhân tố thời lượng đào tạo đều trên 3,3. Trong đó giá trị trung bình được đánh giá cao nhất là thời gian đào tạo kết thúc sớm có giá trị là 3,47 và giá trị trung bình thấp nhất về thời gian bắt đầu và kết thúc phù hợp với học viên.

Kiểm định One-Sample T test trên cặp giả thuyết:

H0: Giá trị trung bình của nhóm nhân tố thời lượng đào tạo ở mức độ đồng ý (μ =4)

H1: Giá trị trung bình của các yếu tố thuộc nhóm nhân tố thời lượng đào tạo (μ ≠4)

Qua kết quả kiểm định One – Sample T test, tất cả các biến quan sát giá trị sig <

0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1, tức là đánh giá của người lao động về các yếu tố thuộc thời lượng đào tạo khác mức 4. Căn cứ vào giá trị t và Mean Diffrence của các yếu tố đều nhỏ hơn 0 và kết hợp với kết quả kiểm định trên có thể nói mức độ đồng ý của người lao động về các phát biểu liên quan đến thời lượng đào tạo là dưới mức 4.

2.3.2.4. Đánh giá của nhân viên về địa điểm tổ chức đào tạo

Bảng 14 : Đánh giá của nhân viên về địa điểm tổ chức đào tạo Địa điểm tổ chức đào tạo Mức đánh giá (%) Giá trị

trung bình

Sig.

(2- tailed)

M1 M2 M3 M4 M5

Anh chị có đồng ý khi tổ chức đào tạo ở trong công ty hoặc

gần trụ sở - 2,2 36,3 48,4 13,2 3,73 0,000

Rộng rãi, thoáng mát, thoải mái 1,1 12,1 42,9 33,0 11,0 3,41 0,000 Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị 4,4 4,4 40,7 38,5 12,1 3,49 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lí số liệu trên SPSS) Qua số liệu ta thấy nhân viên đồng ý đối với địa điểm tổ chức tại công ty chiếm gần 50%. Đối với địa điểm rộng rãi, thoáng mát, thoải mái mức độ hài lòng không được cao nguyên nhân là do môi trường làm việc của công ty nhà máy sợi ồn ào nên nhân viên cảm thấy không thoải mái. Đa số nhân viên đồng ý với cơ sở vật chất, thiết

bị mà công ty đang sử dụng. Nhìn chung thì nhân viên hài lòng với địa điểm tổ chức đào tạo của công ty. Qua bảng trên ta thấy giá trị trung bình của các chỉ tiêu đều trên 3,4. Giá trị trung bình được đánh giá cao nhất là Anh chị có đồng ý khi tổ chức đào tạo ở trong công ty hoặc gần trụ sở với giá trị là 3,73 và giá trị thấp nhất về rộng rãi, thoáng mát, thoải mái là 3.41.

Kiểm định One-sample t test trên cặp giả thuyết:

H0: Giá trị trung bình của nhóm nhân tố địa điểm tổ chức đào tạo ở mức độ đồng ý(μ =4)

H1:Giá trị trung bình của các yếu tố thuộc nhóm nhân tố địa điểm tổ chức đào tạo (μ ≠4)

Qua kết quả kiểm định One – Sample T test, tất cả các biến quan sát giá trị sig <

0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1, tức là đánh giá của người lao động về các yếu tố thuộc địa điểm tổ chức đào tạo khác mức 4. Căn cứ vào giá trị t và Mean Diffrence của các yếu tố đều nhỏ hơn 0 và kết hợp với kết quả kiểm định trên có thể nói mức độ đồng ý của người lao động về các phát biểu liên quan đến địa điểm tổ chức đào tạo là dưới mức 4.

2.3.2.5. Đánh giá của nhân viên về kinh phí đào tạo

Bảng 15 : Đánh giá của nhân viên về kinh phí đào tạo Kinh phí đào tạo

Mức đánh giá (%) Giá trị trung

bình

Sig.

(2-tailed)

M1 M2 M3 M4 M5

Anh chị có đồng ý về các khoản chi của công ty cho công tác đào tạo

- 4,4 16,5 67,0 12,1 3,87 0,000

Công ty hoạch định rõ ràng từng

chi phí - 5,5 35,2 54,9 4,4 3,58 0,064

Anh chị có đồng ý với quan điểm của công ty “tiết kiệm gắn với đào tạo”

4,4 4,4 31,9 50,5 8,8 3,55 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lí số liệu trên SPSS) Qua bảng trên ta thấy, nhân viên hài lòng với kinh phí đào tạo của công ty. Kinh phí do công ty chi trả; hoạch định rõ ràng từng chi phí: đều được đánh giá ở mức 4

chiếm (50-70%). Để giữ chân những nhân viên công ty, kinh phí đào tạo sẽ giúp cho việc đào tạo được thực hiện nên công ty cần đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo một cách tốt nhất sao cho phù hợp với nguồn lợi nhuận của công ty. Ta thấy rằng giá trị trung bình của các chỉ tiêu đều trên 3,5. Giá trị trung bình được đánh giá cao nhất là anh chị có đồng ý về các khoản chi của công ty cho công tác đào tạo là 3,87 và giá trị trung bình thấp nhất là anh chị có đồng ý với quan điểm của công ty “tiết kiệm gắn với đào tạo” là 3,55.

Kiểm định One-Sample T test trên cặp giả thuyết:

H0: Giá trị trung bình của nhóm nhân tố kinh phí đào tạo (μ =4) H1: Giá trị trung bình của các nhóm nhân tố kinh phí đào tạo (μ ≠4)

Qua kết quả kiểm định One – Sample T test, Mức ý nghĩa của biến hoạch định rõ từng chi phí > 0.05 nên ta chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là mức độ đánh giá trung bình của người lao động tại công ty về của yếu tố là bằng 4. Còn mức ý nghĩa của các biến anh chị có đồng ý về các khoản chi của công ty cho công tác đào tạo và anh chị có đồng ý với quan điểm của công ty “tiết kiệm gắn với đào tạo” < 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1, tức là đánh giá của người lao động về các chỉ tiêu anh chị có đồng ý về các khoản chi của công ty cho công tác đào tạo và anh chị có đồng ý với quan điểm của công ty “tiết kiệm gắn với đào tạo” khác mức 4. Căn cứ vào giá trị t và Mean Diffrenceu của các yếu tố đều nhỏ hơn 0 và kết hợp với kết quả kiểm định trên có thể nói mức độ đồng ý của người lao động về các phát biểu liên quan đến kinh phí đào tạo là dưới mức 4.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vinatex phú hưng (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)