Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm
3.4.2. Phân tích, đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm
học kì 1 năm học 2018 - 2019
Lớp Sĩ số
Kết quả học tập học kì 1 2018 - 2019 Giỏi, khá
Số HS %
TN : 9T1 10 10 100
ĐC: 9T2 10 10 100
- Từ bảng trên cho thấy học lực của HS của 2 lớp là tương đương nhau.
- Sau khi tiến hành tổ chức dạy thực nghiệm, qua kết quả thăm lớp dự giờ, chúng tôi ghi nhận sự tiến bộ trong học tập của các em HS trong lớp thực nghiệm.
Kết quả cụ thể được thể hiện:
Bảng 2: Kết quả quan sát việc tự lực tham gia khai thác bài toán của HS
Biểu hiện tính tích cực của HS TN
(10)
ĐC (10) 1. Số lượt HS biết giải bài toán khai thác bằng biện pháp 1, biết
cách khai thác bài toán mới theo biện pháp 1
85% 40%
2. Số lượt HS biết giải bài toán khai thác bằng biện pháp 2, biết cách khai thác bài toán mới theo biện pháp 2
84% 43%
3. Số lượt HS biết giải bài toán khai thác bằng biện pháp 3, biết cách khai thác bài toán mới theo biện pháp 3
92% 42%
4. Số lượt HS biết giải bài toán khai thác bằng biện pháp 4, biết cách khai thác bài toán mới theo biện pháp 4
88% 55%
5. Số lượt HS biết giải bài toán khai thác bằng biện pháp 5, biết cách khai thác bài toán mới theo biện pháp 5
94% 60%
Thông qua bảng 2 ta nhận thấy:
- Số lượt HS biết giải bài toán khai thác bằng biện pháp 1, biết cách khai thác bài toán mới theo biện pháp 1 ở lớp TN là 85% , lớn hơn 40% ở lớp ĐC
- Số lượt HS biết giải bài toán khai thác bằng biện pháp 2, biết cách khai thác bài toán mới theo biện pháp 2 ở lớp TN là 84% , lớn hơn 43% ở lớp ĐC
- Số lượt HS biết giải bài toán khai thác bằng biện pháp 3, biết cách khai thác bài toán mới theo biện pháp 3 ở lớp TN là 92%, lớn hơn 42% ở lớp ĐC
- Số lượt HS biết giải bài toán khai thác bằng biện pháp 4, biết cách khai thác bài toán mới theo biện pháp 4 ở lớp TN là 88% , lớn hơn 55% ở lớp ĐC
- Số lượt HS tham gia giải quyết các biện pháp và số lượt HS đề xuất được giải pháp phát triển tư duy sáng tạo của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC, cho thấy được tính hiệu quả của việc giảng dạy có định hướng phát triển tư duy sáng tạo cho HS.
Bảng 3: Kết quả điểm bài kiểm tra của HS
Điểm <5 5 6 7 8 9 10
Số lượng
TN 0 4 4 4 4 2 2
ĐC 0 4 6 6 2 2 0
Tỉ lệ
%
TN 0 20 20 20 20 10 10
ĐC 0 20 30 30 10 10 0
Biểu đồ 1: Biểu đồ cột về kết quả điểm số của HS
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Yếu, kém TB Khá Giỏi
9T1 9T2
Bảng 4: Bảng tổng hợp chung
Bài kiểm
tra
Các tham số chung
Điểm TB Phương sai Độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên V (%)
TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
Số 1 6.8 6.4 2.76 1.64 1.66 1.28 23.7 28.9
Số 2 7.4 6.8 2.04 1.46 1.43 1.20 23.4 31.4
Tổng
hợp 7.1 6.6 2.49 1.44 1.58 1.20 23.6 30.1
Thông qua bảng số liệu trên ta có những nhận xét sau:
- Lớp TN có 20/20 (100%) đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó 14/20 (70%) đạt khá, giỏi. Lớp ĐC có 20/20 (70%) đạt từ trung bình trở lên, trong đó 10/20 (50%) đạt loại khá, giỏi.
- Lớp TN có điểm trung bình là 7.1, lớn hơn lớp ĐC có điểm TB là 6.6, chứng tỏ điểm TB của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
- Phương sai, độ lệch chuẩn của lớp TN 2,49 và 1.58, cao hơn của lớp ĐC 1.44 và 1.2 chứng tỏ độ đồng đều của nhóm ĐC cao hơn nhóm TN, hay ĐC giải toán của lớp thực nghiệm đều hơn.
Nhận xét: Qua kết quả thống kê trên ta thấy các biện pháp sư phạm được xây dựng là khả thi, hợp lí và bước đầu của việc dạy học theo hướng phát triển tư suy sáng tạo cho HS là thành công.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sau khi xác định được mục đích, nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 9H trường THCS Văn Lang-TP Việt Trì-Tỉnh Phú Thọ. Quá trình thực nghiệm đã cho thấy:
- Về mặt định tính: Các cách thức khai thác bài toán đảm bảo sự hấp dẫn và phong phú, đa dạng về nội dung, HS thực sự có hứng thú khi tham gia vào quá trình học tập các nội dung về bất đẳng thức lớp 9 với các phương thức khai thác bài toán.
Học sinh đã quan tâm nhiều tới việc tự phát hiện ra vấn đề, đề xuất những cách thức giải quyết vấn đề, lập ra được kế hoach giải quyết vấn đề, lựa chọn ra các phương án tối ưu nhất để từ đó thực hiện giải quyết được các vấn đề. Đặc biệt, HS có sự nhạy bén , linh hoạt, uyển chuyển trong việc đề xuất ra các hướng mở rộng, thu hẹp, đặc biệt hóa, khái quát hóa bài toán, tìm ra cách giải bài toán theo những cách khác nhau.
- Về mặt định lượng: Qua so sánh, chất lượng dạy học một số bài thực nghiệm cho thấy: Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt đáp ứng yêu cầu giải quyết vấn đề toán học của nhóm thực nghiệm cao.
Từ kết quả thử nghiệm tôi có thể khẳng định:
+ Các biện pháp mà luận văn đề xuất có thể thực hiện được trong quá trình dạy học các nội dung bất đẳng thức cho học sinh lớp 9;
+ Thực hiện các biện pháp đã đề xuất thực sự góp phần phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, đồng thời nâng cao được hiệu quả dạy học toán THCS nói chung, hiệu quả dạy học chủ đề bất đẳng thức cho học sinh khá giỏi lớp 9 nói riêng.
Các biện pháp đã đề xuất có thể thực hiện được trong quá trình dạy học nội dung bất đẳng thức cho học sinh lớp 9. Điều này đã được xác nhận bởi giáo viên dạy thực nghiệm. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện các ý tưởng đã nêu trong các biện pháp dưới hình thức hướng dẫn học sinh tự học sẽ mang lại kết quả cao hơn.
Tóm lại, kết quả thực nghiệm cho thấy giả thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu đã được kiểm nghiệm, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp bước đầu được khẳng định.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua quá trình thực hiện đề tài, luận văn đã đưa ra được một số kết luận sau:
- Làm rõ các vấn đề lí luận về tư duy, tư duy sáng tạo, các định hướng khai thác bài toán bất đẳng thức nhằm phát triển tư duy sáng tạo. Từ đó làm cơ sở khoa học để định hướng việc dạy học chủ đề này nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho HS.
- Luận văn đã xây dựng được một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho HS khi DH nội dung bất đẳng thức theo tinh thần đi vào khai thác các bài toán. Các biện pháp sư phạm đã trình bày thể hiện rõ những cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong việc tổ chức thực hiện phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, phù hợp với đặc thù môn học.
- Tiến hành dạy thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong đề tài.
Đóng góp mới chủ yếu của luận văn cho chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán là luận án đã xây dựng được các biện pháp phát triển tư duy sấng tạo ho học sinh lớp 9 thông qua khai thác các bài toán bất đẳng thức. Các kết quả đó đã góp phần làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của một nhiệm vụ quan trọng của Lý luậnvà Phương pháp dạy học bộ môn, hơn nữa một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục toán học tại các trường phổ thông hiện nay..
Có thể sử dụng cách thức thực hiện các biện pháp đã trình bày trong luận văn để tiến hành khai thác các bài toán hình học, số học đối với các lớp của cấp học phổ thông. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viê các trường phổ thông trong việc dạy học chú trọng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW).
[2]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Toán.
[3]. Võ Quốc Bá Cẩn- Trần Quốc Anh, Bất đẳng thức và những lời giải hay, Nxb Hà Nội.
[4]. Võ Quốc Bá Cẩn-Trần Quốc Anh (2008), Sử dụng bất đẳng thức Cauchy-Shwarz trong chứng minh, Nxb Đại học Sư phạm.
[5]. Hoàng Chúng (1969), Phát triển khả năng sáng tạo toán học ở trường phổ thông. Nxb Giáo dục Hà Nội.
[6]. Phan Đức Chính – Tôn Thân – Nguyễn Huy Đoan-Phạm Gia Đức-Trương Công Thành-Nguyễn Duy Thuận (2015), Toán 9 (tập môt), Toán 9 (tập hai), Nhà xuất bản Giáo dục.
[7]. Phan Đức Chính – Tôn Thân – Nguyễn Huy Đoan-Phạm Gia Đức-Trương Công Thành-Nguyễn Duy Thuận (2015), Bài tập-Toán 9 (tập môt), Bài tập-Toán 9 (tập hai), Nhà xuất bản Giáo dục.
[8]. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông.
[9]. Vũ Cao Đàm (1995), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Văn Dũng-Võ Quốc Bá Cẩn, Phương pháp giải toán bất đẳng thức và cực trị, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[11]. Phạm Gia Đức, Phạm Văn Hoàn : Rèn luyện kỹ năng công tác độc lập cho học sinh qua môn toán. Nhà xuất bản giáo dục, HN 1967
[12]. Nguyễn Hữu Điển (2003), Sáng tạo trong giải toán phổ thông.
[13]. Phạm Kim Hùng, Sáng tạo bất đẳng thức, Nxb Tri Thức.
[14]. Nguyễn Bá Kim (2014), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm.
[15]. Trần Ngọc Lan-Chủ biên, Chương Thị Tố Mai, Rèn luyện tư duy cho học sinh trong dạy học Toán bậc tiểu học, NXB Trẻ.
[16]. Nguyễn Quang Lạc (1995), Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông, Đại học Vinh.
[17]. Phan Thị Luyến (2008), Phát triển tư duy phê phán của học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Phương trình và bất phương trình. Luận án tiến sĩ giáo dục, Hà nội.
[18]. Nguyễn Vũ Lương, Các bài giảng về bất đẳng thức Cauchy, Nxb DHQG Hà Nội.
[19]. Hoàng Văn Minh-Trần Đình Thái, Tuyển chọn các đề thi học sinh giỏi THCS môn Toán, Nxb DHQG Hà Nội.
[20]. Bùi Văn Nghị (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004 - 2007) Toán học. Nxb Đại học sư phạm.
[21]. Bùi Văn Nghị (2006), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
[22]. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội..
[23]. Trần Phương- Võ Quốc Bá Cẩn- Trần Quốc Anh, Vẻ đẹp bất đẳng thức trong các kỳ thi Olympic, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[24]. Trần Phương (2010), Những viên kim cương trong bất đẳng thức , Nxb Tri Thức.
[25]. G. Polya (1997), Sáng tạo toán học, Nhà xuất bản Giáo dục.
[26]. G. Pôlia (1968). Toán học và những suy luận có lý. Nxb Giáo dục.
[27]. Nguyễn Tất Thành, Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua thiết kế và sử dụng hệ thống bài toán tính thể tích khối đa diện và khối tròn xoay ở lớp 12, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục-2018.
[28]. Tôn Thân (1995), Xây dựng câu hỏi và bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá và giỏi Toán ở trường Trung học cơ sở Việt Nam. Viện Khoa học Giáo dục.
[29]. Tôn Thân (2003), Rèn luyện tư duy cho chọ sinh trong dạy học môn toán, Bài giảng dành cho học viên cao học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
[30]. Tạp trí Toán học và tuổi trẻ, Nxb Giáo dục.
[31]. Tạp trí Toán tuổi thơ, Nxb Giáo dục.
[32]. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Tập cho học sinh giỏi Toán làm quen dần với nghiên cứu Toán học, Nxb Giáo dục.
[33]. Chu Cẩm Thơ (2015), Phát triển tư duy thông qua dạy học môn toán ở trường phổ thông. Nxb Đại học sư phạm.
[34]. Hoàng Văn Vinh-Trần Đình Thái(2009), Tuyển chọn đề thi HSG THCS môn Toán- Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
[35]. Nguyễn Như Ý (1999), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà nẵng.
Phú Thọ, ngày tháng năm 2019 Giảng viên hướng dẫn
TS. Phan Thị Tình
Học viên cao học
Bùi Hải Quang
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VỀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
Kính gửi Thầy (Cô):
Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài: “Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 9 thông qua khai thác các bài toán về bất đẳng thức”.
Nhằm phục vụ cho nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng việc nắm bắt các vấn đề lí luận về tư suy sáng tạo và thực tiễn việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 9 của giáo viên toán ở trường THCS. Xin quý Thầy (Cô) vui lòng cho chúng tôi những ý kiến về vấn đề này. Ý kiến của Thầy (Cô) chỉ nhằm mục đích phục vụ việc nghiên cứu đề tài, không phục vụ mục đích nào khác.
Câu 1: Theo thầy (Cô), tư duy sáng tạo là (Thầy (Cô) chọn 1 đáp án Thầy (Cô) cho là đúng nhất):
A. Là khả năng sáng tạo ra những lời giải mới trong học tập B. Là ý thức thực hiện những sự sáng tạo
C. Là một loại hình tư duy đặc trưng bởi hoạt động và suy nghĩ nhận thức mà những hoạt động nhận thức ấy luôn theo một phương diện mới, giải quyết vấn đề theo cách mới và vận dụng trong hoàn cảnh mới
D. Là sự tích cực tìm ra cái mới, cách giải quyết cái mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có .
Câu 2: Thầy (Cô) lựa chọn mức độ về tầm quan trọng của việc rèn luyện các thành phần yếu tố của tư duy sáng tạo sau của học sinh:
STT Thành phần Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
1 Học sinh dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác
2 Tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau”
3 Tìm và quyết định phương thức giải quyết lạ hoặc duy nhất”
4 Lập kế hoạch, phối hợp các ý nghĩ và hành
động, phát triển ý tưởng, kiểm tra và chứng minh ý tưởng 5 Nhanh chóng phát hiện ra vấn đề, mâu thuẫn, sai lầm, sự thiếu lôgíc
Câu 3: Khi dạy học chủ đề bất đẳng thức cho học sinh 9, Thầy (Cô) có quan tâm việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh không ? (Thầy (Cô) chọn 1 đáp án ):
A. Không bao giờ quan tâm B. Rất hiếm khi quan tâm C. Thỉnh thoảng có quan tâm D. Thường xuyên quan tâm
Câu 4: Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về hứng thú, mức độ tham gia của HS khi thực hiện các hoạt động học tập để phát triển tư duy sáng tạo mà thầy cô đã thực hiện (Thầy (Cô) chọn 1 đáp án ):
A. Rất hứng thú
B. Có hứng thú nhưng không nhiều C. Không hứng thú
Câu 5: Thầy (Cô) nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học phát triển tư duy sáng tạo của học sinh ở mức độ nào? (Thầy (Cô) chọn 1 đáp án ):
A. Rất quan trọng B. Quan trọng
C. Không quan trọng lắm D. Không quan trọng
Câu 6: Thẩy (Cô) đánh giá như thế nào về mức độ quan trọng của các biện pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh khi khai thác sâu các nội dung bài toán trong dạy học
STT Biện pháp thực hiện
Quan trọng Bình thướng Không quan trọng 1 Tăng cường việc
khái quát hóa, đặc
biệt hóa, lật ngơic vấn đề khi thực hiện giải bài tập 2 Thu hẹp, mở rộng,
thay đổi giả thiết, bổ sung điều kiện để xây dựng các bài toán mới 3 Gắn nội dung bài
học với các yếu tố thực tiễn, nhìn nhận sự phong phú hóa của các ứng dụng thực tiễn với nội dung bài học 4 Sử dụng linh hoạt
các bất đẳng thức để nhận diện, giải các bài toán về cực trị và bất đẳng thức trong các đề thi HSG, thi vào lớp 10 THPT chuyên, thi THPT Quốc gia.
Câu 8: Thầy (Cô) cho biết cách các thầy cô đã làm để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học nội dung về bất đẳng thức:
...
...
...
...
...
...
Trân trọng cảm ơn quý Thầy (Cô)!
PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho học sinh)
Em hãy khoanh vào đáp án phù hợp với em (mỗi câu chọn một đáp án):
Câu 1: Em hãy cho biết mức độ yêu thích của em khi học phần Bất đatrửng thức tong môn Toán
A. Rất thích
B. Không thích lắm
C. Hoàn toàn không thích
Câu 2: Theo em, mức độ quan trọng về nội dung bất đẳng thức trong chương trình môn Toán trong cuộc sống của em ?
A. Rất quan trọng
B. Không quan trọng lắm C. Không quan trọng chút nào
Câu 3: Trong quá trình dạy các em giải bài tập về bất đẳng thức, thầy cô giáo của các em có hay tạo cho các em những tình huống gay cấn cần giải quyết:
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ
Câu 4: Khi tạo cho các em những tình huống gay cấn cần giải quyết, các thầy cô thường tổ chức cho các em giải quyết vấn đề như thế nào:
A. Thầy cô hướng dẫn cho chúng em cách làm B. Thầy cô tự làm rồi chúng em ghi chép,
C. Thầy cô yêu cầu cá nhân chúng em tự thực hiện yêu cầu
D. Thầy cô cho chúng em hoạt động nhóm để tìm cách thực hiện yêu cầu