Liên minh chiến lược Apple - Microsoft

Một phần của tài liệu Phân tích liên minh chiến lược của Apple Case study với Microsoft và Paypal (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG III: HAI LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC ĐIỂN HÌNH CỦA APPLE

III.1 Liên minh chiến lược Apple - Microsoft

III.1.1 Giới thiệu về công ty Microsoft

Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ có trụ sở chính tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được thành lập vào năm 1975 bởi Bill Gates và Paul Allen. Microsoft là một trong những hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Microsoft là công ty đi tiên phong trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân.

Cuộc cách mạng này đã tạo ra cho người sử dụng nhiều cơ hội, giá trị và sự thuận tiện trong 10 thập kỷ qua. Cuộc cách mạng này đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, nhiều kênh kinh doanh mới và cuối cùng là sự bành trướng của Microsoft ra thị trường thế giới.

Ngày nay, Microsoft có mặt trên toàn thế giới. Microsoft đặt chi nhánh ở hơn 90 quốc gia và được phân loại thành 6 khu vực lớn: Bắc Mỹ; Châu Mỹ Latinh; Châu u, Trung Đông, Châu Phi; Nhật Bản; Châu Á Thái Bình Dương và Trung Hoa Lục Địa. Những trung tâm này có nhiệm vụ cấp giấy phép, sản xuất, cũng như là quản lý và công tác hậu cần.

Về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh chính hiện tại của Microsoft là những phần mềm, dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin. Doanh thu của Microsoft được mang về từ hoạt động phát triển, sản xuất, cấp phép và hỗ trợ nhiều sản phẩm phần mềm cho nhiều loại thiết bị. Những sản phẩm phần mềm của Microsoft bao gồm hệ điều hành cho máy chủ, máy tính cá nhân và các thiết bị thông minh, ứng dụng máy chủ cho môi trường công nghệ thông tin, ứng dụng năng suất thông tin, giải pháp kinh doanh và các công cụ phát triển phần mềm.

Microsoft luôn dẫn đầu về ứng dụng văn phòng cho doanh nghiệp, nắm giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ phần mềm trực tuyến (85%) với doanh thu vượt qua con số 10 tỷ USD năm 2019. Không những thế, Microsoft còn là tên tuổi hàng đầu ở lĩnh vực công nghệ và sự đóng góp cho cộng đồng xã hội. Công ty sở hữu phần mềm Windows 10 là một trong những hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới với hơn 900 triệu thiết bị sử dụng.

III.1.2. Cơ sở hình thành liên minh chiến lược

Vào năm 1996, Apple phải đối mặt với tình hình thua lỗ, khi đã thiệt hại hơn 800 triệu đô chỉ trong hai quý đầu năm, Và chưa đầy một năm sau đó, Apple đã không chỉ thua lỗ lên đến 1,5 tỷ USD mà còn mất đi rất nhiều nhân tài kỳ cựu nghỉ việc do không còn hy vọng vào công ty. Có thể nói Apple đang đứng trên bờ vực phá sản.

Ngay khi đó, một điều kì diệu đã xảy ra, Bill Gates - CEO của Microsoft lúc bấy giờ quyết định đầu tư 150 triệu đô, cứu Apple. Vốn vẫn là 2 trong số những thương hiệu công nghệ nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong nhiều thị trường sản phẩm khác nhau, đặc biệt là mảng máy tính và phần mềm hệ điều hành, nhưng bắt tay với Microsoft chính là giải pháp duy nhất lúc bất giờ giúp Apple thoát khỏi khủng hoảng trầm trọng trên.

Về phía Microsoft, với thị phần gần như độc chiếm thị trường máy tính lúc bây giờ thì 150 triệu đô có lẽ là một khoản đầu tư mạo hiểm không quá lớn, đáng kể vào một đối thủ yếu ớt, sắp phá sản. Như vậy, việc liên minh với Apple trong khoảng thời gian khó khăn cũng chính là một hình thức đầu tư và giúp đỡ cho một khách hàng tiềm năng, chính yếu của mình. Khi Apple thu được nguồn lợi lớn từ thị trường máy tính PC, Microsoft đồng thời cũng kiếm được không ít lợi thông qua việc cung cấp sản phẩm phần mềm, trình duyệt từ những hợp đồng được ký kết với Apple. Một lợi ích khác cần kể đến là họ có thể thu về khoản lợi nhuận đáng kể khi giá cổ phiếu của Apple tăng trở lại. Ngoài ra, do thị phần chiếm quá lớn, nên xét về mặt pháp lý, đây là một bước đi khôn ngoan để tránh những rủi ro pháp lý từ luật Độc quyền của Mỹ lúc bấy giờ.

III.1.3. Nội dung liên minh

Với liên minh chiến lược qua hình thức đầu từ 150 triệu đô này, Microsoft đã nhận được những cổ phiếu không có quyền biểu quyết của Apple (non-voting share).

Qua liên minh chiến lược này, Apple và Microsoft đã giải quyết một cách hòa bình những mâu thuẫn từ xưa đến nay do chính Steve Jobs tạo ra.

Nội dung cụ thể của liên minh chiến lược giữa Apple và Microsoft như sau:

● Apple sẽ tích hợp trình duyệt độc quyền Internet Explorer của Microsoft vào các mẫu máy tính Mac. Đổi lại, Apple phải biến Internet Explorer trở thành trình duyệt mặc định trong những phần mềm hệ thống trong tương lai.

● Microsoft cũng cam kết sẽ cung cấp những phiên bản mới nhất của các phần mềm Office cho Mac trong thời hạn ít nhất là 5 năm.

● Apple và Microsoft đã đồng thuận trong việc sử dụng giấy phép sáng chế cho sản phẩm của hai bên.

● Apple và Microsoft đã lên kế hoạch hợp tác về công nghệ xa hơn những điều đã thỏa thuận trong liên minh này, nhằm chắc chắn sự hòa hợp giữa các máy tính cho Java hoặc những ngôn ngữ lập trình khác.

Trong thời điểm gặp khó khăn này, thực chất Apple vẫn đang nắm giữ trong tay đến 1,2 tỷ USD tiền mặt dự trữ. Tuy nhiên, khoản đầu tư 150 triệu USD của Microsoft vẫn là một chiếc phao cứu sinh, giúp cho Apple có thể một lần nữa làm lại và đi lên thành công như hiện tại. Hơn nữa, liên minh chiến lược này cũng đánh dấu mốc kết thúc cho cuộc chiến tranh ngầm xảy ra giữa Apple và Microsoft từ rất lâu trước đây, khi mới chỉ trong vòng 1 thập kỷ trước đó, Apple liên tục đâm đơn kiện Microsoft vì hành vi sao chép giao diện của hệ điều hành macOS. Thay vì tiếp tục đấu tranh ngầm, sự giúp đỡ và liên minh này mang lại cho cả Apple và Microsoft không ít lợi lộc.

III.1.4. Kết quả liên minh

Đối với Apple, vấn đề thanh toán nợ tài chính của hãng dần được giải quyết, tình hình tài chính cũng ổn định trở lại. Khoản đầu tư $150 triệu USD đến từ Microsoft đã giúp cho Apple có đủ khả năng tài chính để tái hoạch định lại mảng kinh doanh Mac. Giá cổ phiếu của Apple đã được ổn định lại, tăng lên từ $6.56 USD đến

$26.31 USD ngay sau khi có thông báo chính thức về liên minh, cao nhất kể từ tháng 5/1996, báo hiệu chính xác sự trở lại của hãng vào năm 1999.

Đối với Microsoft, hãng cũng nhận được phần lợi ích của riêng mình. Thông báo về sự hợp tác đã đẩy giá cổ phiếu lên 12,5% lần, đồng thời giúp Microsoft khai thác được những thị trường tiềm năng thông qua gói sản phẩm Microsoft Office tích hợp trong dòng máy tính iMac của Apple.

Hứa hẹn đầu tư của Microsoft là để nhận về 150,000 cổ phiếu ưu đãi từ Apple, nhưng không bao gồm quyền biểu quyết (non – voting share). Theo thoả thuận, Apple cho phép Microsoft chuyển đổi 150,000 cổ phiếu ưu đãi của họ thành cổ phiếu thông thường với mức giá $8.35 USD/ cổ phiếu và sẽ mua lại sau 3 năm. Vì vậy sau đúng 3

năm, năm 2001, Microsoft đã chuyển đổi tất cả số cổ phiếu này thành cổ phiếu thông thường, điều này đã mang lại cho họ khoảng 18.1 triệu cổ phiếu. Vào năm 2003, họ đã bán lại toàn bộ số phiếu này cho Apple và thu về $545 triệu USD. Điều này nghĩa là, từ

$150 triệu USD ban đầu Microsoft đã nhận lại gấp 260% số tiền bỏ ra.

Quan trọng hơn là, liên minh này đã giúp Microsoft tránh khỏi hai vụ kiện cùng một lúc. Một là, với thoả thuận Apple cũng sẽ từ bỏ một vụ kiện cáo buộc Microsoft sao chép hệ điều hành và ăn cắp mã nguồn phần mềm QuickTime của họ. Hai là, do chính phủ khởi kiện vì có những hành vi được cho là độc quyền trên thị trường. Việc vực dậy đối thủ cạnh tranh hàng đầu đang suy yếu của mình trên thị trường đã phần nào làm giảm bớt những lo ngại mà Microsoft phải đối mặt lúc bấy giờ.

Tóm lại, liên minh giữa hai tập đoàn công nghệ đã mang đến lợi ích cho cả đôi bên. Apple với tiền đầu tư để giải quyết vấn đề tài chính và Microsoft tránh khỏi những kiện cáo không mong muốn. Ngoài ra cũng phải nhắc đến mối quan hệ cạnh tranh giữa đôi bên kể từ đó đã giảm bớt sự gay gắt và dần mở ra một kỷ nguyên mới về quan hệ đối tác, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích liên minh chiến lược của Apple Case study với Microsoft và Paypal (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w