Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 69)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Sơn được chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng thương mại tăng dần, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Bảng 2.2. Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 -2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển (%) Giá trị

(tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

2018/

2017

2019/

2018 BQC Giá trị sản

xuất 1.561,70 100,00 1.708,50 100,00 1.769,30 100,00 109,40 103,56 106,44 1. Nông, lâm,

ngư nghiệp 683,6 43,77 720,7 42,18 730,8 41,30 105,43 101,40 103,39 2. Công

nghiệp - xây dựng

317,8 20,35 337,8 19,77 408,4 23,08 106,29 120,90 113,36

3. Dịch vụ 560,3 35,88 650 38,05 630,1 35,61 116,01 96,94 106,05

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Qua bảng trên ta thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn huyện đều biến động qua các năm, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2017 là 1.561,7 tỷ đồng đến năm 2019 đã tăng lên 1.769,3 tỷ đồng, tăng 6,44%/năm được chia làm 3 ngành:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Giá trị ngành Nông - lâm - ngư nghiệp năm 2017 là 683,6 tỷ đồng chiếm 43,55% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2019 đã tăng lên 730,8 tỷ đồng chiếm 41,3% tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang 2 ngành còn lại nhất là ngành thương mại và dịch vụ, nhưng giá trị vẫn tăng qua 3 năm, bình quân tăng 3,39%/năm.

- Giá trị ngành Công nghiệp- xây dựng năm 2017 là 317,8 tỷ đồng, chiếm gần 20,35% tổng giá trị sản xuất; năm 2019 tăng lên 408,4 tỷ đồng chiếm 23,08% tổng GTSX, cơ cấu tăng qua 3 năm, Tốc độ phát triển tăng qua 3 năm, tăng bình quân là 13,36%/năm. Đánh giá trung huyện phát triển hướng công nghiệp - xây dựng khá tốt, nguồn chính từ khai thác khoáng sản và chế biến lâm sản.

- Giá trị ngành dịch vụ năm 2017 là 560,3 tỷ đồng chiếm 36% tổng GTSX, đây là tỷ lệ rất cao; năm 2019 tăng lên 630,1 tỷ đồng chiếm 35,61%. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thương mại dịch cao do huyện Thanh Sơn có tiềm năng về phát triển dịch vụ nhưng tốc độ tăng vẫn khiêm tốn, cụ thể giá trị tăng bình quân trong 3 năm là 6,05%/năm.

Trên đây đã thể hiện sự tăng về giá trị của cả ba ngành kinh tế trên địa bàn huyện qua đó thể hiện các ngành kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện, các ngành thương mại- dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang có hướng phát triển mạnh.

2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực

Tổng dân số toàn huyện, năm 2019 là 88.230 người gồm 11 dân tộc chủ yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017-2019

Năm Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2017 2018 2019 So sánh %

Số lượng

CC (%)

Số lượng

CC (%)

Số lượng

CC (%)

2018/

2017

2019/

2018

BQC (%) 1. Tổng dân số Người 123170 100,00 124605 100,00 126485 100,00 101,17 101,51 101,34 Nam Người 61180 49,67 62121 49,85 63001 49,81 101,54 101,42 101,48 Nữ Người 61990 50,33 62484 50,15 63484 50,19 100,80 101,60 101,20 2.Tổng số hộ Hộ 32453 100,00 33195 100,00 33675 100,00 102,29 101,45 101,87 Hộ NN Hộ 12457 38,38 12409 37,38 12398 36,82 99,61 99,91 99,76 Hộ phi NN Hộ 19996 61,62 20786 62,62 21277 63,18 103,95 102,36 103,15 3. Lao động Người 67921 100,00 68309 100,00 70498 100,00 100,57 103,20 101,88 -Lao động NN Người 49.175 72,40 49.256 72,11 48.916 69,39 100,16 99,31 99,74 -Lao động phi

NN Người 18.746 27,60 19.053 27,89 21.582 30,61 101,64 113,27 107,30

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Qua bảng trên cho thấy sự biến động nhân khẩu, số hộ, lao động của huyện qua 3 năm như sau:

- Nhân khẩu của huyện qua 3 năm có tăng, nhưng chiều hướng tăng nhẹ năm 2018 so với năm 2017 tăng 1,17% tương ứng tăng 1435 người; năm 2019 so với năm 2018 tăng 1,51% tương ứng tăng 1880 người; tỷ lệ nam nữ của huyện khá là cân đối, nhưng 2 năm gần đây tỷ lệ nam tăng nhiều còn tỷ lệ nam thì giảm, gần có xu thế mất cân bằng về giới.

- Tổng số hộ của huyện tăng dần qua các năm: năm 2018 so với năm 2017 là 2,29% cụ thể tăng 742 hộ trong đó hộ nông nghiệp chiếm 37,38% giảm 100 hộ so với năm 2018, hộ phi nông nghiệp chiếm 62,62% và tăng 1,00%;

năm 2019 so với năm 2018 tổng số hộ trong huyện tăng 1,45%; số hộ tăng bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

quân trong 3 năm là 1,87%/năm tương ứng tăng 1222 hộ/năm; trong đó hộ phi nông hộ phi nông nghiệp có xu hướng giảm.

- Tổng số lao động của huyện năm 2017 là 67921 lao động, trong đó hơn 73% lao động nông nghiệp và gần 27% lao động phi nông nghiệp; lao động phi nông nghiệp có tỷ lệ tăng dần qua các năm, đến năm 2019 lao động phi nông nghiệp huyện tăng lên 2836 lao động chiếm hơn 30%. Qua đây cho thấy tỷ lệ lao động sản xuất phi nông nghiệp của huyện đang trên đà phát triển, đây chính là lợi thế giúp nền kinh tế huyện phát triển hơn. Nhằm giải quyết việc làm và cho thu nhập ổn định hơn.

Tuy nhiên với cơ cấu lao động như trên, nền kinh tế của huyện vẫn phải dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, và để ổn định vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn bên cạnh đó cần có sự định hướng quy hoạch cho phát triển các ngành kinh tế khác phát huy thế mạnh tài nguyên của huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)