Đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Những vấn đề về cơ cấu đầu tư tại Việt Nam và việc thiết lập lại cơ cấu đầu tư tại Việt Nam pdf (Trang 38 - 40)

III. CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO VÙNG, LÃNH THổ.

I.2.2Đầu tư trực tiếp nước ngoà

KINH TẾ VIỆT NAM I NGUỒN TRONG NƯỚC

I.2.2Đầu tư trực tiếp nước ngoà

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những đã góp phần mở rộng thị trường ngoài nước, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam mà còn thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và các hoạt động dịch vụ khác.

Đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng năng lực ngành công nghiệp Việt Nam.

Cũng qua đầu tư nước ngoài, nhiều công nghệ mới được nhập vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, điện tử, tin học, sản xuất ôtô, sợi vải cao cấp... Các doanh nghiệp này cũng đã đem lại những mô hình quản lý tiến tiến cùng phương thức kinh doanh hiện đại, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản

39

phẩm, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu đầu,cơ cấu kinh tế ngày được hợp lý hơn. Chính vị vậy chúng ta nhiều biện pháp nhau thu hút nguồn vốn quan trọng này.

Giải pháp thu nguồn vốn đầu tư nước ngoài

1.Nhất quán quan điểm phát triển dựa cả nguồn lực bên trong và bên ngoài:

- Kiên định duy trì theo đuổi cải cách mở cửa, giữ vững nguyên tắc sử dụng vốn đầu tư một cách chủ động, hợp lý và hiệu quả. Cam kết chính trị gần như đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng. Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và các lĩnh vực khác, là chúng ta cần thống nhất nhận thức khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một nguồn lực kinh tế quan trọng, là khu vực năng động và đi đầu về kỹ thuật, công nghệ, kỹ thuật quản lý.

- Mọi hoạt động kinh tế dù do các nguồn lực bên trong (từ Nhà nước và nhân dân) hay bên ngoài (từ đầu tư nước ngoài) hoạt động theo đúng pháp luật đều được coi là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả các thành phần đều phải được coi trọng, đối xử như nhau. Và để thúc đầy phát triển khu vực kinh tế năng động này, chúng ta cần những chính sách nhất quán và bình đẳng trong đối xử với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Từng bước xoá một số biệt lệ không cần thiết các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước để hướng đến việc tạo lập sân chơi bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

2. Xoá bỏ dần những hạn chế thị về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài:

- Lập lộ trình mở cửa từng bước các ngành nghề mà pháp luật hiện hành còn đang hạn chế dưới các hình thức điều kiện đầu tư (như điều kiện xuất nhập khẩu, nội địa hoá, phát triển nguồn nhiên liệu trong nước…).

- Tiến tới xây dựng quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

3. Thực hiện các chính sách và biện pháp hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài.

- Kết hợp chính sách ưu đãi đầu thuế và cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài. Tiến tới thu hút nguồn đầu tư nước ngoài qua lợi thế về nhân lực, hạ tầng, công nghệ, chi phí giao dịch. Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài ở các vùng có điều kiện khó khăn.

4. Loại bỏ bảo hộ thiếu cân nhắc:

- Các chính sách bảo hộ cần được loại bỏ dần. Điều này đáp ứng hai yêu cầu cần thiết.

40

Thứ 1: Chính sách bảo hộ chắc chắn sẽ phải được xoá bỏ dần theo các cam kết quốc tế mà Việt nam ký kết cùng với việc đàm phán gia nhập WTO.

Thứ 2: Chính sách bảo hộ được chứng minh là kém hiệu quả trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh của các ngành được bảo hộ, đồng thời với việc bóp méo tín hiệu hướng dẫn phân bổ nguồn lực.

Một phần của tài liệu Những vấn đề về cơ cấu đầu tư tại Việt Nam và việc thiết lập lại cơ cấu đầu tư tại Việt Nam pdf (Trang 38 - 40)