1. Ma trận SWOT:
Điểm mạnh (S):
• Dẫn đầu thị phần trong thị trường gọi xe công nghệ (Theo báo cáo mới nhất của ABI Research, Grab dẫn đầu thị trường với 74,6% thị phần, tiếp theo là Be 12,4% và Gojek 12,3% ).
• Có nhiều dịch vụ đa dạng phục vụ cho nhiều nhu cầu và khách hàng khác nhau: grab bike, grab car, grab food, grab express,…
• Nhanh và tiện lợi vì có số lượng đối tác tài xế đông đảo, chính sách dành cho đối tác tốt và thị trường hoạt động rộng lớn: TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Bình Dương,Đồng Nai,…
• Trang bị thiết bị bảo hiểm an toàn cho đối tác và hành khách, có tổng đài hỗ trợ.
• Hình thức thanh toán đa dạng: tiền mặt, ví điện tử Moca,..
• Các điểm mạnh về công nghệ: xác định tốt vị trí điểm đón trả khách, lộ trình chuyến đi rõ ràng, tính năng nhận diện khuôn mặt (áp dụng cho đối tác tài xế khi mở app nhằm tránh tình trạng cho thuê-mượn app đảm bảo an toàn cho khách hàng và nhận diện lần đầu cho khách hàng khi lần đầu tiên tạo tài khoản Grab),…
• Mức chiết khấu cao, giúp thu được nhiều lợi nhuận hơn trên từng chuyến xe thành công.
• Có lượng khách hàng trung thành đông đảo, đặc biệt là giới trẻ khu vực TP HCM nói riêng.
• Tiềm lực mạnh mẽ về kinh tế.
Điểm yếu (W):
• Giá cước vẫn còn cao hơn so với đối thủ (Gojek) khiến cho việc thu hút thêm lượng khách hàng mới còn khó khăn.
• Không kiểm soát được thời gian, khu vực hoạt động của mỗi tài xế dẫn đến tình trạng khó đặt xe ở một số khu vực đặc biệt vào ban đêm, giờ cao điểm, trời mưa,..
• Người lớn tuổi, không sử dụng công nghệ gặp nhiều khó khăn khi đặt xe.
• Việc quản lí đối tác chưa sát xao. Nhiều tài xế tự xưng là Grab rồi tăng giá tiền cước lên khi chở khách, gây mất hình tượng thương hiệu trong mắt khách hàng.
Cơ hội (O):
• Quy mô dân số lớn, dân số tập trung nhiều ở thành thị và có xu hướng gia tăng, quy mô thị trường những người sử dụng dịch vụ ngày càng mở rộng.
• Thu nhâp của người dân cũng như số tiền chi dùng cho các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng.
• Nhu cầu đi lại của người dân mỗi ngày ngày rất cao, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngày càng đa dạng
• Số lượng người sử dụng Smartphone, các ứng dụng tiện ích ngày càng tăng. Theo báo cáo về “Thị trường ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó có 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G.
• Sự phát triển mạnh mẽ của Internet: wifi có ở nhiều nơi, các gói cước data giá thấp.
• Nghị định 100/2019 (không uống rượu-bia khi lái xe) có hiệu lực từ 1/1/2020 khiến lượng khách hàng sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ tăng đáng kể.
• Các quy định về pháp luật cho Grab tại Việt Nam còn hạn chế.
• Số lượng quán ăn ngày càng nhiều và đa dạng, sự hợp tác giữa Grab và chủ cửa hàng sẽ ngày càng nhiều và đa dạng hơn về thực đơn cho Grabfood.
Nguy cơ (T):
• Khách hàng vẫn ưu tiên sử dụng phương tiện cá nhân để tiết kiệm chi phí.
• Cạnh tranh gay gắt trên thị trường với các đối thủ: Gojek, Be, Beamin, xe ôm truyền thống,..
2. Chiến lược đề xuất:
2.1. Chiến lược SO:
S2-S3-S4-O1-O2-O3
• Đẩy mạnh truyền thông và Marketing trên các phương tiện mạng xã hội nhằm thu hút thêm các khách hàng trẻ (là lượng khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ), đặc biệt tập trung quảng cáo các dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng trải nghiệm.
• Tích cực nghiên cứu thị trường để phát triển thêm các dịch vụ mới, nắm bắt các xu hướng thay đổi của khách hàng để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
S2-S3-S9-O8:
• Đầu tư phát triển thêm ở mảng giao đồ ăn, xây dựng thêm các Grab Kitchen ở khu vực vùng ven thành phố và các tỉnh có tiềm năng cao ( Bình Dương, Biên Hòa - Đồng Nai).
• Nâng cao sự đảm bảo về tính an toàn khi khách hàng sử dụng bất kì dịch vụ nào của hãng bằng cách thông tin đến khách hàng khi phát hiện có sự gian lận, giả mạo,..khách hàng hủy chuyến và báo cáo lên tổng đài ngay lập tức sẽ được cộng điểm tích lũy trên app. Điều này sẽ giúp khách hàng yên tâm và tin tưởng hơn.
2.2. Chiến lược ST:
S2-S3-S9-T1:
• Tặng các mã giảm giá đến khách hàng mới và khách hàng trrung thành vào đầu các tháng ( yêu cầu khách hàng sử dụng ứng dụng thường xuyên trên 3 tháng, có phát sinh ít nhất 5 chuyến xe ở tháng gần nhất). Chiến lược này nhằm kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ và tạo được thói quen sử dụng dịch vụ cho khách hàng.
S2-S3-S5-S9-T2:
• Tập trung phát triển hơn ở mảng giao đồ ăn, tung ra các khuyến mãi ở Grabfood vào những khoảng thời gian thích hợp ( ngày lễ, cuối tuần) để kích thích khách hàng, thu hút khách hàng từ đối thủ.
• Đào tạo đội ngũ nhân viên hỗ trợ chuyên nghiệp, bộ quy tắc ứng xử với các đối tác tài xế cần được áp dụng triệt để nhằm tạo được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng.
2.3. Chiến lược WO:
W4-O1-O2-O3:
• Cần tạo được những điểm riêng cho các đối tác tài xế của Grab ( trang phục, thẻ hoạt động từ công ty Grab) để khách hàng có thể nhận diện được chính xác tài xế của công ty, bên cạnh đó tuyên truyền về sự an toàn khi sử dụng Grab và các mối đe dọa khách hàng có thể gặp phải khi tham gia giao thông cùng các tài xế giả mạo, không chính thống.
W3-O4-O5:
• Tạo các boot đặt xe tại các siêu thị, trung tâm thương mại nhằm phục vụ người lớn tuổi dễ dàng đặt xe hơn (tuy nhiên người đặt xe phải kèm theo số điện thoại để đối tác tài xế dễ dàng liên hệ)
W2-O3:
• Tăng các mức thưởng cho đối tác tài xế khi hoạt động vào các giờ cao điểm (khi kẹt xe, trời mưa). Giá cước vào bên đêm sẽ có sự thay đổi (tăng 10%) các đối tác hoạt động vào khung giờ từ 22h đến 4h hôm sau sẽ được thưởng mã mua hàng miễn phí tại các cửa hàng tiện lợi khi hệ thống ghi nhận được sự hoạt động. (ít nhất thành công 5 chuyến xe trong thời gian hoạt động). Điều này tạo động lực hơn cho các đối tác hoạt động vào ban đêm và giúp khách hàng dễ dàng đặt xe hơn.
2.4. Chiến lược OT:
O6-T2:
• Phối hợp cùng các thương hiệu bia – rượu trên thị trường Việt Nam để cùng quảng cáo về sự an toàn khi sử dụng Grab sau khi uống bia-rượu, vừa tiện lợi và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.