III. Công tác bảo đảm quân y, 5 kỹ thuật cấp cứu vết thương
2. Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến
2.5. Chuyển thương hỏa tuyến
Chuyển thương ở hỏa tuyến là chuyển thương phải tiến hành ngay trong chiến đấu, trong điều kiện ác liệt, dưới sự uy hiếp của các loại hỏa lực địch. Vì vậy, có những yêu cầu cơ bản đối với chuyển thương hỏa tuyến là: Nhanh chóng đưa thương binh ra khỏi trận địa, không để thương binh bị thương lại. Tùy theo điều kiện địa hình, thời tiết ở vùng chiến trường, tình trạng cụ thể của từng vết
thương, khoảng cách vận chuyển à sử dụng phương tiện tải thương cho phù hợp.
Ví dụ như: Thương binh gãy xương đùi, vết thương cột sống phải vận chuyển bằng cáng cứng.
a. Vận chuyển thương binh bằng tay không
Vận chuyển thương binh bằng tay không (mang vác thương binh bằng tay không) được tiến hành ngay ở trận địa do y tá, cứu thương, bộ đội làm nhằm mục đích đưa thương binh ra khỏi nơi nguy hiểm tới nơi tương đối an toàn, kín đáo như vào hầm, vào giao thông hào, vào nơi có địa hình che khuất, che đỡ, ..
để đợi vận chuyển về tuyến sau. Mang vác thương binh bằng tay không thường do một người làm nên không thể đưa thương binh đi xa được. Một số cách mang vác thương binh bằng tay:
- Đặt thương binh lên đùi và lê nghiêng: Đặt thương binh nghiêng về phía không bị thương. Người mang thương binh nằm nghiêng sau lưng cùng một hướng với thương binh, chân dưới co, chân trên duỗi thẳng. Đặt thương binh nằm trên chân co. Mào chậu của thương binh sát vào trong đùi của người mang thương binh, tay của người mang thương binh ôm thương binh ở ngang nách và kéo sát vào người mình. Lê nghiêng đưa thương binh về khu vực an toàn.
- Bò cõng thương binh trên lưng: Đặt thương binh nằm nghiêng về một bên và người mang thương binh cùng nằm nghiêng áp sát vào lưng vào ngực thương binh. Người mang thương binh chuyển từ tư thế nằm nghiêng sang tư thế nằm sấp. Khi chuyển dùng một tay túm quần thương binh, một tay cầm cổ tay thương binh, dùng hai chân để kéo hai chân thương binh lên. Thu nhặt vũ khí của thương binh, bò theo tư thế bò sấp để vận chuyển thương binh về khu vực an toàn.
- Cõng thương binh trên lưng:
+ Cách thứ nhất: Nhấc người bị thương đứng thẳng dậy, đứng trước mặt thương binh, dùng một tay quàng ngang bụng để đỡ thương binh. Cúi xuống xốc thương binh lên trên lưng, hai bàn tay người mang thương binh nắm lấy nhau ở
dưới đùi thương binh. Kiểu này áp dụng khi thương binh bị gãy xương tay, cột sống, xương chậu.
+ Cách thứ hai: Nhấc người bị thương đứng thẳng dậy, đỡ thương binh bằng cách đặt cánh tay quanh thắt lưng thương binh. Nắm lấy cổ tay thương binh và nâng lên để cho nách của thương binh nằm trên vai của người mang thương binh.
- Vác thương binh trên vai: Áp dụng với những thương binh nhẹ như bị thương vào chân không đi được và trong các trường hợp chết đuối để dốc cho nước chảy ra. Vác thương binh trên vai làm cho thương binh không thoải mái, dễ bị đau, do đó cũng không nên vác lâu.
- Bế thương binh: So với vác, thương binh được bế thoải mái hơn nhưng cũng không mang đi được xa.
- Dìu thương binh: Áp dụng với những thương binh nhẹ, không tự đi được. Cách dìu cụ thẻ là nhấc thương binh đứng lên, dùng một tay nắm lấy cổ tay thương binh (đối diện tay nhau) quàng qua vai; đặt tay vòng qua thắt lưng của thương binh.
b. Vận chuyển thương binh bằng cáng
Vận chuyển thương binh bằng cáng là biện pháp hay được dùng nhất, nó thích nghi với điều kiện của bộ đội và phù hợp với nhiều loại địa hình, đồng thời rất tiện lợi và an toàn. Các loại cáng thường dùng là cáng võng, cáng bạt khiêng tay và một số loại cáng ứng dụng bằng vật liệu tại chỗ khác.
Cáng võng: Bằng đay, bằng võng bạt, bằng dù … trong đó cáng võng bặt (hoặc vải) là loại dùng phổ biến nhất. Cáng võng bạt gồm có võng, dây võng và đòn cáng.
- Võng: Có thể võng đơn hoặc võng kép, loại trang bị phổ biến hiện nay của bộ đội. Nếu là võng kép chỉ nên luồn dây vào một bên, còn một bên kia để thương binh đắp.
- Dây võng: Là loại dây sẵn có trang bị cho bộ đội đi kèm với võng như dây dù, dây sợi xe.
- Đòn cáng: Tốt nhất là tre đặc, cứng, có đường kinh 6 – 7 cm, dài 3 – 3,5m. Trên hai đầu cáng có hai lỗ nhỏ đóng chốt tre cách nhau khoảng 2 -3 cm tạo thành mấu để khi buộc võng không bị trôi võng vào phía trong, thích hợp để vận chuyển. Những thương binh có vết thương như gãy xương đùi, vết thương cột sống …. phải vận chuyển bằng cáng cứng.
Người ta đã cải tiến võng bạt thành càng cứng theo một số cách như sau:
- Đặt một bộ khung tre vào trong cáng võng, độ dài của khung tre tùy thuộc vào kích thước của xương bị tổn thương. Ví dụ: gãy xương cẳng chân, khung tre dài dài khoảng 80cm, rộng 40cm để đặt hai cẳng chân đã cố định từ giữa đùi đến gót chân, gãy xương đùi khung tre phải dài từ gót chân tới nách.
- Khâu thêm vào võng một số đai và con đỉa để có thể luồn nẹp tre vào, biến cáng võng thành cáng cứng. Khi cần sử dụng, luồn kẹp tre vào bộ đai vải rồi đặt lên cáng. Sau khi đẵ đặt thương binh lên cáng, buộc thêm một dây ở giữa để tăng thêm độ cứng cho đai và nẹp, vì bộ đai vải gọn nhẹ nên chuẩn bị trước và trang bị cho các đơn vị.
Cáng bạt khiêng tay: Được sử dụng phổ biến ở bệnh viện. Cấu tạo một cáng bạt gồm một tấm vải bạt làm lòng cáng, đòn cáng (làm bằng nhôm hoặc bằng gỗ), có loại có thể gấp lại được, dùng chân cáng và dây giữ thương binh.
Việc tiêu chuẩn hóa kích thước của cáng là rất cần thiết để có thể chuyển thương binh từ phương tiện vận chuyển này sang phương tiện vận chuyển khác mà không phải chuyển cáng (Khi có điều kiện vận chuyển bằng xe cơ giới). Ngoài hai loại cáng kể trên còn có một số loại cáng ứng dụng khác như cáng tre hình thuyền là loại cáng đan bằng tre cật, hai đầu thon, ở giữa phình trông như cái thuyền; cáng chõng tre; cáng võng đay…
Cáng thương binh bằng cáng võng:
- Đặt thương binh lên cáng: Đặt cáng (chưa luồn đòn cáng) bên cạnh thương binh, hai người tải thương quỳ bên cạnh thương binh, đối diện với cáng.
Luồn tay dưới lưng người thương binh, nhấc thương binh lên và từ từ đưa đặt vào cáng. Buộc dây cáng vào đòn cáng.
- Cáng thương binh: Khi cáng thương binh trên đường bằng, tải thương khiêng cùng vài và bước trái chân nhau để cáng khỏi lắc lư. Cho đầu thương binh đi sau để người khiêng cáng phía sau quan sát được sắc mặt thương binh, nhằm phát hiện các tai biện để kịp thời xử trí. Khi cáng ở địa hình dốc, cố gắng giữ cho đòn cáng thăng bằng hoặc đầu thương binh cao hơn chân. Khi cáng lên dốc, cho đầu thương binh đi trước; khi cáng xuống dốc, đầu thương binh đi sau.
Mỗi tải thương cần có một chiếc gậy chống có chạc ở đầu trên, gậy dài khoảng 1,4 – 1,5m để đỡ đòn cáng khi nghỉ hoặc đổi vai.
PHẦN C. KẾT LUẬN
Công tác hậu cần là công tác được đảng và Nhà nước rất chú trọng xây dựng không những trong thời chiến mà ngay cả thời bình. Chúng ta cần chú trọng công tác này hơn trong lúc chúng ta dang hội nhập và hoà mình vào nhịp đập của thế giới. Chúng ta luôn phải đối mặt với những kẽ thù, đặc biệt là chiến lược diễn biến hoà bình bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch vì vậy công tác hậu cần vững mạnh trong giai đoạn hiện nay cần được đặt lên hàng đầu. Chúng ta cũng không quên rèn luyện công tác cấp cứu đầu tiên vết thương chiến tranh, chuẩ bị tốt mọi mặt sẵn sàng tham gia chiến đấu trong mọi tình huống khi chiến tranh x ảy ra.
Qua đề tài này tôi mong muốn góp phần làm rõ được những đặc điểm chung về công tác hậu cần và cách cấp cứu đầu tiên vết thương chiến tranh.
Trong quá trình làm còn có nhiều sai sót em mong thầy bổ xung và sữa chữa để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình : Quân sự chung và công tác bảo đảm tập 2 2. Giáo trình : Quân sự chung và công tác bảo đảm tập 3 3. Các tạp chí, báo quân đội
4. Trang web: http//:violet.com.vn