Thu nhập bình quân của hộ nông dân huyện Thanh Sơn qua điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 91)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thu nhập của hộ nông dân huyện Thanh Sơn qua điều tra khảo sát

3.2.2. Thu nhập bình quân của hộ nông dân huyện Thanh Sơn qua điều tra khảo sát

3.2.2.1. Về quy mô thu nhập bình quân

* Thứ nhất, theo tiêu chí hộ: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của 390 hộ nông dân cho thấy thu nhập của nông hộ dù ở mức thấp nhất, mức cao nhất hay mức bình quân của nông hộ tăng dần qua từng năm trong giai đoạn 2017 đến 2019.

Quy mô thu nhập bình quân hộ ở năm 2017 là 49.620.000 đồng/hộ. Năm 2019 là 54.440.000 đồng/hộ và năm 2019 là 58.810.000 đồng/hộ. Xem xét cả khía cạnh thu nhập bình quân của hộ, cũng như hộ có thu nhập thấp nhất và thu nhập cao nhất đều cho thấy, quy mô thu nhập của hộ năm sau đều cao hơn năm trước.

Tuy nhiên, sự biến động về khoảng cách thu nhập giữa nông hộ có mức thu nhập thấp nhất với nông hộ có thu nhập ở mức cao nhất lại biến động không theo một quy luật thống nhất. Nếu ở năm 2017 chênh lệch giữa hộ có mức thu nhập thấp nhất và hộ có mức thu nhập cao nhất là 10,36 lần, khoảng cách này được rút xuống còn 9,94 lần ở năm 2018, nhưng lại gia tăng ở năm 2019 và đạt 10,92 lần, cao hơn so với năm 2017.

Bảng 3.8: Quy mô thu nhập bình quân/hộ/năm giai đoạn 2017-2019 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm

Thu nhập bình quân hộ

Hộ có thu nhập thấp nhất

Hộ có thu nhập cao nhất

Năm 2017 49,62 14,70 152,30

Năm 2018 54,44 16,30 162,00

Năm 2019 58,81 17,40 190,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

* Thứ hai, thu nhập theo tiêu chí khẩu.Theo kết quả 390 hộ được điều tra dù ở mức thấp nhất, mức cao nhất hay mức bình quân đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2017 đến 2019. Cụ thể là thu nhập bình quân năm 2017 là 13.700.000 đồng/LĐ, năm 2018 là 14.940.000 đồng/khẩu và năm 2019 là 16.130.000 đồng/

LĐ. Sự biến động về thu nhập nhân khẩu của nông dân, phụ thuộc vào sự biến động thu nhập của nông hộ, chính vì vậy, khi mà khoảng cách thu nhập của nông hộ biến đổi trong các năm từ 2017 đến 2019 thì khoảng cách thu nhập của nhân khẩu cũng biến động theo xu hướng tương tự qua bảng sau.

Bảng 3.9: Thu nhập bình quân nhân khẩu một năm giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

Thu nhập nhân khẩu bình

quân

Thu nhập nhân khẩu thấp nhất

Thu nhập nhân khẩu cao nhất

Năm 2017 13,70 2,40 36,00

Năm 2018 14,94 2,63 35,00

Năm 2019 16,13 2,47 38,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng 3.9 cho ta thấy, sự chênh lệch giữa nhân khẩu có thu nhập cao nhất và nhân khẩu có thu nhập thấp nhất. Năm 2017 chênh lệch giữa nhân khẩu có mức thu nhập cao nhất và nhân khẩu có mức thu nhập thấp nhất là 15 lần, khoảng cách này được rút xuống còn 13,3 lần ở năm 2018, nhưng lại gia tăng ở năm 2019.

3.2.2.2. Về cơ cấu nguồn thu nhập bình quân của các hộ nông dân

Phân tích cơ cấu các nguồn hình thành thu nhập trong giai đoạn 2017- 2019cho các hộ nông dân huyện Thanh Sơn được thể hiện qua bảng 3.10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Qua bảng 3.10 ta thấy trong cơ cấu nguồn thu, nguồn từ phi sản xuất nông nghiệp của hộ (gồm các khoản thu từ làm thuê, làm công, bán hàng, vận chuyển phục vụ các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, các ngành nghề thủ công phi nông nghiệp khác, từ người thân gửi về) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu nhập của nông hộ, từ 56,268% đến 57,20%; Tiếp đến là thu từ sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 32,9% đến 34,28%. Trợ cấp từ chính phủ chiếm tỷ lệ từ 0,7 đến 1,3%.

Còn lại là các nguồn khác chiếm khoảng 8,6%-8,7%.

Bảng 3.10. Nguồn thu nhập bình quân của hộ điều tra phỏng vấn giai đoạn năm 2017-2019

Chỉ tiêu Tổng thu

Trong đó

Thu từ sản xuất

nông nghiệp

Thu từ phi sản xuất phi

nông nghiệp

Thu từ phục vụ sản

xuất công nghiệp

Từ trợ giúp,

trợ cấp

Các khoản

thu khác

Thu nhập (triệu đồng)

Năm 2017 49,62 17,01 24,90 3,03 0,37 4,32

Năm 2018 54,44 18,12 26,94 3,93 0,72 4,73

Năm 2019 58,81 19,30 29,71 3,98 0,76 5,06

Cơ cấu (%)

Năm 2017 100,00 34,28 49,9 6,1 0,7 8,7

Năm 2018 100,00 33,30 49,5 7,2 1,3 8,7

Năm 2019 100,00 32,90 50,5 6,7 1,3 8,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tốc độ tăng (%)

2018/2017 9,71 8,19 6,52 29,7 94,59 9,49

2019/2018 8,02 10,28 6,51 1,27 5,55 6,97

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Hiện nay đối với các hộ nông dân tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ nguồn đóng góp lớn nhất cho thu nhập bình quân một năm hộ nông dân được điều tra tại huyện là trồng trọt, chăn nuôi. Hiện nay với định hướng nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn các cấp chính quyền đã khuyến cáo người dân chăn nuôi theo quy mô hàng hóa, trồng trọt tập chung để nâng cao thu nhập và sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản tại huyện Thanh Sơn.

Xét về số mức độ gia tăng thu nhập, thì tốc độ gia tăng thu nhập bình quân của nông dân được điều tra ở huyện Thanh Sơn đều tăng trong giai đoạn 2017-2019, Kết quả phân tích cho thấy năm 2018 thu nhập của các hộ điều tra tăng là 9,71% so với năm 2017 trong đó thu từ sản xuất nông nghiệp tăng 8,19%, năm 2019 thu nhập tăng là 8,02% so với năm 2018, trong đó thu từ nông nghiệp tăng 10,28%.

Theo nguồn thu nhập cho thấy, tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất phi nông nghiệp cả hai năm 2018/2017 là 6,52%, năm 2019/2018 đều là 6,51%, tốc độ tăng thu nhập từ nguồn sản xuất nông nghiệp năm 2018/2017 là 8,19%, năm 2019/2018 là 10,28% như vậy ta thấy bằng các cách chuyển đổi cây trồng vậy nuôi các hộ nông dân đã có nguồn thu từ nông nghiệp ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)