CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT
2.3. Phân tích rủi ro môi trường kinh doanh đối với công ty
2.3.3. Rủi ro về cạn kiệt các mỏ dầu khí
Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí trên toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo
của khí khoảng 1.000 tỷ m3. Hằng năm, lĩnh vực khai thác dầu khí đóng góp khoảng 36% tổng doanh thu, 60,5% tổng số nộp ngân sách Nhà nước của toàn PVN.
Mặc dù nguồn dầu mỏ được dự báo còn nhiều tiềm năng nhưng quá trình thăm dò, khai thác lại đang gặp rất nhiều trở ngại. Theo báo cáo của PVN, mục tiêu đề ra trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) thì năm 2016, 2017 PVN đều không hoàn thành và đạt thấp hơn nhiều (năm 2016 đạt 16,66 triệu tấn quy dầu và năm 2017 đạt 4,0 triệu tấn quy dầu). Năm 2018, gia tăng trữ lượng dầu khí vẫn đạt được 12 triệu tấn quy dầu (kế hoạch 10-15 triệu tấn). Gia tăng trữ lượng dầu khí tuy đạt kế hoạch đề ra song đây vẫn là năm thứ 3 liên tiếp, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí gặp nhiều khó khăn.
Nếu so với mục tiêu chiến lược phát triển mà ngành Dầu khí đề ra ở trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) thì thực tế gia tăng trữ lượng đạt thấp hơn nhiều.
Bảng 2.3. Biểu đồ tình hình khai thác và thăm dò dầu thô tại Việt Nam (Nguồn: VCBS tổng hợp)
Sau hơn 30 năm khai thác, sản lượng dầu thô (kể cả sản lượng dầu tại mỏ Bạch Hổ cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của PVN từ xưa đến nay) đang giảm mạnh. Hầu hết các mỏ đều đã khai thác trong thời gian dài và đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên hàng năm từ 15% tới trên 30%.
Bảng 2.4. Biểu đồ sản lượng khai thác dầu thô hàng năm giai đoạn 1986 - 2016
Theo PVN, việc gia tăng trữ lượng dầu khí, bù đắp vào sản lượng khai thác hằng năm, bảo đảm sự phát triển bền vững của PVN vẫn là thách thức vô cùng lớn. Tiềm năng dầu khí còn lại được đánh giá tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm về chính trị, những khu vực này cần công nghệ khoan nước sâu, đầu tư lớn, rủi ro cao, thường xuyên bị nước ngoài gây sức ép, cản trở. Thực tế, công việc khai thác tại các mỏ dầu khí chủ lực hiện đang ở giai đoạn suy giảm sản lượng hoặc có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như mỏ Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông…
Bảng 2.5. Biểu đồ sản lượng khai thác khí hàng năm giai đoạn 1981 - 2016
Báo cáo của PVN cho thấy: Hệ số gia tăng trữ lượng bù trừ vào sản lượng khai thác vẫn đang ở mức báo động (0,54 lần). Trong khi giai đoạn 2011-2015 hệ số này
đạt 1,5 lần - mức an toàn phát triển bền vững thì tình hình dần xấu đi. Năm 2016 đạt 0,65 lần. Riêng năm 2017 đạt 0,17 lần - là mức báo động nghiêm trọng.
Trước đây, hằng năm, PVN khoan 30-40 giếng thăm dò, đầu tư 2-2,5 tỷ USD, gia tăng được 35-40 triệu tấn quy dầu. Từ năm 2015 trở lại đây, đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò chỉ khoảng 400-500 triệu USD, giảm 5 lần so với trước.
Đối với công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí: đòi hỏi vươn ra khu vực nước sâu, xa bờ, do đó chi phí cao hơn, công nghệ phức tạp hơn nhiều. Những mỏ dầu được phát hiện gần đây của Việt Nam có xu hướng nhỏ hơn và nằm ở những khu vực có các điều kiện địa chất, địa lý phức tạp và ở những vùng nước sâu, khó tiếp cận. Để khai thác hiệu quả các mỏ này, cần nghiên cứu, áp dụng hệ thống khai thác theo quan điểm “thiết bị/giàn tối thiểu” với các kiểu giàn nhẹ đầu giếng và một tàu nổi có công suất thích hợp cho chứa, xử lý, xuất dầu; đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp tăng cường thu hồi dầu sau khi đã khai thác thứ cấp, đặc biệt đối với các đối tượng móng nứt nẻ trước Đệ Tam của các mỏ dầu ở bể Cửu Long đang là vấn đề cực kỳ cấp thiết khi sản lượng các mỏ này bắt đầu suy giảm nhanh.
2.3.3.2. Mối đe dọa
Mỏ dầu cạn kiệt: điều kiện khai thác ở các mỏ dầu khí chủ lực đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng, có độ ngập nước cao, điều này đã tác động nặng nề đến công tác tìm kiếm thăm dò, duy trì và gia tăng trữ lượng cũng như sự phát triển chung của tập đoàn.
2.3.3.3. Nguồn
Trữ lượng dầu khí: hầu hết các mỏ dầu đã được khai thác trong thời gian dài nên trữ lượng dầu khí đang giảm mạnh, có độ ngập nước cao.
2.3.3.4. Các nhân tố thay đổi
Gia tăng nộp ngân sách vượt kế hoạch: Giá dầu trong nước và thế giới năm 2018 tăng mạnh, là cơ sở để PVN góp phần vào việc muốn góp phần quan trọng trong tăng trưởng GDP của cả nước nên PVN đã gia tăng khai thác dầu khí và sản lượng khai thác hàng năm để đảm bảo các mục tiêu đề ra của nhà nước và tập đoàn. Dẫn đến việc các giếng dầu bị khai thác quá mức và làm suy giảm sản lượng.
Giá dầu những năm gần đây thấp cùng với trữ lượng khai thác nhỏ. Dẫn tới số lượng công trình khai thác mới đưa vào để bổ sung sản lượng khai thác rất ít.
Các cơ chế, chính sách, chiến lược cho ngành dầu khí thay đổi, hủy bỏ những thủ tục và sửa đổi, bổ sung Luật Dầu Khí phù hợp với bối cảnh kinh tế sâu rộng, tạo sức cạnh tranh cho các đơn vị trong nước.
2.3.3.5. Hậu quả
Không đáp ứng được mục tiêu chiến lược: mục tiêu chiến lược phát triển mà ngành dầu khí đề ra ở trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) thì đã hoàn thành và đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược đề ra.
Số lượng công trình khai thác ít: Các phát hiện dầu khí giai đoạn gần đây phần lớn có trữ lượng nhỏ, do giá dầu thấp nên hiệu quả kinh tế không cao, dẫn đến số lượng công trình khai thác mới đưa vào để bổ sung sản lượng khai thác rất ít. Trong hai năm 2017 và 2018, chỉ có 3 mỏ/công trình mới vào khai thác (năm 2017 đưa giàn Thỏ Trắng - 3 mỏ Thỏ Trắng của VSP vào khai thác; năm 2018 đưa 2 mỏ vào khai thác là Bunga Pakma và Phong Lan Dại).
Ảnh hưởng đến các công ty con:
Ít chương trình khoan nên giàn khoan PV Drilling V đã được đưa vào tình trạng cold stack (dừng hoàn toàn) tại cầu cảng PV Shipyard Vũng Tàu từ tháng 11/2016, giàn PV Drilling V sẽ không có việc làm trong thời gian dài. Các khó khăn và thách thức của PV Drilling sẽ ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn qua các năm.
Vì hầu hết các dự án dầu khí lớn tiếp tục giãn/dừng triển khai dẫn đến nhu cầu cung cấp dịch vụ và giá dịch vụ giảm mạnh khiến Tổng công ty Tư vấn Thiết kế dầu khí (PVE) cũng thiếu công việc trầm trọng.
Giảm doanh thu: Cụ thể, sản lượng khai thác dầu thô trong nước hai tháng đầu năm 2021 đạt 1,51 triệu tấn, tăng 112,6% so với kế hoạch là 1,34 triệu tấn, nhưng chỉ bằng 90% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện hệ số suy giảm sản lượng hằng năm tùy theo mỏ khoảng từ 15% tới trên 30%. Ảnh hưởng lớn đến tình hình chung của tập đoàn và ngân sách nhà nước.