Nguồn vốn nhà nước:

Một phần của tài liệu Những vấn đề về cơ cấu đầu tư tại Việt Nam và việc thiết lập lại cơ cấu đầu tư tại Việt Nam pdf (Trang 33 - 34)

III. CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO VÙNG, LÃNH THổ.

KINH TẾ VIỆT NAM I NGUỒN TRONG NƯỚC

I.1.1 Nguồn vốn nhà nước:

Có 3 nguồn vốn đầu tư lớn, là vốn từ khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực kinh tế dân doanh và từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn vốn đầu tư Nhà nước trong nhiều năm nay chiếm tỷ trọng hơn 56% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn vốn Nhà nước bao gồm nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước và vốn đầu tư từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp Nhà nước.

Trong nguồn vốn ngân sách Nhà nước, có các nguồn vốn rất lớn, có khả năng huy động cao, đó là thu từ đất đai và từ cổ phần hoá, nguồn thu tư thuế.

Nguồn vốn tín dụng đang đứng trước một nghịch lý: lãi suất huy động hiện thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng. Nếu tăng lãi suất huy động để thu hút vốn thì phải tăng lãi suất đầu ra. Điều này là khó khăn vì hi ện nay lãi suất đầu ra đã cao hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp nói chung.

Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước phụ thuộc vào lợi nhuận doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước còn thấp (năm 2004 là 7,6%, thấp hơn cả lãi suất tiền vay ngân hàng), đó là chưa tính hết giá trị đất đai và nhiều ưu đãi khác. Vì vậy, cần tạo môi trường cho doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán nhằm huy động vốn, đồng thời các doanh nghiệp cần tăng hiệu quả sản xuất.

Giải pháp tăng nguồn vốn đầu tư nhà nước:

- Giảm thuế nhằm khuyến kích doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, cả về quy mô, cũng như số lượng doanh nghiệp trên cơ sở đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật khác về huy động và sử dụng nguồn vốn của ngân sách nhà nước đã tạo khuôn khổ pháp luật để đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Việc áp dụng Luật Ngân sách Nhà nước đã đánh dấu bước tiến mới, nâng cao tính pháp quy trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, trong quan hệ tài chính giữa các cấp, các ngành.

- Đối với nguồn vốn tín dụng, xây dựng tỷ lệ lãi xuất linh hoạt theo giá thị trường, nhằm thu hút nhiều hơn các vốn tay tín dụng.

- Cải cách mạnh mẽ khu vực kinh tế nhà nước:

1- Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và mở rộng việc mua bán cổ phiếu công khai trên thị trường.

34

2- Tổng kết việc chuyển các tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; hình thành mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

3- Đổi mới việc quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước; xóa bỏ bao cấp và những bảo hộ bất hợp lý; thực hiện đầu tư vốn thông qua công ty tài chính, đưa các doanh nghiệp nhà nước thực sự đối mặt với các yêu cầu của thị trường và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

4- Tăng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty mạnh, hình thành các tập đoàn kinh tế lớn.

5- Kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền; điều tiết lợi nhuận độc quyền do Nhà nước mang lại.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích giảm thiểu gánh nặng của ngân sách nhà nước bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước. Bằng việc cải tổ doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng nguồn thu đáng kể từ việc cổ phần hoá, bán khoán doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Những vấn đề về cơ cấu đầu tư tại Việt Nam và việc thiết lập lại cơ cấu đầu tư tại Việt Nam pdf (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)