Khái quát các liên minh chiến lược của Apple

Một phần của tài liệu Phân tích liên minh chiến lược của Apple Case study với Microsoft và Paypal (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC CỦA APPLE

II.2. Khái quát các liên minh chiến lược của Apple

Các liên minh chiến lược được Apple thiết lập dựa trên chuỗi giá trị của sản phẩm, từ R&D, các nhà cung cấp linh kiện bộ phận, các công ty chuyên lắp ráp cho đến những nhà bán lẻ.

II.2.1. Liên minh chiến lược với các công ty sản xuất, lắp ráp

Với khởi điểm là một công ty sản xuất máy tính, Apple đã mở các xưởng chế tạo chủ yếu ở Mỹ và vài công xưởng nhỏ tại Singapore và Iceland trong suốt 15 năm đầu thành lập, từ 1981 đến 1995. Tuy nhiên, Apple đã đóng cửa dần các công xưởng và chuyển hẳn dây chuyền sản xuất lắp ráp của mình sang Trung Quốc vào năm 2007.

Tại đây, Apple đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Tập đoàn Công nghệ Foxconn (hay còn được biết tới là Hon Hai Precision Industry).

Có thể nói rằng sự thành công của iPhone dựa vào Foxconn và sự tăng trưởng của Foxconn có được là nhờ vào iPhone. Foxconn đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, lắp ráp của mình dưới áp lực thời gian lớn từ Apple từ năm 2000, điều mà những nhà thầu phụ khác của Apple trước đó không thể làm được. Còn với Apple, hãng đã đầu tư và chuyển giao trang thiết bị máy móc được sử dụng chế tạo xe hơi cao cấp và tên lửa cho Foxconn để sử dụng trong quá trình lắp ráp iPhone. Apple thậm chí còn quản lý lưu kho những linh kiện lõi tại nhà kho của Foxconn trong thời gian thực và cử nhân viên của mình luôn có mặt tại nhà máy của Foxconn bất cứ lúc nào.

Việc hợp tác chặt chẽ này còn được mở rộng ra khỏi phạm vi nhà máy.

Foxconn đã cùng với Apple đầu tư vào một số quỹ công nghệ, phải kể đến nhất là quỹ của tập đoàn SoftBank trị giá 93 tỷ USD. Foxconn cũng đã thuyết phục được Apple hợp tác để mua lại chip bộ nhớ từ Toshiba cùng mình trong hợp đồng trị giá tới 27 tỷ USD.

Như vậy, có thể thấy Apple đã xây dựng một liên minh chiến lược với Foxconn

“sâu” đến tận nội bộ bộ máy vận hành bên trong của Foxconn và “rộng” đến cả lĩnh vực đầu tư.

Ngoài ra, Apple cũng có thiết lập liên minh chiến lược với một số nhà cung cấp quốc tế khác như Wistron, Pagatron, Luxshare, Goertek để mở rộng mạng lưới sản xuất sang Ấn Độ, Việt Nam. Liên minh với những nhà cung cấp nội địa bao gồm

Qualcomm, Intel giúp Apple đảm bảo về nguồn cung linh kiện điện tử và tập trung phát triển mạng 5G.

II.2.2. Liên minh chiến lược với những nhà cung cấp

Apple có thiết lập liên minh chiến lược lâu dài với rất nhiều nhà cung cấp các linh kiện, bộ phận của mình như là: TPK Holdings, Quanta Computer, Intel, Qualcomm, Samsung Electronics, Toshiba, Catcher Technology, Wintek. Tuy nhiên, liên minh chiến lược lâu đời và có ý nghĩa lớn nhất với Apple phải kể tới liên minh với IBM.

Việc bắt tay hợp tác của 2 công ty đã bắt đầu từ năm 1991. Apple và IBM cùng hợp sức để thành lập 2 liên doanh riêng biệt. Liên doanh đầu tiên Kaleida tập trung vào việc thiết kế phần mềm điều hành và công nghệ đa năng tiên tiến. Liên doanh thứ hai mang tên Taligent cùng với cả Motorola phát triển dòng chip PC mới. Với sự hợp tác này, IBM có được sự tiếp cận đầu tiên với hệ điều hành Macintosh của Apple.

Trong khi đó, Apple lại tận dụng được sự trợ giúp phát triển lẫn nguồn cung ứng chip dồi dào của một trong những hãng công nghệ hàng đầu lúc bấy giờ là IBM. Ngoài ra, hai công ty còn có mục đích chung là chống lại sự thống trị thị trường của Microsoft.

Tuy hai liên doanh này tan vỡ vào năm 1996, Apple và IBM vẫn giữ liên minh chiến lược cho đến tận bây giờ. Nhờ tận dụng những phần mềm giải pháp của IBM mà Apple mới có thể mở rộng, thâm nhập vào thị trường doanh nghiệp, thoát khỏi các bóng một thương hiệu chỉ định hướng tới người tiêu dùng cá nhân. Đổi lại, dịch vụ đám mây và các phần mềm của IBM sẽ được tích hợp vào những chiếc Macbook, giúp IBM tiếp cận được lượng khách hàng cá nhân khổng lồ của Apple.

II.2.3. Liên minh chiến lược với những nhà mạng viễn thông

Apple có liên minh chính với hai nhà mạng viễn thông lớn nhất của Mỹ là AT&T và Verizon Wireless. Với AT&T, công ty này được trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông độc quyền cho chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007. Đổi lại, toàn bộ trách nhiệm về gói cước viễn thông và các dịch vụ liên quan của Apple được chuyển sang cho AT&T và người dùng iPhone sẽ được sử dụng mạng chất lượng cao của AT&T với nhiều ưu đãi giúp giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm iPhone. Tuy đến 2011, AT&T không còn là nhà cung cấp mạng độc quyền cho iPhone nữa nhưng AT&T vẫn giữ vai trò đối tác chiến lược của Apple không những với tư cách nhà mạng mà còn là nhà bán lẻ.

Còn với Verizon, công ty này trở thành nhà cung cấp mạng chính cùng AT&T cho iPhone từ 2011 với sản phẩm iPhone 4. Hiện nay, Apple đang hỗ trợ Verizon phát

triển mạng Verizon 5G còn ngược lại, những chiếc điện thoại iPhone tại Mỹ thì đều được tối ưu hóa khi kết nối với mạng do Verizon cung cấp.

II.2.4. Liên minh với các nhà bán lẻ

Mặc dù đã có hơn 270 cửa hàng của riêng mình tại Mỹ nhưng Apple vẫn luôn kí kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược lớn với các ông lớn bán lẻ như Best buy, Target, Walmart. Đối với những nhà bán lẻ này, việc chào đón những sản phẩm bán chạy nhất hành tinh của Apple vào chuỗi cửa hàng của mình chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đổi lại, họ phải đảm bảo một không gian riêng cho những sản phẩm của Apple, giữ nguyên cái tuyên bố giá trị của Apple là “bán trải nghiệm” cho khách hàng. Việc mạng lưới cửa hàng có sẵn của mình cộng với những cửa hàng của đối tác, Apple có thể gia tăng độ phủ sóng sản phẩm, tạo những thuận lợi về mặt địa lý cho những dịch vụ chăm sóc và bảo hành sửa chữa cho khách hàng.

Ngoài ra, Apple còn thiết lập liên minh chiến lược với rất nhiều công ty lớn nhỏ khác thông qua nhiều hình thức từ hợp tác, liên doanh cho đến thâu tóm. Các công ty liên minh này rất đa dạng, từ công ty phát triển app trên điện thoại như Salesforce, các công ty dịch vụ tài chính như Mastercard, Paypal cho tới những công ty giải trí như Walt Disney, các hãng thu âm âm nhạc.

Một phần của tài liệu Phân tích liên minh chiến lược của Apple Case study với Microsoft và Paypal (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w