5. Bố cục của khoá luận
1.2 Văn hoá kinh doanh trong khách sạn
1.2.4 Các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh trong khách sạn
Và đây cũng là cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, xử phạt, phổ biến các giá trị, chuẩn mực của khách sạn.
Nhân tố thứ hai phải kể đến đó là cơ sở vật chất, kiến trúc của khách sạn.
Những yếu tố thẩm mỹ này đã làm tăng tính đặc thù của văn hoá kinh doanh, là phương tiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường.
Để cấu thành nên văn hoá kinh doanh yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là yếu tố quyết định. Trong không gian kinh tế tri thức yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Văn hoá làm cho yếu tố đó trở thành có chất lượng, liên kết và nhân lên siêu cấp các giá trị riêng lẻ của mỗi người và trở thành nguồn lực vô tận của mỗi quốc gia. Văn hoá kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ. Có thể nói yếu tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Bắt đầu từ những nhân tố cá nhân để làm nên các mối quan tương hỗ nhau trong quá trình làm việc và thông qua các yếu tố đó các nhân viên làm việc và tuân theo
triết lí kinh doanh chung của khách sạn. Đoàn kết, sáng tạo vì sự phát triển chung của khách sạn, chúng nhờ có quá trình kinh doanh và nhờ vào mối quan hệ của các cá nhân trong doanh nghiệp mà yếu tố văn hoá được cấu thành và ở đó được duy trì, phát triển như một chiến lược của doanh nghiệp.
Các hoạt động kinh doanh trong khách sạn cũng là một yếu tố góp phần hình thành văn hoá kinh doanh, quá trình hoạt động này hình thành nên các quan hệ bên trong (mối quan hệ giữa các thành viên trong khách sạn) và mối quan hệ cộng đồng bên ngoài (giữa các nhân viên với khách hàng, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác). Khách hàng có thể cảm nhận rõ nhất yếu tố văn hoá kinh doanh trong khách sạn thông qua việc sử dụng các dịch vụ:
ăn, ở, lưu trú và các dịch vụ bổ sung khác… đó chính là môi trường đánh giá tính văn hoá của khách sạn.
*Tiểu kết:
Như vậy văn hoá kinh doanh được hiểu là các giá trị những yếu tố văn hoá được tạo ra do quá trình kinh doanh khách sạn, nó tạo ra bản sắc riêng biệt cho khách sạn và tác động tới lí trí, tình cảm, hành vi của tất cả các thành viên, là tiền đề cho mọi kế hoạch chính sách và mọi hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó chúng ta gắn kết lại với nhau tạo nên sự chi phối mạnh mẽ làm bộc lộ hết khả năng của nhân viên.
Văn hoá kinh doanh trong khách sạn nhằm mục đích tạo ra nguồn nội lực vững chắc cho việc liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng giá bán một cách hợp lí, giảm thiểu các chi phí kinh doanh, mà hơn nữa đó là điều kiện quyết định để có thể huy động cao nhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việc tập trung xây dựng thương hiệu của khách sạn. Mục tiêu cuối cùng chính là một hiệu quả kinh doanh bền vững, hay nói cách khác là việc thu lợi nhuận lâu dài.
Bản chất của văn hoá kinh doanh khách sạn là việc vận dụng các yếu tố văn hoá vào trong hoạt động của khách sạn làm cho hoạt động kinh doanh trở nên có văn hoá. Cùng với sự phát triển của khách sạn nó tạo ra những chuẩn
mực, các giá trị văn hoá riêng của doanh nghiệp mang tính đặc thù.
Nhận rõ vai trò quan trọng của yếu tố con người trong việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Các chủ thể doanh nghiệp đã có những chính sách nhằm phát huy tối đa nguồn lực con người, tạo ra sự điều tiết, tác động tới các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau cả tầm vĩ mô lẫn vi mô nhằm góp phần hình thành nên một môi trường sản xuất kinh doanh theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố thiết yếu mà giới doanh nghiệp nước ta đang hướng tới. Lợi nhuận sẽ tăng theo đạo đức nếu người kinh doanh hiểu được “Văn minh làm giàu và nguồn gốc của cải”.