CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN QUỐC TẾ RỒNG XANH
2.4 Sản lượng, doanh thu giao nhận của Công ty Cổ phần tiếp vận quốc tế Rồng xanh
2.4.1 Phân tích sản lượng giao nhận của Công ty Cổ phần tiếp vận quốc tế Rồng xanh năm
ĐVT: Teus
(Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét:
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy rằng sản lượng giao nhận của Công ty Cổ phần tiếp vận quốc tế Rồng xanh theo các phương thức vận tải năm 2020 đã giảm đáng kể
so với năm 2019, cụ thể là:
+ Sản lượng giao nhận bằng đường biển năm 2020 giảm 1,567 teus tương ứng giảm 15.69% , ảnh hưởng tới 9.45% tổng sản lượng giao nhận của Công ty so với năm 2019.
+ Sản lượng giao nhận bằng đường hàng không năm 2020 giảm 190 teus tương ứng giảm 28.11% so với năm 2019, ảnh hưởng tới 3.17 % tổng sản lượng giao nhận của Công ty.
Sản lượng Tỷ trọng
(%) Sản lượng Tỷ trọng
(%) Tuyệt đối Tương đối
(%)
1 Đường biển 3613.00 60.22 3046.00 62.10 (567.00) 84.31 (9.45)
2 Hàng không 676.00 11.27 486.00 9.91 (190.00) 71.89 (3.17)
3 Đường bộ 1325.00 22.08 1084.00 22.10 (241.00) 81.81 (4.02)
4 khác 386.00 6.43 289.00 5.89 (97.00) 74.87 (1.62)
6000.00 100.00 4905.00 100.00 (1095.00) 81.75
Năm 2020 Chênh lệch Mức độ
ảnh hưởng
(%) Phương thức vận tải
STT
Tổng
Năm 2019
+ Sản lượng giao nhận bằng đường bộ năm 2020 cũng giảm 241 teus tương ứng giảm 18.19% so với năm 2019, ảnh hưởng tới 4.02% tổng sản lượng giao nhận của công ty.
+ Sản lượng giao nhận của Công ty bằng phương thức vận tải khác trong năm 2020 cũng giảm 97 teus tương ứng giảm 25.13% so với năm 2019, ảnh hưởng tới 1,62%
tổng sản lượng hàng nhập khẩu của công ty.
Qua phân tích trên ta thấy rằng sản lượng giao nhận của Công ty trong năm 2020 đã giảm nhiều ở tất cả các phương thức vận tải. Đây là tình trạng chung vì năm 2020 là giai đoạn tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, khiến các hoạt động giao nhận cũng bị đình trệ vì cách ly và việc đóng cửa của quốc gia.
2.4.2 Phân tích doanh thu giao nhận của Công ty Cổ phần tiếp vận quốc tế Rồng xanh năm 2020.
ĐVT: VNĐ
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét:
Doanh thu
Tỷ trọng
(%)
Doanh thu
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1,530,322,318 20.45 1,160,657,355 19.31 (369,664,964) 75.84 (4.94) LCL 1,770,654,813 23.66 1,576,653,243 26.23 (194,001,570) 89.04 (2.59) FCL 1,930,647,325 25.80 1,307,635,986 21.75 (623,011,339) 67.73 (8.33) 890,659,784 11.90 790,357,543 13.15 (100,302,241) 88.74 (1.34) 1,360,372,587 18.18 1,176,578,731 19.57 (183,793,856) 86.49 (2.46) 7,482,656,827 100.00 6,011,882,858 100.00 (1,470,773,969) 80.34
Khác
Loại hình
Mức độ ảnh hưởng
(%) Chênh lệch
2019 2020
Tổng cộng
Vận chuyển đường hàng không
Vận chuyển đường biển
Vận chuyển đường bộ
Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy rằng tình hình doanh thu giao nhận có sự
thay đổi theo từng năm, cụ thể như sau:
Tỷ trọng doanh thu giao nhận đường hàng không có sự giảm nhẹ qua các năm. Cụ thể giảm đi 369,664,964 VNĐ so với năm 2019, khiến tổng doanh thu giảm đi 4.94%. Sự giảm này có thể là do tác động của dịch covid khiến các hoạt động hàng không bị trì trệ dẫn đến doanh thu hàng air bị giảm.
Tỷ trọng doanh thu giao nhận đường biển (LCL) có sự giảm nhẹ. Cụ
thể tỷ trọng giao nhận đường biển (LCL) năm 2020 giảm đi 194,001,570 VNĐ so với năm 2019. Nguyên nhân sự giảm này là do các dịch vụ giao nhận đường biển (LCL) chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19 khiến các hoạt động vận tải đường biển bị đình trệ.
Tỷ trọng doanh thu giao nhận đường biển (FCL) bị giảm mạnh so với năm ngoái. Năm 2020 đã giảm đáng kể so với năm 2019, Cụ thể là giảm từ
1,930,647,325 VNĐ xuống còn 1,307,635,986 VNĐ . Nguyên nhân chủ yếu có sự
thay đổi này là vì giao nhận đường biển (FCL) không thuộc chiến lược tập trung phát triển trong giai đoạn 2019 – 2020 của Rồng Xanh
Đối với doanh thu giao nhận bằng đường bộ có sự biến động nhẹ. Cụ
thể năm 2020 giảm đi 100,302,241 VNĐ so với năm 2019, khiến tổng doanh thu giảm đi 1.34%. Nguyên nhân của biến động này là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực đại lý thủ tục hải quan, công ty phải mất nhiều thời gian để khẳng định uy tính trên thị trường và tạo lập niềm tin cho khách hàng
Tỷ trọng doanh thu của các dịch vụ khác có sự giảm nhẹ qua các năm.
Cụ thể năm 2020, giảm 183,793,856 VNĐ so với năm 2019. Trong giai đoạn này, công ty đang cố gắng giảm thiểu rủi ro do dịch covid 19 nên các dịch vụ khác không được đầu tư và chú trọng quá nhiều.
Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy rằng sự chênh lệch giữa tỷ trọng doanh thu giao nhận đường hàng không và đường biển khá cao, trong đó giao nhận đường biển LCL là lĩnh vực chủ chốt của công ty, chiếm tỷ trọng cao nhất. Lĩnh vực giao nhận bằng đường bộ đang được Rồng Xanh thực hiện, phát triển tốt và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên do tác động của dịch Covid 19 nên tổng doanh thu đã giảm nhẹ so với năm ngoái.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG FCL VÀ LCL BẰNG ĐƯƠNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN QUỐC TẾ RỒNG XANH.
3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng FCL và LCL bằng đường biển tại Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Rồng Xanh.
3.1.1. Giải pháp về kinh doanh.
Ngày nay, trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường, trước tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, việc liên kết cũng được xem là giải nguy cho các doanh nghiệp trước các cuộc đầu tư ồ ạt của các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Trước tình hình này, việc công ty liên kết với các đối tác làm ăn với mình là điều cần thiết, bởi trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp nào muốn đứng vững thì cần phâỉ liên kết, điều nàygiúp các doanh nghiệp hỗ trợ nhau phát triển theo hướng hai bên cùng có lợi: chia sẻ rủi ro trong kinh doanh, tăng vốn huy động, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Trong tình hình phát triển và cạnh tranh gay gắt của thị trường dịch vụ giao nhận như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển, công ty phải mở rộng thị trường giao nhận. Đây chính là mấu chốt để đạt được các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu củng cố, tăng cường vị thế và mục tiêu an toàn. Khi mở rộng thị trường, nó cũng giống như đa dạng hoá, nếu một thị trường nào đó biến động cũng sẽ không ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của công ty, điều này giúp công ty phân tán được rủi ro, bảo vệ được lợi ích lâu dài của công ty.
Việc mở rộng thị trường là một công việc không đơn giản, vì đặc điểm về kinh tế xã hội, văn hoá, pháp luật và phong tục tập quán ở mỗi thị trường khác nhau là không giống nhau. Vì vậy, nó tác động rất lớn tới môi trường kinh doanh, tới tâm lý khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến việc thâm nhập mở rộng thị
trường của các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó cho thấy được muốn mở rộng thị trường dịch vụ công ty cần phải tiến hành các công tác nghiên cứu thị
trường một cách kỹ lưỡng rồi sau đó mới có những biện pháp cụ thể để thâm nhập thị trường đó.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. tìm hiểu, nghiên cứu thị
trường là công việc phải được ưu tiên làm trước. Nếu doanh nghiệp không am hiểu về thị trường mà mình đang thâm nhập thì chắc chắn việc kinh doanh của công ty sẽ không hiệu quả. Ngoài việc tìm hiểu thị trường mới ra thì doanh nghiệp cũng phải chú trọng cập nhật những thông tin mới, thường xuyên của các thị trường cũ, có như vậy mới duy trì được hoạt động trong các thị trường này. Theo nghiên cứu thực tế thì nhiều công ty đã bị thua thiệt, lỗ vốn do không tìm hiểu kỹ về các đặc điểm của thị trường như luật pháp, tập quán…
Khi nghiên cứu thị trường công ty cần tìm hiểu rõ các thông tin sau:
+ Tìm hiểu về pháp luật và các phong tục tập quán ở thị trường mới có gì khác so với những thị trường mà công ty đã và đang hoạt động. Phân tích khó khăn, trở ngại gây ảnh hưởng đến việc thâm nhập thị trường từ
những điểm khách nhau đó, đặc biệt là sự ảnh hưởng đến những dịch vụ
mà công ty đang cung cấp.
+ Thứ hai là cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố hết sức quan trọng và ảnh hưởng lớn tới công ty. Vì vậy cần tìm hiểu mức độ cạnh tranh trên thị trường đó như thế nào. Tìm hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính. Và tìm ra phương thức để có thể sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ đó khi tiến hành thâm nhập thị trường của họ.
+ Đối với những thị trường mà công ty đã và đang hoạt động thì công ty cần phải nắm vững được nhu cầu hiện tại và khả năng phát triển, nhu cầu trong những năm tới. Hiện tại công ty có thể đáp ứng được tới khả năng nào và trong tương lai khả năng đáp ứng cho nhu cầu đó liệu có tăng lên hay không…
+ Thu thập các thông tin một cách đầy đủ và chính xác để giúp công ty thâm nhập thị trương với chi phí bỏ ra là thấp nhất mà lại đạt được hiệu quả cao và đặc biệt là hạn chế được rủi ro.
Dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu đường biển là một lĩnh vực hoạt động kinh tế mà công ty đã có kinh nghiệm trong nhiều năm. Tuy nhiên để thâm nhập vào những thị trường mới một cách hiệu quả thì công ty nên phát triển hơn về năng lực nhân viên giao nhận hàng hoá nhập khẩu, nắm bắt được phản ứng của thị trường để tìm ra những cơ hội mới và những xu hướng mới của thị trường, quản lý các hoạt động, nắm bắt, hiểu biết các đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh các kế hoạch thích ứng.
Xúc tiến thương mại là một hoạt động vô cùng phong phú, nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Mặc dù ai cũng biết được tầm quan trọng của xúc tiến thương mại nhưng để đưa ra một kế hoạch xúc tiến hiệu quả thì là một công việc rất khó khăn đối với các công ty, nó tốn chi phí khá cao nhất là đối với các công ty kinh doanh dịch vụ như công ty Cổ phần Tiếp Vận Quốc Tế Rồng Xanh. Tuy nhiên để công ty phát triển bền vững, mở rộng được thị trường thì bắt buộc công ty phải có được chiến lược xúc tiến thương mại tốt nhất.
Công ty cần quan tâm đến ngân sách, số tiền bỏ ra để tổ chức quảng cáo cho hình ảnh của công ty đến khách hàng. Mức ngân sách bỏ ra phải hợp lý với quy mô và doanh thu của công ty, không để nó làm ảnh hưởng lớn đến giá cả dịch vụ. Mức ngân sách bỏ ra cho hoạt động này liên quan đến việc lựa chọn phương tiện quảng cáo, thời gian và không gian quảng cáo. Muốn hoạt động này diễn ra hiệu quả thì phải dự trù mức kinh phí này trước, có kế hoạch chi tiêu cho quảng cáo một cách hợp lý theo từng giai đoạn, tránh rơi vào tình trạng bị động, mất cân bằng và hết kinh phí giữa đường khi chưa hoàn thành xong nhiệm vụ.
Về phương tiện quảng cáo, công ty có thể chọn quảng cáo trên báo, trên internet, trên các trang mạng uy tín thuộc lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đây là các phương tiện quảng cáo phổ biến, dễ dàng nhất mà không gây tốn kém nhiều nên rất phù hợp với công ty dịch vụ giao nhận có quy mô còn nhỏ.
Và điều quan trọng nữa là việc chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ của công ty. Tư vấn, giúp đỡ khách hàng khi khách hàng gặp trục trặc, khó khăn. Tạo quan hệ than mật với khách hàng, nhất là đối với khách hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài thông qua việc thăm hỏi, quan tâm, chia sẻ khi khách hàng có rắc rối liên quan đến lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Đây cũng chính là cách quảng cáo hiệu quả nhất và tốn ít chi phí nhất vì có thể duy trì được khách hàng cũ và có thêm nhiều khách hàng mới thông qua các mối quan hệ và phương thức “truyền miệng”.
3.1.2. Giải pháp về tổ chức quản lý.
Tất cả các doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì bộ phận quản lý của là một yếu tố vô cùng quan trong, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Để có được một bộ phận quản lý giỏi là đã rất khó khăn nhưng khó khăn là nữa chính là sự kết hợp họ lại với nhau để tạo thành một tập thể lớn mạnh. Mỗi công ty có một mô hình tổ chức riêng và có một phương thức quản lý riêng phù hợp với quy mô của công ty. Dù là công ty lớn hay nhỏ thì phương thức tổ chức quản lý của chính công ty ảnh hưởng lớn đến tất cả các yếu tố khác trong công ty. Mô hình quản lý của công ty Cổ Phần Tiếp vận quốc tế Rồng Xanh rất đơn giản. Công ty cũng đã có nhiều cải tiến nhằm từng bước hoàn thiện mô hình quản lý của mình nhưng phải thẳng thắng thừa nhận rằng công ty hoạt động chưa tạo được mối liên kết tốt nhất giữa các phòng ban. Sự
phối hợp giữa các phòng ban chưa đạt được hiệu quả mong muốn, chưa tạo được sức mạnh của một tập thể trẻ, năng động trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Đôi khi còn gây ra sự cạnh tranh tiêu cực trong công ty.
Từ thực tế của tình hình trên thì công ty cần phải có những biện pháp nhanh nhất để đổi mới hình thức quản lý và mô hình tổ chức cho phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay của công ty và đặc điểm ngày càng phức tạp của thị trường thương mại quốc tế. Công ty phải có sự liên kết thật sự giữa các cá nhân, các quá trình, những hoạt động trong hệ thống để có thẻ huy động được
sức mạnh tập thể, tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống, góp phần giúp công ty ngày càng mở rộng hơn.
KẾT LUẬN
Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Rồng Xanh có bề dày về mặt kinh nghiệm, cũng như những gì mà Công ty Tiếp Vận Quốc Tế Rồng Xanh làm được cho thấy sự nỗ lực không ngừng nhằm đạt kết quả tốt nhất. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, nhất là trong giai đoạn đầu hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, hiện mang đến nhiều thuận lợi cho những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu. Bao giờ cũng thế, đi kèm với môi trường kinh doanh thuận lợi luôn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty.
Vì thế các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải cải tổ và hoàn thiện mình để đủ sức cạnh tranh và hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện nay, Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Rồng Xanh đang hoạt động tốt và ngày càng có uy tín đối với khách hàng, tuy nhiên trước ngưỡng cửa mới, sự phát triển hơn nữa luôn là phương châm của công ty để trở thành một công ty giao nhận mạnh ở Việt Nam. Bằng công tác nghiên cứu toàn diện, đã nói lên được năng lực hoạch định, thực thi chính sách, năng lực điều hành, quản lý, trình độ công nghệ, kỹ thuật hiện đại thích ứng với nền kinh tế thị trường nhất là những thành công trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đưa ra những đề xuất của bản thân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Rồng Xanh em đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm bổ ích, cũng như làm sáng tỏ hơn về tổ chức hoạt động giữa các phòng ban, phân công lao động hợp lý, công tác kế toán, Marketing và đặc biệt là cách thức tổ chức XNK tại công ty cũng như hệ thống lại về quy trình nghiệp vụ
đã được học trong nhà trường mà cụ thể là việc tổ chức thực hiện thủ tục hải quan nói chung và qui trình thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty, em cũng có cơ hội được liên hệ công tác với một số cơ quan liên quan như: Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh, Hải quan các cảng, đại lý các hãng tàu và nhiều công ty đối tác...Nhằm góp phần bổ sung kiến thức thực tế để phục vụ cho nghề nghiệp của mình sau này ngoài ra em đã học được tác phong làm việc của một nhân viên làm thủ tục hải quan đó là khả năng giao tiếp tốt, luôn ý thức cao trong nghề nghiệp, sự