1. Số hóa chợ truyền thống:
Hiện nay, dù các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi đang trên đà phát triển mạnh mẽ, song các kênh truyền thống như chợ, tiệm tạp hóa vẫn duy trì mức phát triển ổn định
Theo số liệu của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm. Còn theo Kantar Worldpanel Việt Nam, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Xu hướng tiêu dùng chuyển từ offline sang online ngày càng rõ nét kéo theo nhu cầu mua sắm online tăng vượt bậc, trong khi các tiểu thương chợ truyền thống lại thiếu hẳn kinh nghiệm, công cụ và nguồn lực để chuyển đổi số.
Theo đó, các tiểu thương có thể mở sạp hàng online trên GrabMart, từ đó tiếp cận được với nền tảng khách hàng rộng lớn và mạng lưới đối tác giao hàng rộng khắp của Grab. Họ cũng có thể tận dụng ưu thế công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh trên nền tảng số của Grab, siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu Việt Nam, để có thêm đơn hàng và tăng thêm doanh thu. Đồng thời các đối tác tài xế có thêm cơ hội nâng cao thu nhập khi có thể vừa chở khách, giao thức ăn, giao hàng hóa, giao nhu yếu phẩm. Và người dùng có thêm một lựa chọn mua các mặt hàng thiết yếu đa dạng như rau, củ, quả, thịt, cá, sữa, hoa tươi… từ các sạp hàng tại chợ truyền thống một cách tiện lợi, an toàn và nhanh chóng chỉ trong vòng 1 giờ.
Kế hoạch phát triển cụ thể như sau:
Các bước hành động
Thời gian Chi phí dự trù
Số hóa chợ truyền thống (3-5 năm)
Truyển thông, marketing tăng tính nhận diện
1-1.5 năm 5.000.000.000
Liên kết với các hệ thống, chuỗi cửa hàng
Đẩy mạnh liên kết trong 1-2 năm đầu, sau đó liên tục mở rộng mạng lưới liên kết
4.000.000.000
Thuyết phục các tiểu thương uy tín tham gia
Liên tục 5.000.000.000
Xây dựng đội ngũ hỗ trợ công nghệ
2-3 năm 6.000.000.000 Mở rộng triển
khai mô hình trên nhiều tỉnh thành khác
3-5 năm 10.000.000.000
Chiến dịch này đã được Grab thử nghiệm từ hồi tháng 9/2020, trên nền tảng GrabMart tại Đà Nẵng và Hà Nội với những kết quả bước đầu rất tích cực, với số lượng đơn hàng trung bình hằng ngày vào tháng 12/2020 tăng gấp 2 lần so với tháng trước đó. Số lượng đối tác tham gia dịch vụ cũng tăng gấp 3 lần so với tháng trước
2. Trở thành siêu ứng dụng tại VN:
Hiện siêu ứng dụng là hướng dịch chuyển của các công ty công nghệ sau thời gian củng cố vị thế ở một mảng nhất định Xu hướng phát triển "siêu ứng dụng"
vẫn đang trong thời kì bùng nổ trên thế giới. Tại Trung Quốc, Baidu, Alibaba hay WeChat đều là những điển hình về siêu ứng dụng với hệ sinh thái dịch vụ khổng lồ, tích hợp mọi dịch vụ từ di chuyển, giao nhận, thanh toán điện tử, giải trí, chat và gọi thoại... Mỗi hệ sinh thái đều có những cách thức xây dựng lượng khách hàng trung thành thông qua bán thẻ hội viên ngắn hạn, dài hạn, tặng điểm thưởng có thể quy đổi thành tiền mặt khi sử dụng dịch vụ.…Grab cũng không nằm ngoài xu thế đó
Đây là kế hoạch phát triển thành siêu ứng dụng trong vòng 5 năm của Grab:
Các bước hành động Thời gian Chi phí dự trù Trở thành
siêu ứng dụng
Giữ vững thị phần đứng đầu ở các mảng: Gọi xe, giao đồ ăn
Liên tục 3.000.000.000
Tăng thị phần ở mảng giao hàng Grab Express
2 năm 4.000.000.000
Đa dạng hóa các dịch vụ có thể thanh toán bằng Grabpay by Moca
1 năm 3.000.000.000
Đẩy mạnh truyền thông Marketing
3 năm 10.000.000.00 0
Triển khai các dịch vụ về tài chính và bảo hiểm: Các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ, trả góp, liên kết với MasterCard phát hành thẻ trả trước…
2 năm 4.000.000.000
Triển khai dịch vụ đặt phòng khách sạn, đặt vé xem phim
1 năm 3.000.000.000
Triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm: tư vấn trực tiếp, giao thuốc và đặt lịch hẹn với
2 năm 4.000.000.000