Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao yếu tố văn hoá trong kinh
3.3 Một số đề xuất nhằm nâng cao yếu tố văn hoá trong kinh doanh tại Sao Biển
3.3.3 Đưa các yếu tố kiến trúc mỹ thuật và văn hoá Việt vào trong khách sạn
Mặc dù khách sạn Sao Biển luôn chú trọng đến việc đưa các yếu tố văn hoá Việt vào trong tất cả các các yếu tố bên trong và bên ngoài khách sạn như: kiến trúc mỹ thuật, trang phục, hệ thống quản lý điều hành… Nhưng nhìn chung các yếu tố này vẫn mang tính mờ nhạt chưa thực sự tạo ra sự nổi trội, độc đáo riêng có của khách sạn.
Xét về khía cạnh nào đó các yếu tố văn hoá phương Đông và phương Tây được đan xen hoà quyện làm một trong Sao Biển. Nhưng các yếu tố này chỉ mang tính nhỏ lẻ, thêm thắt, chưa thực sự tạo ra phong cách độc đáo mang đậm dấu ấn văn hoá. Chính vì thế khách sạn nên đưa nhiều yếu tố văn hoá Việt vào trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, tô đậm nó, biến nó thành
một điểm nhấn trong khách sạn. Khách sạn cần làm sao để chung hoà các thiết bị, vật dụng hiện đại trong khách sạn mà vẫn có những đường nét màu sắc, đường nét trang trí mang phong cách truyền thống của văn hoá phương Đông cụ thể hơn là nét Việt Nam
Khu vực đai sảnh:
Đây là bộ mặt của toàn khách sạn và cũng là nơi tạo ấn tượng đầu tiên với khách. Chính vì vậy việc trang trí để tạo ra một phong cách riêng cho khu vực này là rất cần thiết. Có thể tăng thêm ấn tượng cho khách bằng cách bố trí một tủ nhỏ trong quầy bán hàng lưu niệm là những món quà cho khách tự chọn, đó là những món quà nhỏ mang đậm phong cách Việt Nam như: búp bê nhỏ trong trang phục áo dài, áo tứ thân, những chiếc nón huế, những chiếc khăn thổ cẩm, mô hình nhà sàn của người dân tộc thiểu số, hay tượng cậu bé trên lưng trâu, những con chuồn chuồn tre…Điều đó sẽ làm khách cảm thấy thích thú vì những món quà nhỏ nhưng đấy ý nghĩa, đồng thời qua đó có thể quảng bá cho du khách nước ngoài hình ảnh một đất nước Việt Nam thanh bình, dịu dàng. Để tăng ấn tượng cho khách, khách sạn nên bày bán các hàng hoá mang đậm bản sắc dân tộc nhiều hơn tại quầy hàng lưu niệm như tranh Đông Hồ, lụa Hà Đông, đồ dùng, vật dụng bằng tre, đèn lồng…
Nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo ra phong cách cho khu vực đại sảnh chính là hình ảnh con người, đó chình là những nhân viên của khu vực này. Nhìn chung chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên khu vực đại sảnh nói chung và nhân viên lễ tân nói riêng tương đối tốt song khách sạn vẫn phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hơn nữa, vừa bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế thông lệ, vừa mang đậm bản sắc dân tộc. Nghĩa là các nhân viên lễ tân phải là những người đại diện tiêu biểu cho phẩm chất con người Việt Nam chú không chỉ là những người thi hành nhiệm vụ.
Trong những ngày lễ đặc biệt, các nhân viên ở khu vực này nên có sự cách tân trong trang phục như vây sẽ tạo ra sự mới mẻ, độc đáo, tạo ấn tượng cho khách đến. Các nhân viên nữ có thể mặc áo tứ thân, áo bà ba, đầu vấn
khăn, các nhân viên nam mặc áo the khăn xếp. Với hình ảnh những cô gái mặc áo mớ ba mớ bẩy, đầu vấn khăn miệng tươi cười, thân thiện sẽ làm khách thấy thoải mái, thích thú.
Trong thời gian khách mới đến khách sạn, trong quá trình làm thủ tục và ngồi nghỉ tại sảnh, có thể mời khách ấm trà sen dân tộc, trà hoa nhài … đó là những cử chỉ quan tâm rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, có thể tạo ra những hiệu quả bất ngờ, để lại dấu ấn trong lòng khách hàng
Buồng phòng
Phòng nghỉ của khách sạn cần phải tạo không gian phù hợp với thói quen tiêu dùng của thị trường khách hàng mục tiêu tạo cho họ cảm giác ấm cúng, gần gũi, quen thuộc, khách nào văn hoá đó. Khách sạn cần tìm ra giải pháp để khách thich nghi phòng như việc tạo ra mùi hương tự nhiên trong phòng bằng các loại nước hoa nhẹ mùi với mùi hương hoa tự nhiên, hay đặt bông hoa hồng tươi lên gối trong phòng nghỉ trước khi đón khách. Để tạo lên một không gian ngơi phản phất yếu tố văn hoá truyền thống mà vẫn sang trọng, lịch lãm cũng như xây dựng hình ảnh về đất nước Việt Nam trong tâm trí khách hàng, khách sạn nên có thêm một số những chi tiết nhỏ như treo đèn lồng trong phòng; thêu các hoạ tiết hình sen, trúc, mai ở gối tựa, tấm phủ giường, thảm trang trí trên giường; rèm cửa chọn những hoạ tiết hoa văn tiêu biểu của phương Đông
Hiện nay khách sạn đang chú trọng vào thị trường khách mục tiêu là người Nhật và Hàn Quốc, khách sạn cố gắng thu hút nguồn khách ở dài hạn chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp. Vì vậy khách sạn cần tích cực hơn nữa trong việc tìm hiểu những nét đặc trưng sở thích của các đối tượng khách ở thị trường mục tiêu để thoả mãn một cách tối đa nhất nhu cầu của họ, tạo ra những ấn tượng khách lâu dài để thu hút đối tượng khách tiềm năng này.
Cây xanh cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm mỹ của khách sạn, cho nên khu vực ban công phòng ngủ khách sạn cần được bài
trí thêm cây cảnh làm cho phòng thêm diu dàng, tránh sự đơn điệu, tạo cho khách cảm giác sống giữa thiên nhiên rất dễ chịu, thoải mái.
Phòng ăn
Để tạo cảm giác mới lạ, khách sạn nên thưỡng xuyên thay đổi cách bày trí tranh ảnh, món ăn, bàn ghế sao cho phù hợp. Khách sạn có thể tổ chức những bữa tiệc nấu món ăn truyền thống, phục vụ trong không gian dân tộc với những chương trình đặc sắc mang đậm nét văn hoá dân tộc. Vào những dịp lễ hội lớn của thành phố, khách sạn có thể tổ chức các bữa tiệc ngoài trời tạo ra không gian thư giãn mới lạ cho khách hàng.
Nói chung tất cả những đường nét, hình dáng, màu sắc, âm thanh đều có ảnh hưởng nhất định đến trạng thái tâm lý của khách. Bởi vậy khi thiết kế cách trang trí khách sạn cần cố gắng tạo ra sự hấp dẫn, thoả mãn tâm lý khát khao cái mới lạ của khách nhưng đồng thời cũng phải chú ý về những đặc điểm về thói quen, phong tuc tập quán của khách khi đến với khách sạn.
Cả hai nhà hàng Âu và Á đều sử dụng bàn có mặt bằng đá, nhìn rất đẹp, rất phong cách nhưng chưa thực sự khoa học bởi vì mặt bàn thường trải khăn khách không thể nhìn thấy, mặt khác khi tổ chức tiệc nhân viên phải vận chuyển lên xuống rất vất vả. Thiết nghĩ khách sạn nên thay vào đó là những bàn bằng chất liệu mây hay gỗ nhẹ, vẫn tạo được phong cách Á Đông mà lại thuận tiện cho nhân viên khi di chuyển