Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Vấn đề khai thác các bài toán về bất đẳng thức với việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh
1.3.5. Kết quả khảo sát
Thực trạng nhận thức về tư duy sáng tạo, về tầm quan trọng của việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh của giáo viên toán THCS, thực trạng việc phát triển tư duy sáng tạo cho HS thông qua dạy học toán học nói chung, thông qua khai thác các bài toán bất đẳng thức nói riêng
100 % giáo viên và 100% học sinh được khảo sát đều cho rằng phát triển tư
duy sáng tạo cho học sinh nói chung, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua khai thác các bài toán bất đẳng thức lớp 9 là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn ngại đổi mới, chưa tích cực học hỏi, chưa sáng tạo, chủ động trong việc phát triển tư duy, năng lực cho học sinh thông qua dạy học các nội dung cụ thể trong môn học. Đối với giáo viên trẻ thì có nhiệt huyết, có sức trẻ, tích cực đổi mới, nhưng còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy và ngại chạm khi trao đổi các vấn đề xoay quanh các nọi dung chuyên môn. Về phía học sinh đa số các em đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc phát triển tư duy sáng tạo thông qua khai thác các bài toán bất đẳng thức lớp 9. Tuy nhiên, ciệc tiếp cận với các hoạt động học tập có tính sáng tạo nhằm phát triển tư duy sáng tạo của các em còn phụ thuộc vào năng lực, sự nhiệt tình của giảng viên. Do đó, kết quả phát triển tư duy sáng tạo của học sinh chưa đạt như mong muốn,
Kết quả khảo sát cụ thể theo các nội dung được cho trong bảng sau:
* Đối với giáo viên:
Theo thầy (Cô), tư duy sáng tạo là (Thầy (Cô) chọn 1 đáp án Thầy (Cô) cho là đúng nhất):
Nội dung điều tra Số ý kiến Tỉ lệ
Là khả năng sáng tạo ra những lời giải mới trong học tập 3 15%
Là ý thức thực hiện những sự sáng tạo 2 10%
Là một loại hình tư duy đặc trưng bởi hoạt động và suy nghĩ nhận thức mà những hoạt động nhận thức ấy luôn diễn ra theo một cách mới và vận dụng nó trong hoàn cảnh mới
13 65%
.Là sự tích cực tìm ra cái mới, cách giải quyết cái mới, không bị
gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có 2 10%
Câu 2: Thầy (Cô) lựa chọn mức độ về tầm quan trọng của việc rèn luyện các thành phần yếu tố của tư duy sáng tạo sau của học sinh:
STT Thành phần Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Học sinh dễ
chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác
20 (100 %) 0 (0 %) `0 (0 %)
2 Tìm được các giải pháp trên nhiều góc nhìn và tình huống khác nhau”
18 (90 %) 2 (10 %) 0 (0 %)
3 Tìm và quyết định phương thức giải quyết lạ hoặc duy nhất”
14 (70 %) 4 (20 %) 2 (10 %)
4 Lên kế hoạch, phối hợp các ý nghĩ và hành động, phát triển ý tưởng, kiểm tra và chứng minh được ý tưởng
13(65 %) 4 (20 %) 3 (15 %)
5 Nhanh chóng phát hiện ra vấn đề, mâu thuẫn, sai lầm, sự thiếu lôgíc
14 (70 %) 4 (20%) 2 (10%)
Câu 3: Khi dạy học chủ đề bất đẳng thức cho học sinh 9, Thầy (Cô) có quan tâm việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh không ? (Thầy (Cô) chọn 1 đáp án ):
Nội dung điều tra Số ý kiến Tỉ lệ
Thường xuyên quan tâm 3 15%
Thỉnh thoảng có quan tâm 10 50%
Rất hiếm khi quan tâm 7 35%
Không bao giờ quan tâm 0 0%
Câu 4: Thầy (Cô) nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học phát triển tư duy sáng tạo của học sinh ở mức độ nào? (Thầy (Cô) chọn 1 đáp án):
Nội dung điều tra Số ý kiến Tỉ lệ
Rất quan trọng 14 70%
Quan trọng 6 30%
Không quan trọng lắm 0 0 %
Quan trọng 0 0 %
Câu 6: Thẩy (Cô) đánh giá như thế nào về mức độ quan trọng của các biện pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh khi khai thác sâu các nội dung bài toán trong dạy học
STT Biện pháp thực
hiện Quan trọng Bình thường Không quan
trọng 1 Tăng cường việc
khái quát hóa, đặc biệt hóa, lật ngơic
16 (80 %) 3 (15 %) 1 (5%)
vấn đề khi thực hiện giải bài tập 2 Thu hẹp, mở rộng,
thay đổi giả thiết, bổ sung điều kiện để xây dựng các bài toán mới
15 (75 %) 3 (15 %) 2(10%)
3 Gắn nội dung bài học với các yếu tố thực tiễn, nhìn nhận sự phong phú hóa của các ứng dụng thực tiễn với nội dung bài học
15 (75%) 4 (20 %) 1 (5%)
4 Sử dụng linh hoạt các bất đẳng thức để nhận diện, giải các bài toán về cực trị và bất đẳng thức trong các đề thi HSG, thi vào lớp 10 THPT chuyên, thi THPT Quốc gia.
17 (85 %) 2 (10 %) 1 (5%)
• Đối với HS:
Câu 1: Trong quá trình dạy các em giải bài tập về bất đẳng thức, thầy cô giáo của các em có hay tạo cho các em những tình huống gay cấn cần giải quyết:
Nội dung điều tra Số ý kiến Tỉ lệ
Thường xuyên 21 52,5 %
Thỉnh thoảng 18 45 %
Không bao giờ 1 2,5 %
Câu 2: Khi tạo cho các em những tình huống gay cấn cần giải quyết, các thầy cô thường tổ chức cho các em giải quyết vấn đề như thế nào:
Nội dung điều tra Số ý kiến Tỉ lệ
Thầy cô hướng dẫn cho chúng em cách giải quyết vấn đề
và chúng em tự làm 22 55 %
Thầy cô tự làm rồi chúng em ghi chép 5 12,5 %
Thầy cô yêu cầu cá nhân chúng em tự giải quyết vấn đề
đặt ra 3 7,5%
Thầy cô cho chúng em hoạt động nhóm để tìm cách giái
quyết vấn đề 10 25%
Câu 3: Trong giải bài tập bất dẳng thức, thầy cô (hoặc các em) có thường thêm, bớt giả thiết hay kết luận của bài toán để các em có được bài toán mới không ?
Nội dung điều tra Số ý kiến Tỉ lệ
Thường xuyên 5 12,5 %
Thỉnh thoảng 26 65 %
Không bao giờ 9 22,5%
Câu 4: Thầy cô giáo yêu cầu các em tự thêm, bớt giả thiết hay kết luận của bài toán để có được bài toán mới ?
Nội dung điều tra Số ý kiến Tỉ lệ
Thường xuyên 4 10 %
Thỉnh thoảng 11 27,5 %
Không bao giờ 25 62,5 %
Câu 4: Khi thầy cô thêm, bớt giả thiết hay kết luận của bài toán để các em có được bài toán mới , các em thấy bài toán mới có tạo ra sự thích thú cho các em không ?
Nội dung điều tra Số ý kiến Tỉ lệ
Rất thích 33 82,5 %
Không thích lắm 7 17,5 %
Không thích 0
Kết quả khảo sát về giáo viên và học sinh cho thầy: Phần lớn giáo viên được hỏi đều nhận thức đúng đắn về lí luận tư duy sáng tạo, mức độ về tầm quan trọng của việc phát triển các thành phần sáng tạo cho học sinh. 65 % giáo viên được hỏi nhận thức đúng đắn rằng về tư duy sáng tạo là một hình thức tư duy đặc trưng bởi các hoạt động và những suy nghĩ nhận thức mà các hoạt động nhận thức ấy luôn theo một cách thức mới, giải quyết được những vấn đề theo cách mới và vận dụng trong điều kiện mới. Trên 70 % giáo viêcn được hỏi nhận thức đúng đắn về những thành phần tư duy, sáng tạo, tầm quan trọng của việc rèn luyện các thành phần yếu tố của tư duy sáng tạo sau của học sinh. Trong đó, 100 % giáo viên nhận thức rõ là trong cả quá trình sáng tạo của tư duy, học sinh cần biết chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ mới. Điều này cho thấy giáo viên đã nhận thức tương đối đầy đủ, đúng đắn về bản chất, các thành phần của tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, số giáo viên thường xuyên quan tâm quan tâm việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển được tư duy và sự sáng tạo cho học sinh lại không nhiều (15 % giáo viên được
hỏi) mặc dù 70% số giáo viên được hỏi nhận thấy tầm việc tổ chức dạy học phát triển tư duy sáng tạo của học sinh là rất quan trọng. Việc thêm, bớt giả thiết của bài toán để có bài toán mới được học sinh rất quan tâm, tuy nhiên số giáo viên thực hiện nội dung này trong dạy học lại không nhiêù. Chỉ có 12, 5 % số học sinh được hỏi có cho rằng giáo viên thường thêm, bớt giả thiết hay kết luận của bài toán để các em có được những bài toán mới.
Thông qua việc lấy ý kiến giáo viên một lần nữa khẳng định rằng nhận thức về việc dạy học phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là rất quan trọng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện do còn ngại việc, ngại đổi mới, thiếu kiến thức về mặt lí luận , một số đối tượng học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu nên thực tiễn việc dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học chưa đạt hiệu quả cao.
Những yếu tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi thực hiện việc dạy và học nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh qua nội dung bất đẳng thức.
Từ kết quả điều tra thực trạng đã nêu và qua phỏng vấn trực tiếp đối với giáo viên và học sinh lớp 9 chúng tôi xác định:
Những yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề dạy và học phát triển tư duy sáng tạo thông qua khai thác một số bài toán Bất đẳng thức lớp 9
- Ảnh hưởng từ phía giáo viên: Tinh thần trách nhiệm, sự say mê chuyên môn của giáo viên, việc nắm bắt yêu cầu dạy và học phát triển nhằm phát triển tư duy nói chung, tư duy sáng tạo cho học sinh nói riêng thông qua khai thác một số bài toán Bất đẳng thức lớp 9 chưa tích cực.
- Ảnh hưởng từ phía HS: Tinh thần nghiêm túc, chăm chỉ rèn luyện, sự say mê học tập, việc chủ động nắm bắt kiến thức, chủi động thực hiện các hoạt động phát triển tư duy sáng tạo thông qua khai thác các bài toán bất đẳng thức lớp 9 chưa cao.
- Ảnh hưởng từ các cấp quản lý giáo dục: Quan tâm bồi dưỡng giáo viên, học sinh như chưa được chú trọng nhiều đến dạy học phát triển tư duy sáng tạo
Những thuận lợi của giáo viên khi thực hiện dạy học phát triển tư duy sâng tạo cho học sinh thông qua khai thác một số bài toán bất đẳng thức lớp 9:
- Đội ngũ giáo viên luôn tâm huyết, trách nhiệm cao trong công dạy học, giáo viên hầu hết đều nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của việc phát triển tư duy nói chung, tư duy sáng tạo cho học sinh nói riêng; Học sinh luôn được sự quan tâm của gia đình, thầy cô trong công tác giáo dục nên ý thức học tập, rèn luyện tốt. Học sinh nhận thức đúng đắn về vấn đề học tâpj nhằm phát triển tư duy, hoàn thiện bản thân, sãn sàng thực hiện các hoạt động học tập, rèn luyện nhằm phats triển tư duy sáng tạo.
- Trong bối cảnh đổi mới giáo dục các cấp, các trường phổ thông rất quan tâm tới vấn đề rèn luyện, phát triển các phẩm chất, năng lực trư duy cho học sinh. Bởi vậy, tư tưởng và quan điểm chỉ đạo trong phát triển tư duy ní chung, tư duy sáng tạo nói riêng trong các trường THCS học đảm bảo tính thông suốt, nhất quán, thuận lợi cho việc thực hiện công tác này của giáo viên.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu phát triển năng lực của chương trình môn Toán lớp 9 cũng thể hiện rõ những yêu cầu phát triển năng lực tư duy của học sinh đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn đổi mới.
- Các nội dung kiến thức về Bất đẳng thức lớp 9 gồm nhiều mạch kiến thức toán học xuyên suốt từ các lớp dưới, tạo nên hệ thống công cụ thuận lợi cho việc khai thác sâu các bài toán trong quá trình dạy học
Những khó khăn của giáo viên khi thực hiện dạy học phát triển tư duy sáng tạo thông qua khai thác một số bài toán bất đẳng thức lớp 9
- Khó khăn trong thiết kế các hướng khai thác bài tập bát đẳng thức chuyên sâu nhằm phát triển tư duy và các năng lực của học sinh;
- Khó khăn trong việc kết nối các yếu tố thành phần của tư duy sáng tạo của học sinh với các cách thiết kế, khai thác bài tập
- Việc đảm bảo tính thường xuyên từ lựa chọn kiến thức, thiết kế nội dung, lựa chọn và phong phú hóa hình thức tổ chức, phối hợp các phương pháp - kĩ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá,…theo quan điểm coi trọng khai thác sâu các bài toán đòi hỏi người giáo viên cần nhiều thời gian công sức và theo hệ thống ….
- Khó khăn trong việc điều khiển thời gian dạy học, khó khăn trong đổi mới tổ chức dạy học, đổi mới kỹ thuật dạy học, đổi mới phương pháp dạy học.
- Khó khăn trong việc gây hứng thú, sự tích cực, chủ động thực hiện các hoạt động học tập nhằm khai thác sâu bài toán theo các hướng khác nhau.
Nguyên nhân của thực trạng:
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy hạn chế trên bởi do một số nguyên nhân sau:
- Một bộ phần GV còn ngại đổi mới, ngại tìm hiểu, chưa thực sự dạy học bằng đam mê, nhiệt huyết.
- Hoạt động khai thác bài toán còn mất khá nhiều thời gian do đó một số giáo giáo viên còn ngần ngại khi tổ chức thực hiện các hoạt động này.
- Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển các thành phần tư duy sáng tạo cho học sinh. Do vậy, chưa phát huy được hết hiệu quả của việc dạy học các chủ đề kiến thức tiềm năng cho việc phát triển ở học sinh loại hình tư duy này.
- Đối với các HS thuộc diện khá giỏi thì các có hứng thú khi học tập theo cách tác động của giáo viên về khai thác bài toán. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh còn có thái độ học tập không đúng đắn, các em không chịu suy nghĩ nên hiệu quả rèn xoay quanh việc khai thác các bài toán còn hạn chế.
- Giáo viên bị áp chế về thời lượng của chương trình nên việc quan tâm chuyên sâu cho khai thác bài toán nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh còn hạn chế. Hơn nữa, giáo viên còn hạn chế trong kinh nghiệm tổ chức giờ dạy học theo hướng khai thác sâu các bài toán nói chung, khai thác bài toán bất đẳng thức nói riêng. Do vậy, họ chưa tận dụng tối đa mọi cơ hội để thực hiện hoạt động này trong dạy học.
- Giáo viên còn thiếu các tài liệu định hướng về dạy học phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua khai thác nội dung môn Toán nói chung, khai thác một số bài toán bất đẳng thức lớp 9 theo các mạch kiến thức nói riêng nên việc thực hiện nhiệm vụ phát triển tư duy cũng như sáng tạo cho học sinh trong dạy học còn hạn chế.
- Việc chỉ đạo chuyên môn của các trường chưa quan tâm sâu sắc đến việc chỉ dẫn các hoạt động chuyên môn nhằm đi sâu phát triển các loại hình tư duy cho học sinh.
Đánh giá chung: Hầu hết giáo viên cũng đã nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển tư duy nói chung, tư duy sáng tạo nói riêng cho học sinh. Tuy nhiên, số lượng giáo viên quan tâm thực hiện nhiệm vụ này chưa nhiều. Đặc biệt, khi tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học phát triển tư duy sáng tạo thì giáo viên và học sinh còn gặp một số khó khăn: Khó khăn trong thiết kế các hướng khai thác bài tập chuyên sâu nhằm phát triển các yếu tố thành phần của tư duy sáng tạo của học sinh; khó khăn trong việc kết nối các yếu tố tư duy sáng tạo của học sinh với các cách thiết kế, khai thác bài tập,…. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là một bộ phận giáo viên ngại đổi mởi, chưa thực sự nhiệt huyết cao với chuyên môn. Hơn nữa, giáo viên còn thiếu lí luận, thiếu tài liệu hướng dẫn, định hướng việc dạy học phát triển tư duy sáng tạo qua việc khai thác các bài toán Bất đẳng thức lớp 9 cho học sinh trong suốt quá trình dạy học...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tư duy sáng tạo là một trong những loại hình tư duy quan trọng cần thiết đối với học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Phát triển tư duy sáng tạo cho HS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm đảm bảo yêu cầu, mục tiêu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.
Ở chương này luận văn đã thể hiện rõ được khái niệm về tư duy, tư duy sáng tạo, đã nêu lên được các yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo, vận dụng tư duy biện chứng để phát triển tư duy sáng tạo đồng thời nêu lên được triển vọng của việc dạy học chủ đề “Bất đẳng thức” trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
Phát triển tư duy sáng tạo cho HS được thực hiện qua các cách thức tác động nhằm tạo nên sự nhuần nhuyễn, tinh tế, linh hoạt, sáng tạo của HS trong giải quyết các nhiệm vụ về học tập. Các vấn đề được khai thác sâu theo những hướng khác nhau đối với bài tập về bất đẳng thức có nhiều tiềm năng cho việc phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh THCS.
Qua quá trình khảo sát việc dạy học phát triển tư duy sáng tạo ở một số trường THCS hiện nay chúng tôi thấy: đa số giáo viên đều ý thức được việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, thực tế số giáo viên đã chú trọng thực hiện phát triển các thành phần năng lực tư duy và sáng tạo cho HS trong dạy học môn Toán lại chưa nhiều. Đặc biệt, khi thực hiện phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS thông qua khai thác các bài toán bất đẳng thức thì giáo viên đã gặp một số khó khăn như: Khó khăn trong thiết kế các hướng khai thác bài tập bất đẳng thức chuyên sâu nhằm phát triển các năng lực của HS; khó khăn gặp phải trong việc kết nối các yếu tố về tư duy sáng tạo của HS với các cách thiết kế, khai thác hay mở rộng các bài tập,…Một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trên là do giáo viên còn thiếu những tài liệu định hướng về dạy học và phát triển khả năng tư duy sáng tạo thông qua khai thác nội dung môn Toán nói chung, khai thác một số bài toán bất đẳng thức lớp 9 theo mạch kiến thức nói riêng trong toàn bộ quá trình dạy học.
Việc phát triển tư duy sáng tạo cho HS trong quá trình dạy học là việc làm